Tràn dịch màng tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị

Tràn dịch màng tinh hoàn là một tình trạng bệnh lý xảy ra ở tinh hoàn của nam giới khiến bìu bị sưng to. Bệnh này có thể xảy ra cả với trẻ sơ sinh và nam giới trưởng thành. Bệnh nghiêm trọng hơn nếu xảy ra đối với người lớn và cần được thăm khám điều trị bởi bác sĩ nam khoa. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn (tiếng Anh là Hydrocele), hay đôi khi còn được gọi là tràn dịch tinh hoàn, là một tình trạng sưng to ở bìu. Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong lớp vỏ mỏng bao quanh tinh hoàn.

Hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường biến mất mà không cần điều trị khi bé lên một tuổi. Tuy nhiên, nam giới trưởng thành bị tràn dịch màng tinh hoàn do viêm, nhiễm hoặc những tổn thương bên trong túi bìu.

tràn dịch màng tinh hoàn
Ảnh mô phỏng tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn

Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Thông thường, triệu chứng duy nhất của tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng sưng ở một hoặc cả hai tinh hoàn, nhưng không xuất hiện cảm giác đau đớn

Đôi khi, nam giới trưởng thành mắc bệnh có thể cảm thấy khó chịu bởi sự nặng nề và sưng lên của túi bìu. Tình trạng đau đớn thường tăng lên theo kích thước của tình trạng viêm. Thỉnh thoảng, vùng bị sưng có thể trở nên sưng to hơn vào cuối ngày.

tràn dịch màng tinh hoàn
Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn của trẻ thường sẽ tự biến mất. Nhưng nếu tình trạng trên không biến mất sau một năm hoặc nếu tình trạng sưng trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đưa trẻ đến các bác sĩ gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp người bệnh hoặc trẻ bị sưng hoặc đau bìu đột ngột, dữ dội, đặc biệt là trong vòng vài giờ sau khi bìu bị thương, cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể xảy ra với một số bệnh lý, bao gồm cả dòng máu bị tắc nghẽn trong tinh hoàn bị xoắn (xoắn tinh hoàn). Xoắn tinh hoàn phải được điều trị trong vòng vài giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng để điều trị kịp thời.

tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nguyên nhân của tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em

Hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em có thể phát triển trước khi sinh. Bình thường, tinh hoàn đi xuống từ khoang bụng của trẻ đang phát triển và vào bìu. Một ống phúc tinh mạc đi kèm với mỗi tinh hoàn, cho phép chất lỏng bao quanh tinh hoàn. Thông thường, mỗi khi ống phúc tinh mạc đưuợc đóng lại và chất lỏng lúc này được hấp thụ.

Nếu ống phúc tinh mạc không được đóng kín, tạo điều kiện cho chất lỏng đi xuống tinh hoàn, tạo nên hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn.

tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em

Tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể phát triển do chấn thương hoặc viêm trong bìu. Tình trạng viêm có thể do nhiễm trùng ở tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.

Yếu tố rủi ro

Ở trẻ em, có khoảng 5% trẻ sinh ra bị tràn dịch màng tinh hoàn. Bên cạnh đó, trẻ sinh non cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn

Ở người lớn, bên cạnh nguyên nhân viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, nam giới bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm và thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhưng bệnh có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý tinh hoàn tiềm ẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng hoặc xuất hiện khối u. Có thể làm giảm sản khả năng sản xuất hoặc chất lượng của tinh trùng.
  • Thoát vị bẹn. tình trạng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?

Các bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp chẩn đoán tình trạng tràn dịch như sau:

  • Kiểm tra tình trạng sưng tấy ở bìu.
  • Dùng tay ấn vào bụng và bìu để kiểm tra xem có thoát vị bẹn không.
  • Chiếu một tia sáng qua bìu (transillumination). Nếu người bệnh hoặc người bệnh bị tràn dịch tinh hoàn, quá trình này sẽ cho thấy chất lỏng trong suốt bao quanh tinh hoàn.

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp xác định xem người bệnh hoặc trẻ có bị nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm mào tinh hoàn hay không
  • Siêu âm để giúp loại trừ khả năng người bệnh hoặc trẻ bị khối u tinh hoàn hoặc các nguyên nhân khác gây sưng bìu.
tràn dịch màng tinh hoàn
Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?

Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?

Ở trẻ em, tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự biến mất. Tuy nhiên, với nam giới trưởng thành, tình trạng bệnh có thể nguy hiểm cần được điều trị để ngăn cản các biến chứng.

Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị tràn dịch màng tinh hoàn. Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện rạch một đường ở bìu hoặc bụng dưới để loại bỏ chất dịch. Nếu chất dịch được tìm thấy trong khi phẫu thuật để điều trị thoát vị bẹn, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ chất dịch ngay cả khi người bệnh không cảm thấy khó chịu.

Sau đó, các bác sĩ sẽ lắp đặt một ống dẫn lưu chất lỏng và bệnh nhân sẽ cần phải băng bó trong vài ngày. Bác sĩ của bạn có thể sẽ đề nghị tái khám vì chứng tràn dịch màng tinh hoàn có thể tái phát.

Xem thêm: Tinh hoàn to

tràn dịch màng tinh hoàn
Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Ở nam giới trưởng thành, tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh ly tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Do đó, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ có thể khám và tư vấn bệnh tràn dịch màng tinh hoàn


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, benhvienvietduc.org, yhoccongdong.com