Nếu bạn bạn không có thói quen chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng, cao răng đen sẽ dễ hình thành. Cao răng đen không những gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về răng miệng khác. Phát hiện và loại bỏ chúng kịp thời giúp bạn giữ được một hàm răng chắc khỏe lâu dài và tự tin hơn khi giao tiếp. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu vì sao việc chăm sóc răng miệng đúng cách và khám nha sĩ thường xuyên lại quan trọng đến vậy.
Tóm tắt nội dung
Cao răng đen là gì?
Cao răng đen hay vôi răng đen là dạng mảng bám màu đen đã bị vôi hóa và hình thành ở mặt ngoài hay mặt trong của phần chân răng nằm trên hoặc dưới nướu. Cao răng đen có cấu trúc xốp, và có thể dẫn đến tụt nướu các bệnh khác về nướu răng. Những mảng bám này bám chặt vào răng và rất khó để loại bỏ bằng bàn chải và kem đánh răng. Cao răng đen có khả năng hình thành lại sau khi bị loại bỏ nếu bạn không chăm sóc răng miệng tốt.
Tùy thuộc vào loại và vị trí, có 2 loại cao răng:
- Cao răng trên nướu: Mảng đen bao phủ ở các bề mặt có thể nhìn thấy của răng. Các cao răng này có màu đen hoặc xám do tiếp xúc với trực tiếp các thực phẩm và các sắc tố sẫm màu.
- Cao răng dưới nướu: Mảng màu đen xung quanh và bên trong viền nướu. Các cao răng này hình thành do các mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong các rãnh nướu, cao răng ở khu vực này luôn sẫm màu và khó loại bỏ hơn. Nếu không được làm sạch, nó có thể gây ra bệnh nha chu.
Nguyên nhân hình thành cao răng đen
Thông thường, việc vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hình thành cao răng đen. Vi khuẩn phát triển trong khoang miệng trộn lẫn với protein và các sản phẩm phụ của thực ăn và hình thành mảng bám ở chân răng. Các mảng bám mang vi khuẩn này có thể làm hỏng men răng và dẫn đến sâu răng.
Sau một thời gian, các mảng bám bị vôi hóa và cứng lại tạo thành cao răng. Ban đầu, cao răng có màu trắng hoặc vàng nhạt, nhưng có thể chuyển sang màu sẫm hoặc đen do một số tác nhân như:
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm sẫm màu như: cà phê, trà, sô cô la hay thực phẩm có nhiều đường,…
- Hút thuốc lá
- Chấn thương hoặc tổn thương lớp men bao phủ răng
- Cao răng bên dưới đường viền nướu lan xuống dưới đường viền nướu và máu từ nướu bị tổn thương kết hợp với cao răng gây cao răng đen
- Sử dụng mão răng và chất trám răng có chứa bạc sulfat
- Thường xuyên uống thuốc kháng sinh hoặc sắt dạng lỏng.
Dấu hiệu nhận biết cao răng đen
Bạn có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của cao răng đen, bao gồm:
- Các mảng bám màu đen dọc theo đường viền nướu
- Khi chạm vào mảng bám có cảm giác thô cứng và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường
- Chứng hôi miệng và hơi thở có mùi khó chịu
- Nướu bị sưng, viêm hoặc chảy máu.
Có thể phân biệt các mảng hoặc đốm đen do sâu răng hay cao răng dựa vào vị trí hình thành. Sâu răng gây ra các mảng đen ở mặt trên và giữa các kẽ răng, trong khi cao răng đen hình thành dọc theo viền nướu dưới chân răng.
Các tác hại của cao răng đen
Cao răng đen chủ yếu chỉ gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên để tránh tình trạng này tiến triển thành các bệnh răng miệng nghiêm trọng khác cần phải tiến hành loại bỏ cao răng đen càng sớm càng tốt.
Khi cao răng đen tích tụ dưới đường viền nướu và gây nên các bệnh nướu tiến triển như viêm nướu, viêm nha chu, tụt nướu và mất răng. Các dấu hiệu khác bao gồm sâu răng, hôi miệng mãn tính, ê buốt răng, chảy máu,…
- Viêm nướu: Dạng nhẹ nhất của bệnh nướu răng là viêm nướu. Nghiêm trọng hơn, cao răng đen có thể dẫn đến hiện tượng hình thành các túi viêm giữa nướu và chân răng gọi là viêm nha chu.
