Sưng chân răng cấm (hay răng trong cùng) có thể gặp ở cả hàm trên và hàm dưới. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng sưng chân răng cấm có thể dự báo tình trạng viêm nha chu liên quan đến quá trình răng khôn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sưng chân răng cấm trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Sưng chân răng cấm là bị gì?
Nướu răng hay còn gọi là lợi, đây là phần mô mềm quanh chân răng, có vai trò quan trọng là giữ chắc và bảo vệ chân răng. Nướu răng là loại mô dễ bị tổn thương, nhất là vị trí trong cùng hàm dưới hoặc hàm trên. Vì vậy sưng chân răng cấm có thể là biểu hiện của bệnh viêm nướu răng hoặc viêm chân răng.
Sưng chân răng cấm (trong cùng) có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, nhưng thường gặp là ở người lớn. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và nhẹ, bệnh lý sẽ được khắc phục nhanh chóng. Nhức răng là biểu hiện ban đầu phổ biến nhất, sau đó sưng nướu chân răng dần có thể chảy mủ khi ấn vào. Nếu bệnh trở nặng thì có thể gây khó khăn trong việc há miệng và ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp. Bạn nên tới nha khoa khám khi có các dấu hiệu nào sau đây:
- Viêm nướu sưng chân răng bị đỏ, căng nhức, phồng, hoặc kích ứng.
- Chảy máu nướu chân răng khi có tác động nhẹ như chải răng, dùng chỉ nha khoa.
- Thân răng trông dài hơn do nướu răng của bạn bị tụt.
- Nướu răng tách rời khỏi thân răng, hình thành nên túi ảo ở chân răng có thể chứa ổ mủ.
- Xuất hiện hiện tượng chảy mủ giữa nướu và răng
- Răng miệng có mùi hôi hay có vị đắng khó chịu một cách thường xuyên.
Nguyên nhân bị sưng chân răng cấm
Để tìm được cách điều trị sưng nướu răng cấm hiệu quả nhất, thì cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh. Sưng nướu răng cấm trong cùng là bệnh lý do nhiều yếu tố ảnh hưởng, có thể là các nguyên nhân chính sau đây
Mọc răng khôn
Sưng chân răng cấm mà một triệu chứng thường xuyên gặp nhất khi mọc răng khôn. Sưng có thể xuất hiện một vài ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài lâu hơn nếu răng khôn mọc không đúng vị trí trên hàm. Bạn thường bị răng khôn hàm dưới sưng nặng nề hơn so với răng khôn hàm trên. Có nhiều lý do khiến chân răng hàm cấm bị sưng, trong đó cần lưu ý đến các yếu tố sau:
- Răng khôn là răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm người trưởng thành, trong khi các răng khác đã mọc và có được một vị trí ổn định. Răng khôn phải chen chúc không gian nếu như cung hàm nhỏ và không đủ chỗ.
- Kích thước của răng khôn lại khá lớn trong khi diện tích còn lại trên cung hàm thì quá nhỏ, do đó răng khôn không mọc lên hết được hết và bị ẩn dưới nướu, đội nướu lên khiến bị sưng chân răng cấm.
- Khi viêm nhiễm thì nướu cũng sưng lên nhiều hơn. Viêm sẽ xảy ra khi thức ăn bị tích tụ tại khoảng trống răng khôn, răng cấm và không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đến sinh sôi nảy nở và gây viêm.
- Nướu chân răng cấm bị kích ứng khi răng hàm trên cắn vào phần lợi của răng khôn hàm dưới trong khi ăn nhai.
Chấn thương
Trong quá trình nhai thức ăn cứng, răng hàm trên tống hết thức ăn xuống răng và nướu bên dưới để nghiền nát thức ăn, khiến phần nướu hàm dưới dễ bị chấn thương do lực nhai quá mạnh và cộng thêm thức ăn cứng chà xát vào liên tục, nên gây ra tình trạng bị sưng chân răng cấm và đau nhức sưng bọng răng, nướu răng.
Viêm nhiễm chân răng
Các mảnh vụn thức ăn dính chặt vào các kẽ răng, chân răng, tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm vùng mô mềm quanh nướu chân răng. Sưng chân răng cấm phần lớn cũng do bị viêm nhiễm chân răng vì là nơi trong cùng của hàm răng nên dễ bị sót thức ăn lúc vệ sinh.
Điều trị sưng chân răng cấm
Điều trị tại nhà sưng chân răng cấm
Một số cách giúp chăm sóc sưng chân răng cấm khi mọc răng khôn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
- Tránh gây kích ứng nướu bằng cách chải răng thật nhẹ nhàng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bị dính kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh có trong miệng là bước quan trọng không thể thiếu.
- Uống nhiều nước vì nước sẽ kích thích quá trình sản xuất nước bọt, mà nước bọt có tính ngăn vi khuẩn phát triển.
- Chườm đá lên vùng má bên ngoài chỗ nướu bị sưng chân răng cấm để giúp giảm sưng, bớt đau.
- Uống bổ sung nhiều loại nước ép hoa quả có nồng độ vitamin C cao giúp nhanh lành tổn thương nướu răng: Nước ép cam, dứa, nước chanh…
- Sử dụng thuốc để giảm đau: Nếu trong trường hợp quá đau và không thể chịu đựng được nữa, uống thuốc giảm đau có thể được cân nhắc. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau là một việc làm không được khuyến cáo.
- Ăn những loại thức ăn có tác dụng mềm mại khi mọc răng khôn: Những loại thức ăn mềm như cháo, súp, thức ăn xay nhuyễn…
- Ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp để bôi lên vùng sưng chân răng cấm như: nha đam (lô hội), gừng tươi, củ tỏi, mật ong …
Điều trị nha khoa sưng chân răng cấm
Nếu tình trạng sưng chân hàm cấm vẫn tiếp diễn và kèm theo nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và bị sưng chân răng khôn luôn thì cần phải điều trị nha khoa đặc hiệu. Đến với phòng khám nha khoa mà tùy vào trường hợp mà bạn có thể được chỉ định một phác đồ điều trị sưng chân răng cấm khi mọc răng khôn bao gồm:
- Loại bỏ phần thức ăn tích tụ khó vệ sinh và mảng bám xung quanh răng khôn đang mọc để giảm sưng chân răng khôn.
- Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để giảm bớt các triệu chứng.
- Cắt bỏ viêm nướu, lợi trùm: Đối với trường hợp sưng chân răng cấm do răng khôn mọc thẳng hàng với các răng còn lại, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, cắt bỏ nhanh chóng phần viêm nướu trùm lên để răng có thể mọc lên bình thường.
- Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Cắt bỏ lợi trùm chưa phải là giải pháp điều trị triệt để sưng nướu răng cấm thì cách duy nhất để chấm dứt những biến chứng đó là nhổ bỏ răng khôn.
Bài viết trên đây giới thiệu các nguyên nhân và cách điều trị sưng chân răng cấm, trong đó yếu tố mọc răng khôn là thường gặp và quan trọng nhất. Nếu bạn có các dấu hiệu của mọc răng khôn mà gây ảnh hưởng sưng chân răng cấm thì nên đến khám nha khoa càng sớm càng tốt để được làm các xét nghiệm và phát hiện điều trị kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.