Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm do vi khuẩn gây ra hoặc do việc quan hệ tình dục bừa bãi. Các triệu chứng thường gặp của viêm niệu đạo bao gồm như đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu ra máu, đau tinh hoàn và nhiều dấu hiệu khác. Trong trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến phức tạp sẽ cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về tình trạng viêm niệu đạo ở phía dưới.
Tóm tắt nội dung
- 1 Viêm niệu đạo là gì?
- 2 Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của viêm niệu đạo
- 3 Bệnh viêm niệu đạo nguy hiểm như thế nào?
- 4 Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
- 5 Chẩn đoán viêm niệu đạo như thế nào?
- 6 Cách chữa viêm niệu đạo
- 7 Cách phòng tránh bệnh viêm niệu đạo
- 8 Các bác sĩ nam khoa bạn có thể tham vấn bệnh viêm niệu đạo
- 9 Kết luận
Viêm niệu đạo là gì?
Niệu đạo là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, có chức năng kết nối nước tiểu từ bàng quang tới đầu dương vật thông qua lỗ sáo. Bên cạnh đó, đây cũng là dẫn lối cho tinh trùng đi ra ngoài cho nam giới khi xuất tinh. Bệnh viêm niệu đạo là hiện tượng niệu đạo bị viêm và kích thích, gây đau rát, khó chịu cho người bệnh khi đi tiểu.
Số người mắc bệnh viêm niệu đạo đang ngày càng tăng. Đặc biệt là ở nam giới từ độ tuổi từ 20-30 tuổi, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là người có thói quen sinh hoạt tình dục một cách bừa bãi, hoặc qua đường hậu môn.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của viêm niệu đạo
Vậy triệu chứng – dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo là gì:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên đi tiểu gắt, khó chịu khi đi tiểu.
- Đi tiểu có màu đục hoặc đi tiểu ra máu.
- Với nam giới, việc tổn thương ở dương vật cũng là dấu hiệu của bệnh viêm bao quy đầu. Lúc này niệu đạo sẽ sưng đỏ lên. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở lỗ sáo cũng sẽ xuất hiện.
- Cảm giác đau ở tinh hoàn.
- Cảm giác đau khi quan hệ tình dục: cảm giác đau buốt khi quan hệ tình dục, kể cả trong lúc xuất tinh hay cương cứng.
- Nam giới cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, và thắt lưng.
- Một số triệu chứng khác của bệnh: buồn nôn, nóng ran, nổi hạch bên trong khu vực niệu đạo.
Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau vài tuần, hoặc một tháng khi bị viêm niệu đạo.
Bệnh viêm niệu đạo nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm niệu đạo không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu để quá lâu mà không có biện pháp chữa trị kịp thời thì sẽ xảy ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm như là:
- Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh, cả nam và nữ.
- Tình trạng viêm nhiễm có khả năng lan qua các bộ phận khác của cơ thể gây viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, thận. Thậm chí trong nhiều trường hợp bệnh trở nặng, sẽ gây nhiễm trùng máu và tỉ lệ tử vong cao.
- Bên cạnh đó, bệnh viêm niệu đạo còn có khả năng gây ra viêm tuyến tiền liệt, hẹp 1 phần niệu đạo, gây cản trở trong việc quan hệ tình dục.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Vi khuẩn được xem là tác nhân chính gây nên bệnh viêm niệu đạo. Một số loại vi khuẩn gây nên viêm niệu đạo như E. coli, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, Trichomonas. Ngoài ra, những nguyên nhân khác gây bệnh có thể kể đến như sau:
- Quan hệ tình dục không lành mạnh: đây được xem là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở nam giới. Khi quan hệ tình dục không an toàn, đối tác có thể bị các bệnh liên quan tới phụ khoa như lậu, giang mai thì nguy cơ nam giới mắc bệnh rất cao.
- Bị tác động bởi các loại hóa chất: khi nam giới vệ sinh dương vật bằng những loại xà bông có chất tẩy rửa mạnh, gây kích ứng dương vật và làm tổn thương đến niệu đạo. Hoặc do các chất diệt tinh trùng có trong bao cao su, keo bôi trơn gây nên.
- Vệ sinh dương vật không kỹ: đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo ở nam giới.
- Nhịn tiểu: khi gặp áp lực trong công việc hay cuộc sống, rất nhiều bệnh nhân nam lựa chọn việc nhịn tiểu để ráng hoàn tất công việc. Tuy nhiên, điều này lại vô tình dẫn đến việc viêm niệu đạo.
Chẩn đoán viêm niệu đạo như thế nào?
Để chẩn đoán tình trạng viêm niệu đạo ở nam giới, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp sau:
- Xét nghiệm chất nhầy tiết ra ở dương vật (nếu có)
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Nội soi dạ dày
- Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng khác như: quan sát, sờ nắn vùng tinh hoàn
Cách chữa viêm niệu đạo
Tùy theo tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
- Phương pháp điều trị nội khoa: Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn một số loại thuốc kháng sinh phù hợp như: Tetracyclin, Doxycyclin, Erythromycin.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa: đây là phương pháp áp dụng với một số bệnh nhân khi tình trạng viêm niệu đạo trở nặng, có hiện tượng chảy mủ và dấu hiệu bị hoại tử. Lúc này cần tiền hành loại bỏ phần hoại tử với bước sóng ngắn hoặc phẫu thuật bằng tia hồng ngoại.
- Một số trường hợp nhiễm bệnh do tình trạng dài hoặc hẹp bao quy đầu cũng cần thực hiện cắt bao quy đầu.
Chú ý: Những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
Cách phòng tránh bệnh viêm niệu đạo
Để phòng tránh bệnh viêm niệu đạo một cách hiệu quả nhất, nam giới cần thực hiện các biện pháp sau:
- Có một lối sống sinh hoạt tình dục an toàn, lành mạnh. Không quan hệ cùng lúc với nhiều người.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, có thể sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh, nhạy cảm với dương vật.
- Khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh kịp thời.
Các bác sĩ nam khoa bạn có thể tham vấn bệnh viêm niệu đạo
ThS.BS. Trang Võ Anh Vinh hiện đang công tác tại khoa Ngoại Tiết Niệu với vai trò là Bác sĩ Nam khoa, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Bình Dân.
ThS.BS. Lê Vũ Tân với 10 năm kinh nghiệm, là Bác sĩ chuyên ngành Nam khoa đầu tiên tại Việt Nam được chấp thuận và hoàn thành chương trình đào tạo Fellowsip nam khoa tại Mỹ về vô sinh nam và rối loạn chức năng tình dục. Hiện tại bác sĩ đang công tác tại khoa nam học Bệnh viện Bình dân TP.HCM
Kết luận
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm niệu đạo. Nếu có bất kí triệu chứng – dấu hiệu nhiễm bệnh trên, bạn nên tìm đến bác sĩ Nam khoa uy tín gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể truy cập Website Docosan hoặc tải ứng dụng trên điện thoại để đặt hẹn bác sĩ sớm nhất.
Bài viết được tham khảo bác sĩ nam khoa Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên
Urethritis – Heathline.com
Urethritis – Harvard Health Publishing
Urethritis – Webmd.com