- Rụng răng: tình trạng viêm nha chu khiến các mô và xương nâng đỡ răng bị tổn thương và làm nướu tụt khỏi chân răng. Nướu có thể bị chảy máu hoặc đau dữ dôi, đặc biệt là khi nhai, thậm chí khiến cho răng bị lung lay và rụng răng.
- Sâu răng: Cao răng gây khó khăn trong việc làm sạch và thúc đẩy sự lưu giữ các mảng bám trên răng. Khi mảng bám tích tụ, vi khuẩn sinh ra nhiều acid, gây phá hủy men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
- Răng bị đổi màu: Cao răng đen có thể làm ố răng, gây mất thẩm mỹ.
- Hôi miệng: Cao răng đen tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và sinh ra mùi hôi, Hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng và các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác do cao răng gây ra.
- Ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể: Cao răng đan và bệnh nướu răng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu có thể liên quan đến một số bệnh về tim mạch, hô hấp, mất trí nhớ,…
Phương pháp điều trị cao răng đen
Loại bỏ cao răng đen bằng cách đến phòng khám nha khoa
Khi cao răng đen đã hình thành, chỉ có các chuyên gia nha khoa mới có thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ bất kỳ dạng mảng bám hay cao răng nào để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng khác.
Để lấy cao răng đen ra khỏi chân răng, bác sĩ sử dụng một số thủ thuật như cạo vôi răng (scaling) và làm sạch sâu (root planing). Tùy thuộc vào tình trạng răng và nướu của bạn, cách lấy cao răng đen thích hợp sẽ được chỉ định và có thể thực hiện trong một hay nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn cao răng một cách hiệu quả.
- Cạo vôi răng: Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ lấy cao răng thủ công bằng thép không gỉ đồng thời nhờ tác động của sóng siêu âm để làm bong các mảng bám và vôi răng ra khỏi chân răng.
- Làm sạch sâu: Sự tích tụ và ăn sâu của cao răng làm hỏng các mô chân răng. Do đó, sau khi cạo vôi răng, gốc răng sẽ được làm lán để phục hồi bề mặt chân răng, giúp hạn chế sự tái tích tụ các mảng bám và sự phát triển của vi khuẩn, giúp nướu nhanh chóng hồi phục.
Các mẹo loại bỏ cao răng đen tại nhà
Thông thường, các biện pháp tạo nhà chỉ có tác dụng làm sạch răng và loại bỏ mảng bám ở một mức độ nhất định để ngăn ngừa sự tích tụ của cao răng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết được cách lấy cao răng đen tại nhà thích hợp, đồng thời không nên lạm dụng các biện pháp này vì có thể vô tình làm tổn thương men răng hoặc nướu răng.
- Giấm ăn: Acid acetic trong giấm có đặc tính kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình khử khoáng của men răng, giúp loại bỏ cao răng và mảng bám hiệu quả. Công thức thường dùng là nửa thìa cà phê muối vào nửa cốc nước sau đó thêm 2 thìa cà phê giấm, khuấy đều và súc miệng 2 lần mỗi ngày.
- Glycerin và lô hội: Trộn 1 thìa gel lô hội với nửa cốc nước và bột nở. Thêm 4 thìa nước cốt chanh và glycerin thực vật và đánh răng mỗi ngày với hỗn hợp này.
- Baking soda: Làm ướt bàn chải đánh răng, rắc baking soda lên đầu bàn chải và đánh răng. Ngậm trong 10 – 15 phút trước khi súc miệng. Việc đánh răng hằng ngày với baking soda sẽ giúp loại bỏ mảng bám răng, làm trắng răng và diệt khuẩn. Tuy nhiên, không được lạm dụng quá nhiều vì nó có thể làm tổn thương men răng của bạn.
- Vỏ cam: Sử dụng phần bên trong của vỏ cam để chà răng trong khoảng 2 phút. Bạn cũng có thể xay nhuyễn sau đó bôi lên răng và nướu. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả.
- Mè: Hạt mè như một tác nhân tẩy tế bào chết, bạn chỉ cần nhai nhưng không nuốt chúng, sau đó loại bỏ cao răng bằng bàn chải đánh răng khô.
