3 loại sưng lợi răng hàm thường gặp mà bạn cần biết

Có 3 loại sưng lợi răng thường gặp: sưng nướu răng hàm trên – hàm dưới trong đó bao gồm răng hàm trong cùng và răng cửa và loại còn lại là sưng hàm răng khôn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về dấu hiệu này trong bài viết dưới đây nhé!

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

Sưng lợi răng hàm trên và dưới

Sưng lợi răng hàm trên và dưới, còn được gọi là sưng nướu, là tình trạng khi lợi hoặc mô mềm xung quanh răng bị sưng và dày hơn bình thường. Tình trạng sưng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vùng trên lợi, hàm và có thể đi kèm với đỏ, đau và khó chịu.

Nguyên nhân

  • Viêm nướu: là nguyên nhân phổ biến gây sưng lợi răng hàm trên và sưng lợi hàm dưới, nguyên nhân gây bệnh thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến các mảng bám hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Viêm nha chu cũng là nguyên nhân thường gặp gây sưng đau vùng lợi, triệu chứng kèm theo thường là chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi, không điều trị kịp thời có thể hình thành ổ mủ hay sưng lại có mủ. Ổ mủ này nếu không điều trị có thể gây viêm tủy và hủy tủy răng.
  • Mang thai: sự thay đổi hormone hay nội tiết tố trong cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai có thể dẫn tới tình trạng tăng lưu lượng máu tới vùng lợi, khiến nướu dễ bị kích thích, sưng đau, sung huyết.
  • Nhiễm trùng: viêm nhiễm vùng lợi có thể dẫn triệu chứng sưng, đau răng hàm. Thường gặp trong bệnh lý herpes miệng, nhiệt miệng, nấm miệng,…

Triệu chứng sưng lợi răng

  • Lợi có màu đỏ đậm, sung huyết, ấn đau và thấy mềm hoặc sưng phồng
  • Chảy máu chân răng khi vệ sỉnh răng miệng
  • Tụt lợi làm người bệnh thấy răng có vẻ dài hơn
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi

Một số cách điều trị hỗ trợ tình trạng đau răng sưng lợi tại nhà

  • Nước muối sinh lý có thể giúp vệ sinh răng miệng sạch hơn, hạn chế vi khuẩn, giúp tình trạng viêm sưng đau phục hồi.
  • Cao răng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sống và phát triển, tấn công răng miệng người bệnh, cần thường xuyên đến nha khoa để loại bỏ cao răng mỗi 6-12 tháng.
  • Làm dịu nướu răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để không gây kích ứng.
  • Chải răng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng một bàn chải răng mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chải răng nhẹ nhàng và theo cách vuông góc so với bề mặt răng để không làm tổn thương lợi.
  • Uống nhiều nước. Nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt, làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
  • Tránh các chất kích thích, bao gồm nước súc miệng mạnh, rượu và thuốc lá.
  • Đặt một miếng gạc ấm lên mặt để giảm đau nướu. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng.
  • Điều trị nhiễm trùng nếu có: Nếu sưng lợi răng là do nhiễm trùng nướu hoặc rễ răng, bạn có thể cần được điều trị bằng kháng sinh hoặc phẫu thuật để điều trị vấn đề gốc răng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sưng và đau lợi theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tư vấn bác sĩ.
  • Thay đổi thói quen ăn: Hạn chế cồn, ăn uống nhiều nước và tránh thức ăn cứng và mực. Điều này giúp giảm tác động lên lợi và giảm sưng đau.

Tuy nhiên, nếu sưng lợi răng kéo dài, càng ngày càng tăng hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như sốt cao, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nha khoa hoặc chuyên gia y tế để được đánh giá và điều trị chính xác.

sung loi rang 1
Một số cách điều trị hỗ trợ tình trạng sưng lợi răng tại nhà

Sưng lợi răng cửa do đâu?

