Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng ăn nhai của răng hàm. Tuy nhiên, răng cấm lại dễ mắc các bệnh lý răng miệng mà nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nên chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp ban hiểu rõ hơn về răng cấm.
Tóm tắt nội dung
Răng cấm là răng gì?
Mỗi người trưởng thành thường có 32 răng, chia thành 4 nhóm:
- Răng cửa: Là các răng số 1, số 2. Có tất cả 8 răng.
- Răng nanh: Là răng số 3. Có tất cả 4 răng.
- Răng tiền hàm (răng tiền cối): Là răng số 4, số 5. Có tất cả 8 răng.
- Răng hàm (răng cối): Là các răng số 6, số 7, số 8. Có tất cả 12 răng.
Răng cấm là các răng số 6 và số 7, thuộc nhóm răng hàm. Mỗi người trưởng thành thường có 8 răng cấm ở đều hai hàm, mỗi hàm 4 răng. Tương tự như các răng khác, chúng có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Răng cấm hàm trên thường có 3 chân, hàm dưới 2 chân. Trường hợp ngoại lệ, chúng có thể có nhiều hay ít hơn 1 – 2 chân răng.
Mặt nhai của các răng cấm rộng và có nhiều múi, hố rãnh. Thân răng phình to. Chân răng thường không thẳng mà hơi cong. Chúng là các răng có kích thước lớn với chức năng nhai và nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.
Răng cấm có thay không?
Trong 32 chiếc răng của con người thì chỉ có 20 răng vĩnh viễn, đó là 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng tiền hàm. Còn 20 chiếc răng sữa đầu tiên sẽ được thay thế. Trong đó có răng cấm (răng số 6, số 7) khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn nên sẽ không thay răng. Điều đó có nghĩa là răng cấm chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời.
Vậy nhổ răng cấm có nguy hiểm không? Nhổ răng cấm không chỉ khiến việc ăn uống trở lên khó khăn hơn mà nó còn làm xương hàm tiêu biến khiến khuôn mặt bạn bị lệch sau một thời gian nhổ. Không những thế, nhổ răng cấm phải rất cẩn thận vì có nhiều mạch máu và dây thần kinh tập trung ở khu vực răng số 6. Chính vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ những chiếc răng này thật tốt.
Răng cấm có phải là răng khôn không?
Vì cùng thuộc nhóm răng hàm nên nhiều người thường nhầm lẫn răng khôn và răng cấm là một. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rằng răng khôn là chiếc răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, sau răng cấm (răng số 6 và số 7).
Răng hàm số 8 hay còn gọi là răng hàm là răng cối lớn thứ 3 của hàm. Thường thì răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi khoảng 17 đến 25. Khi mọc răng khôn dễ mọc lệch và gây ra các biến chứng như sưng tấy, sốt, đau nhức. Một số trường hợp đặc biệt, răng không không thể mọc lên do mắc kẹt trong xương hàm khiến các răng lân cận bị ảnh hưởng khá nghiệm trọng. Vì vậy khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ chụp X – Quang để xác định hướng mọc của chiếc răng. Nếu chúng có khả năng mọc lệch, nghiêng, chèn ép, xâm lấn, bạn nên nhổ đi để phòng ngừa biến chứng về sau.
Răng cấm thường mọc sớm hơn răng khôn, từ 6 đến 13 tuổi và được xem như là công cụ thực hiện nhai chính trong hàm nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong khi đó, răng khôn lại không quá quan trọng trong bộ nhai và nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể nhổ bỏ.
Cách chăm sóc răng cấm đúng cách
Răng cấm là các răng ăn nhai chủ lực. Mất răng cấm sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng đến cả xương hàm. Do đó, khi răng cấm gặp vấn đề, bác sĩ luôn ưu tiên thực hiện các kỹ thuật điều trị phục hồi. Chỉ khi chúng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa mới chỉ định nhổ răng cấm.
Răng cấm lại rất dễ bị hư hại do vị trí trong cùng khó vệ sinh và trên bề mặt có nhiều hố rãnh tồn đọng thức ăn. Chính vì vậy, để các răng cấm luôn chắc khỏe, bạn nên lưu ý hơn đến thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bản thân.
Chăm sóc răng miệng tại nhà
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Đánh răng với một lực vừa phải, theo các động tác chuẩn và không đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang.
Bạn không được nghiến răng quá mạnh và nhiều lần. Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến nếu bạn có thói quen này.
Tốt hơn, bạn nên ưu tiên sử dụng bàn chải có lông mềm, kem đánh răng có chứa fluor, các loại nước súc miệng sát khuẩn tốt và kết hợp đánh răng với việc sử dụng chỉ nha khoa để giúp răng luôn chắc khỏe.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để có có sức khỏe răng miệng tốt nhất
- Uống đủ nước.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, vitamin vào chế độ ăn hằng ngày.
- Hạn chế ăn thực phẩm hàm lượng đường và tính axid cao, bạn nên đánh răng sau khi ăn thực phẩm này.
- Hạn chế uống cà phê, bia, rượu.
- Không hút thuốc lá.
Chăm sóc răng miệng tại nha khoa
Song song với việc chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn nên đi khám răng định kỳ tại nha khoa khoảng 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân.
Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị khi răng miệng có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt là khi các răng cấm bị sâu, mẻ, vỡ, gãy, mòn men, viêm nướu, viêm nha chu, tụt nướu… Khám nha khoa định kỳ để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng có sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Tóm lại, răng cấm chỉ mọc một lần duy nhất trong đời và đảm nhiệm vai trò rất quan trọng khi nhai thức ăn. Bạn cân bảo vệ răng, chăm sóc răng miệng đúng cách và khám nha sĩ định kỳ để hạn chế các bệnh ký răng miệng gây ảnh hưởng đến răng cấm của bạn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.