- Quả và lá ổi: Nhai lá ổi hoặc rắc muối lên quả ổi chưa chín và nhai 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Quả và lá ổi có thể giúp giảm sưng nướu, loại bỏ cao răng và mảng bám bằng tác dụng cơ học.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cà chua và dâu tây giàu vitamin C có đặc tính kháng khuẩn và giúp ngăn ngừa mảng bám là cao răng tích tụ.
Lấy cao răng đen bao nhiêu tiền?
Đa phần các phòng khám nha khoa đều cung cấp dịch vụ lấy cao răng. Chi phí cho mỗi lần lấy cao răng không quá đắt, khoảng vài trăm nghìn tùy theo tình trạng răng miệng của bạn. Do đó, bạn không cần lo lắng lấy cao răng đen bao nhiêu tiền, điều quan trọng hơn là chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng và định kỳ đến gặp nha sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
Biện pháp ngăn ngừa hình thành cao răng đen
Thường xuyên loại bỏ các mảng bám trên răng là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cao răng đen hình thành. Bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày: Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần trong 2 phút để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám trên răng. Khi chải răng thì không được bỏ qua các bề mặt khó tiếp cận ở các mặt trong và mặt bên của hàm răng.
- Lựa chọn bàn chải thích hợp: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại bàn chải điện, đặc biệt là loại có đầu dao động, có thể loại bỏ mảng bám và giảm viêm nướu tốt hơn các loại bàn chải thông thường. Bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm và kích thước phù hợp với khoang miệng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và pyrophosphat: Loại kem đánh răng này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám và ngăn chặn calci phosphat lắng đọng thành cao răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để hỗ trợ loại bỏ các mảng bám giữa các kẽ răng – vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận được. Dùng chỉ nha khoa sau mỗi lần đánh răng, nên chọn chỉ trơn, có sáp để có thể trượt dễ dàng giữa các kẽ răng mà không gây tổn thương.
- Sử dụng máy tăm nước: Máy tăm nước có thể tiếp cận với các mảng bám giữa các kẽ răng. Dụng cụ này sử dụng áp lực nước để đánh bật thức ăn và mảng bám ở những nơi mà bàn chải và chỉ nha khoa không tiếp cận được, ngoài ra nó còn có tác dụng xoa bóp nướu.
- Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày để loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây ra mảng bám răng.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Vi khuẩn tại khoang miệng hình thành nhờ thức ăn chứa carbohydrate, từ đó chúng sẽ tiết ra các loại acid có hại cho men răng. Do đó, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thức ăn có chứa đường, chải răng và uống nhiều nước sau các bữa ăn.
- Không hút thuốc lá: Bạn nên ngừng hút thuốc là vì các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá sẽ dễ bị hình thành cao răng đen hơn.
- Uống nhiều nước: Thường xuyên uống nước để rửa trôi các vụn thức ăn còn sót lại sau khi ăn.
- Theo dõi và làm sạch răng định kỳ: Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến kiểm tra và làm sạch răng chuyên sâu định kỳ 6 tháng 1 lần tại các cơ sở nha khoa uy tín để có được hàm răng chắc khỏe dài lâu.
Câu hỏi thường gặp
Lấy cao răng có hết mảng bám đen không?
Nếu bạn thường xuyên kiểm tra và lấy vôi răng định kỳ thì các mảng bám đen rất dễ dàng bị loại bỏ, ngược lại sẽ khó khăn hơn hoặc không thể loại bỏ hoàn toàn cao răng đen nếu bạn không chú ý theo dõi tình trạng răng miệng của mình.
Làm thế nào để hết cao răng đen?
Cách tốt nhất là bạn nên đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ. Tùy theo tình trạng răng miệng, nha sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng và làm sạch sâu bằng các kỹ thuật chuyên khoa trong một hoặc nhiều lần để lấy cao răng đen hoàn toàn khỏi răng của bạn.
Tại sao cao răng màu đen?
Cao răng màu đen có thể do bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm sẫm màu như cà phê, trà, hút thuốc lá hay do các tổn thương ở men răng và nướu răng kết hợp với các mảng bám ở chân lâu ngày hình thành.
Như vậy, thông qua bài viết trên bạn có thể chăm sóc răng miệng tốt hơn và kịp thời phòng tránh các nguy cơ dẫn đến các bệnh về nướu do cao răng đen gây ra. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cần kiểm tra răng miệng, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên docosan.com đặt lịch.