Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên điều trị như thế nào?

Hầu như trong đời mỗi người đều sẽ gặp tình trạng bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên do đó đây là một tình trạng khá phổ biến ở những người mắc bệnh lý về răng miệng. Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên sẽ gây sưng và đau liên tục kéo dài từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên qua bài viết sau đây.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên là gì?

bi sung nuou rang trong cung ham tren 1
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên là gì?

Răng trong cùng hàm trên ở người lớn hay nói cách khác là răng khôn hoặc răng số 8 là răng vị trí răng cuối cùng sẽ mọc khi trên 18 tuổi. Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên là tình trạng xảy ra khi răng số 8 đang mọc gây tác động lên phần nướu phủ lên nó dẫn đến tình trạng sưng nề. Đi kèm với đó có thể gặp trong một số tình trạng khác như răng số 8 mọc lệch, viêm lợi trùm,… Tuy nhiên hầu hết đều có thể điều trị dễ dàng mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên ngoài yếu tố sức khỏe, đau nhức liên tục bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Một số người bệnh còn xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch toàn thân. Do đó, chúng ta không thể xem nhẹ nếu bản thân bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên mà cần phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế có phòng khám nha khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm:

Triệu chứng của bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

bi sung nuou rang trong cung ham tren 2
Triệu chứng của bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Những triệu chứng bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên thường giống như viêm nướu tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất của bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên là mọc răng khôn. Một số triệu chứng có thể thường gặp như:

  • Nướu răng bị sưng, phù nề, sung huyết, đau âm ỉ gây khó khăn khi nói, nhai thức ăn chắc cứng có thể dẫn đến đau dữ dội.
  • Chảy máu chán răng rỉ rả khi nhấn nhẹ vào phần nướu răng bị sưng hoặc tác động của việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải hay chỉ nha khoa.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Thân răng có cảm giác dài hơn do nướu răng xung quanh bị viêm dẫn đến tuột nướu.
  • Đôi khi tình trạng có thể nghiêm trọng dẫn đến viêm nha chu gây mất răng.
  • Sốt và nổi hạch.

Các triệu chứng trên không đặc hiệu đối với người bệnh bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, tuy nhiên vị trí sưng nướu răng có thể phần nào giúp người bệnh chẩn đoán được nguyên nhân của vấn đề là do mọc răng khôn. Khi đó, người bệnh cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và can thiệp nhổ răng khôn nếu cần thiết.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên có nguy hiểm không?

bi sung nuou rang trong cung ham tren 3
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên có nguy hiểm không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm trên, sưng nướu răng cửa hàm trên nói riêng hoặc sưng nướu răng hàm trên nói chung hầu hết đều không nghiêm trọng, do đó chúng ta thường xem nhẹ những triệu chứng của nó. Tuy nhiên dần dần bệnh có thể tiến triển đến viêm nướu, viêm nha chu và tệ hơn có thể dẫn đến mất răng.

Việc điều trị cho bệnh nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên thường rất đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên người bệnh hay xem nhẹ và chỉ đến bác sĩ khi tình trạng đã diễn tiến rất nặng. Khi đó, việc mất răng là vấn đề khó tránh khỏi. Tóm lại, bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên hoàn toàn không nguy hiểm nếu chúng ta đến phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

bi sung nuou rang trong cung ham tren 4
Cách điều trị bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Để điều trị cho bệnh nhân bị sưng nướu răng hàm trên ngoài việc dùng thuốc bác sĩ còn có một số chỉ định cùng với lời khuyên sau đây nhằm cải thiện tình trạng nướu răng bị sưng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới việc nướu răng bị sưng là do vấn đề vệ sinh răng miệng kém. Khi đó, mảng bám hình thành tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm nướu gây sưng phù nề phần nướu răng bị nhiễm khuẩn. Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải và chỉ nha khoa là phương pháp điều trị tốt, rẻ tiền và hợp lý nhất. Tuy nhiên không ít người dân không có thói quen chải răng ngày tối thiểu 2 lần sau ăn và dùng chỉ nha khoa.

Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn

Ngoài việc vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải, chỉ nha khoa cùng với kem đánh răng có chứa Flo, việc súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn cũng được bác sĩ khuyến cáo khi điều trị cho bệnh nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên. Ngoài ra một số nước súc miệng còn có thành phần giúp ngăn ngừa sự phát triển của mảng bám và thúc đẩy cải thiện mô niêm mạc bị tổn thương lành lại.

Lấy cao răng

Mảng bám thức ăn lâu ngày mắc kẹt ở kẽ răng và khoảng trống giữa nướu và răng sẽ hình thành cao răng. Cao răng len lỏi xuống bên dưới nướu sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị cũng như gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Do đó, chỉ định lấy cao răng được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện mỗi 6 tháng một lần hoặc ở những bệnh nhân có tình trạng viêm nướu do cao răng.

Cắt nướu răng hoặc nhổ răng khôn

Bệnh nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên nguyên nhân chủ yếu là do mọc răng khôn. Do đó người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định cắt nướu răng hoặc nhổ răng khôn nhằm loại bỏ đi tác nhân gây nên tình trạng viêm nướu kéo dài. Khi đó có thể hoàn toàn phòng ngừa được những biến chứng do việc mọc răng không gây ra.

Phương pháp này đôi khi được chỉ định ở một số bệnh nhân mới chớm mọc răng khôn, nướu hoàn toàn chưa xuất hiện tình trạng viêm. Tuy nhiên do răng mọc lệch lạc nên để tránh ảnh hưởng đến hình thái cũng như cấu trúc răng bên cạnh, bác sĩ nha khoa thường chỉ định nhổ răng để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng mà răng khôn mọc lệch mang lại.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên là tình trạng thường gặp và hầu hết chúng ta đều mắc phải khi mọc răng khôn. Tuy nhiên thái độ xử trí đối với mọi tình huống chúng ta không được xem nhẹ mà cần phải lựa chọn phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo