Xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng một bên tinh hoàn của nam giới xoay, sợi thừng tinh bị xoắn, khiến cho mấu không thể lưu thông và nuôi dưỡng tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn thường sẽ cần phải điều trị cấp cứu, nếu để kéo dài thì một bên tinh hoàn sẽ phải loại bỏ vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân xoắn tinh hoàn là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng Docosan tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của xoắn tinh hoàn

Hiên tượng xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh, đường cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho tình hoàn, bị xoắn lại, khiến máu không thể lưu thông đến tinh hoàn, gây đau đớn người bệnh.

Nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng xoắn tinh hoàn vẫn chưa được phát hiện. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện ra rằng đối với những bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn, đặc điểm chung của họ là yếu tố di truyền cho phép tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Tình trạng di truyền này thường ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. Mặc dù vậy, không phải ai có đặc điểm di truyền trên cũng đều bị xoắn tinh hoàn.

xoắn tinh hoàn
Hình ảnh diễn tả xoắn tinh hoàn ở nam giới

Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động mạnh, sau một chấn thương nhẹ ở tinh hoàn hoặc trong khi ngủ. Sống trong môi trường nhiệt độ thấp hoặc sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn trong tuổi dậy thì cũng có thể đóng một vai trò nhất định gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Triệu chứng và dấu hiệu của xoắn tinh hoàn thường sẽ là:

  • Đau dữ dội, đột ngột ở bìu
  • Sưng bìu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tinh hoàn ở vị trí cao hơn bình thường hoặc ở một góc bất thường
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Sốt
xoắn tinh hoàn
Triệu chứng xoắn tinh hoàn thường gặp là đau vùng bìu

Những yếu tố gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn

Những yếu tố gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn đối với một số người là:

  • Yếu tố tuổi tác: Thường thì nam giới ở tuổi dậy thì, từ 12 đến 18 tuổi có nguy cơ cao bị dẫn đến dây tinh hoàn bị xoắn
  • Đã từng bị xoắn tinh hoàn trước đó: Hiện tượng xoắn tinh hoàn ở một số người có thể tự hết mà không cần thông qua điều trị. Tuy vậy, chúng có nguy cơ cao sẽ bị tái phát trong tương lai nếu không được điều trị kịp thời.
  • Yếu tố di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình đã từng bị xoắn tinh hoàn, nguy cơ cao người này cũng sẽ xuất hiện tình trạng dây tinh hoàn bị xoắn.
xoắn tinh hoàn
Những yếu tố gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn – Tuổi tác

Biến chứng xoắn tinh hoàn

Hiện tượng xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra các triệu chứng sau:

  • Thương tật tinh hoàn vĩnh viễn: Khi tình trạng dây tinh hoàn bị xoắn không được điều trị trong vài giờ, dòng máu bị tắc nghẽn có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị tổn thương nặng thì sẽ cần phải phẫu thuật loại bỏ.
  • Vô sinh: Trong một vài trường hợp, hiện tượng xoắn tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sinh sản của nam giới. Trầm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh nam.
xoắn tinh hoàn
Vô sinh là biến chứng của xoắn tinh hoàn

Điều trị xoắn tinh hoàn như thế nào?

Để điều trị xoắn tinh hoàn, các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tháo xoắn tinh hoàn bằng cách ấn vào bìu . Nhưng các bác sĩ sẽ vẫn phải cần phẫu thuật để ngăn tình trạng xoắn tái phát.

Phẫu thuật thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bìu, tháo xoắn thừng tinh, nếu cần, và cố định một hoặc cả hai tinh hoàn vào bên trong bìu.

xoắn tinh hoàn
Phẫu thuật điều trị xoắn tinh hoán

Tinh hoàn được tháo xoắn càng sớm thì cơ hội phục hồi được càng lớn. Sau sáu giờ kể từ khi bắt đầu cơn đau, khả năng cắt bỏ tinh hoàn tăng lên đáng kể. Nếu điều trị chậm trễ hơn 12 giờ kể từ khi bắt đầu bị đau, có ít nhất 75% khả năng cần phải cắt bỏ tinh hoàn.

Tuy tình trạng dây tinh hoàn bị xoắn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếm gặp. Nếu bé trai sinh ra có dấu hiệu và triệu chứng của xoắn tinh honaf, có thể khi đó đã quá trễ để phẫu thuật cập cứu tinh hoàn cho bé và các tai biến về gây mê toàn thân khá cao.

Tuy nhiên đôi khi phẫu thuật cấp cứu có thể bảo tồn một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn và ngăn xoắn ở tinh hoàn còn lại. Điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề về việc tổng hợp hormone sinh dục nam và khả năng sinh sản của nam giới sau này.

Bác sĩ khám và điều trị xoắn tinh hoàn

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trang Võ Anh Vinh, gần 10 năm kinh nghiệm, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Kết luận

Xoắn tinh hoàn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể sẽ khiến cho người bệnh bị vô sinh trong tương lai nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu cảm thấy tinh hoàn bị đau dữ dội, bệnh nhân cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ nam khoa uy tín để được hỗ trợ và kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org