Viêm tuyến tiền liệt (hay còn gọi là viêm tiền luyệt tuyến) là một bệnh lý phổ biến ở nam giới ở bộ phận tuyến tiền liệt. Bệnh có thể tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng gây nhiều rắc rối trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Để tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt, hãy cùng Docosan tham khảo bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Triệu chứng – dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt
- 2 Bệnh viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
- 3 Nguyên nhân gây nên viêm tuyến tiền liệt
- 4 Cách điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
- 5 Bạn có thể phòng tránh bệnh viêm tuyến tiền liệt như thế nào?
- 6 Bác sĩ nam khoa khám và điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
- 7 Kết luận
Triệu chứng – dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một bộ phận trong cơ thể thuộc hệ tiết niệu, có chức năng cả trong việc bài tiết và sinh sản, hoạt động tính dục của nam giới. Để nhận biết được dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt, bạn cần lưu ý đến những dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt như sau:
- Có cảm giác nóng rát, đau khi đi tiểu
- Đi tiểu khó, phải rặn
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, phải đi tiểu đêm
- Màu nước tiểu có màu đục
- Đi tiểu ra máu
- Đau bụng hạ vị, thỉnh thoảng sẽ đau vùng thắt lưng, lan xuống chân.
- Đau vùng hội âm, giữa bìu và hậu môn
- Đau nhức, khó chịu ở tinh hoàn
- Xuất tinh ra máu
- Thỉnh thoảng sẽ có cảm giác như sốt siêu vi
Bên cạnh những dấu hiệu trên, bệnh viêm tuyến tiền liệt còn có những triệu chứng khác liên quan tới vi khuẩn gây bệnh
- Đối với viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Những triệu chứng liên quan tới căn bệnh này sẽ ập đến một cách bất chợt, sốt cao , ớn lạnh cộng thêm việc buồn nôn, ói mửa.
- Đối với viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn: Ở dạng này, những triệu chứng không ập đến một cách đột ngột như cấp tính, hoặc đôi lúc sẽ sẽ có những triệu chứng như đã nêu ở trên. Ngoài ra, cũng có một số biểu hiện như: giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Vi khuẩn gây nên viêm tiền liệt mãn tính được tạo ra do quá trình loại bỏ vi khuẩn trước đó khi đi khám tuyến tiền liệt không được xử lý một cách triệt để
- Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn: Những triệu chứng như bệnh này cũng sẽ tương tự với triệu chứng đã được liệt kê. Tuy vậy, dấu hiệu nhận biết khác của bệnh này là kết quả xét nghiệm nước tiểu có mủ
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ và chuyên gia, viêm tiền liệt tuyến không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Nhưng gây không ít phiền toái trong đời sống cá nhân của người bệnh. Thậm chí nếu không được phát hiện kịp thời, sẽ có những biến chứng tạp hơn xảy ra cho người bệnh.
Bệnh lý đầu tiên thường gặp liên quan tới viêm tuyến tiền liệt chính là bệnh lý về đường niệu đạo. Viêm tuyến tiền liệt sẽ gây áp lực lên bàng quang . Lúc đó, số lượng vi khuẩn ở nước tiểu gia tăng do bàng quang không kịp bài tiết, điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lên chức năng của thận và sức khỏe của người bệnh
Viêm tuyến tiền liệt còn gây ra một số tình trạng ảnh hưởng đến rối loạn tiết tố nam. Chức năng của tuyến tiền liệt là hỗ trợ cho việc xuất tinh. Do đó, khi bộ phận này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tinh trùng. Nếu bệnh trở nặng thì sẽ gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới.
Trong trường hợp nhiễm bệnh do vi khuẩn gây nên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu, viêm tinh hoàn và viêm nội mạc cơ tim.
Những tổn thương của viêm tuyến tuyền liệt sẽ dẫn đến u xơ, làm bàng quang trở nên xơ cứng, ngăn chặn sự co bóp, gây nên hiện tượng chảy mủ, đi tiểu ra máu, là tiền đề của các triệu chứng về ung thư tuyến tiền liệt
Nguyên nhân gây nên viêm tuyến tiền liệt
Thông thường, nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt là do vi khuẩn từ viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn và các vị trí xung quanh trực tràng chạy ngược lên tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gram âm (đọc thêm tại Wikipedia) là vi khuẩn gây bệnh chính. Ngoài ra cũng có sự xuất hiện của một số loại vi khuẩn không chủ yếu khác như: Chlamydia, lậu, giang mai,…
Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp như:
- Chèn ép tuyến tiền liệt: Nam giới khi đạp xe quá nhiều dẫn đến việc gây áp lực lên tuyến tiền liệt làm máu không thể lưu thông
- Sung huyết tuyến tiền liệt: Do các chấn thương gặp phải trong quan hệ tình dục
- Quan hệ tình dục không điều độ: Nếu nam giới liên tục quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian ngắn sẽ dễ gây nên rối loạn xuất tinh, gây sung huyết tuyến tiền liệt.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh: Nam giới khi quan hệ tình dục với quá nhiều bạn tình cũng sẽ có nguy cơ cao dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và các bệnh xã hội khác như (lậu, giang mai, sùi mào gà,…)
Cách điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính
Đối với điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh từ 2 tới 4 tuần. Nguyến tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh này là bệnh nhân phải kiên trì sử dụng thuốc, không bỏ ngang, ngay cả khi không xuất hiện bất kì triệu chứng nào.
Mục đích của việc sử dụng thuốc chính là làm chậm lại sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau, và được khuyến khích uống nhiều nước hơn. Nếu bệnh tình trở nặng một cách bất thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện để các bác sĩ có thể tiếp tục theo dõi
Điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Tương tự như trên, bệnh nhân khi điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính sẽ được yêu cầu sử dụng thuộc kháng sinh trong giai đoạn khoảng từ 4 đến 12 tuần. Theo các y bác sĩ, đây là một dạng nhiễm trùng khó điều trị và bệnh có thể quay trở lại. Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh ở giai đoạn từ 4 -12 tuần không hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng loại thuốc kháng sinh thấp hơn trong một khoảng thời gian.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn
Để điều trị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn, bệnh nhân thông thường sẽ được chỉ định các hướng điều trị sau:
- Sử dụng thuốc giãn cơ, giảm viem, giảm đau xung quanh tuyến tiền liệt
- Sử dụng biện pháp massage tuyến tiền liệt để giải phóng những áp lực xung quanh vị trí này
- Có thể sử dụng biện pháp chườm nóng bằng bằng cách tắm nóng hoặc đai quấn nóng để giải bớt sự khó chịu cho bệnh nhân khi đau
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
Bạn có thể phòng tránh bệnh viêm tuyến tiền liệt như thế nào?
Có thể thấy rằng bệnh viêm tuyến tiền liệt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hằng ngày của người bệnh, vậy bạn có thể phòng tránh bệnh như thế nào?
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ
- Uống nhiều nước trong ngày
- Không nhịn tiểu
- Không ăn nhiều thức ăn cay, có gia vị nóng
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Không ngồi lâu, nên sử dụng đệm lót khi ngồi để giảm áp lực lên tuyến tiền liệt
Bác sĩ nam khoa khám và điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
- ThS.BS. Trang Võ Anh Vinh hiện đang công tác tại khoa Ngoại Tiết Niệu với vai trò là Bác sĩ Nam khoa, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Bình Dân.
- ThS.BS. Lê Vũ Tân với 10 năm kinh nghiệm , là Bác sĩ chuyên ngành Nam khoa đầu tiên tại Việt Nam được chấp thuận và hoàn thành chương trình đào tạo Fellowsip nam khoa tại Mỹ về vô sinh nam và rối loạn chức năng tình dục. Hiện tại bác sĩ đang công tác tại khoa nam học Bệnh viện Bình dân TP.HCM
Kết luận
Ở trên là một số thông tin cơ bản của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Để được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn hãy tìm ngay đến bác sĩ Nam khoa gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ thêm. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào website Docosan hoặc tải ứng dụng trên điện thoại để tìm được cho mình bác sĩ Nam khoa gần nhất.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tài liệu tham khảo: Mayorclinic.org, Medlineplus.gov