Răng cửa là răng đóng vai trò thẩm mỹ cao, cũng là răng dễ phát hiện các tổn thương nhất. Tình trạng sưng lợi trong cùng xảy ra do nhiều nguyên nhân: va đập, thay đổi nội tiết tố, vệ sinh răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng, bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng cửa, cụ thể như sau:

Bệnh sâu răng cửa là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng nước. Tuy răng cửa có bề mặt phẳng và có thể làm sạch khi vệ sinh răng miệng nhưng răng cửa đóng vai trò chính yếu trong việc cắn, xé thức ăn nên dễ dàng bị các thức ăn thừa bám dính, tạo mảng bám hay vôi răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Viêm nướu răng là một bệnh nha khoa ảnh hưởng trực tiếp đến mô nướu gây ra tình trạng sưng lợi răng cửa. Viêm nướu xảy ra khi hại khuẩn có trong khoang miệng tấn công. Ngoài triệu chứng sưng lợi, viêm nướu răng còn gây đau nhức răng, chảy máu chân răng, răng lung lay và ê buốt. Để lâu có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nguy hiểm hơn.

Bệnh viêm nha chu gây sưng lợi răng cửa kèm theo các triệu chứng như đau nhức, chảy máu, lâu dài không được điều trị có gây tụ mủ hoặc áp xe chân răng, dẫn đến hư tủy răng. Do đó nếu thấy bất cứ vấn đề răng miệng nào bạn cần phải thăm khám bác sĩ ngay để được tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Chấn thương, va đập ở vị trí răng cửa do té ngã hay vật cứng đập vào có thể gây tổn thương răng cửa và kích thích gây sưng lợi răng cửa. Trường hợp chấn thương nhẹ có thể tự giới hạn, giảm viêm và đau nhức trong vòng vài giờ. Nhưng nếu chấn thương va đập mạnh người bệnh cần được thăm khám kiểm tra tổn thương.

Một số nguyên nhân gây sưng lợi tại răng cửa khác:

  • Ăn thực phẩm cứng, quá nóng hay quá lạnh, có thể gây hỏng men răng về lâu dài.
  • Thay đổi nội tiết tố: gia tăng đột ngột của hormone progesterone trong thai kỳ làm lợi răng trở nên dễ bị kích thích hơn bình thường.
  • Viêm tủy răng

Việc điều trị sưng lợi răng cửa còn phụ thuộc vào những nguyên nhân khác nhau. Trong mọi trường hợp, tốt nhất bạn nên thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ, nha sĩ để được tư vấn, hướng dẫn kĩ càng và có những biện pháp can thiệp phù hợp.

Xem thêm: Viêm nướu răng khôn

sung loi rang 2
Sưng lợi răng cửa do đâu?

Sưng lợi răng khôn có nguy hiểm không?

Sưng lợi tại vị trí răng khôn thường gây ra do tình trạng viêm lợi trùm. Viêm lợi trùm khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc há miệng, ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày và có thể đi kèm các triệu chứng như sưng, đau, chảy máu, chảy mủ nếu có nhiễm khuẩn,…

Theo thống kê cho thấy có phần lớn răng khôn mọc lệch, ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên. Do đó người bệnh có thể quan sát được nếu vị trí răng khôn ở hàm dưới khi mọc gây những biểu hiện bất thường bằng cách soi gương. Mọc răng khôn có thể không gây triệu chứng triệu chứng nào, nhưng cũng có thể gây biến chứng, thậm chí ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Do đó nếu phát hiện sưng lợi răng khôn, bạn cần nên thăm khám nha sĩ để được đánh giá tình trạng răng khôn.

Nếu nướu bao phủ răng khôn không bị nhiễm trùng, chúng sẽ tự lành trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ tình trạng này sẽ quay trở lại trong thời gian tới do răng khôn tiếp tục mọc, làm hở nướu và gây nhiễm trùng.

Một số biến chứng do sưng lợi răng khôn gây ra:

  • Viêm nướu: Nướu bị tổn thương nếu không được khắc phục sớm sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Cùng với bệnh tim mạch và đột quỵ, bệnh này rất nghiêm trọng.
  • Viêm nướu có mủ: Do thức ăn đọng lại ở nướu bị viêm. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng và hình thành các nang mủ tại đây. Nếu không được điều trị sớm, biến chứng này có thể phá hủy mô nướu, cấu trúc răng và xương hàm xung quanh.
  • Làm lung lay các răng bên cạnh: Nếu bệnh không được kiểm soát tốt, vi khuẩn có thể lây lan từ vùng nướu bị viêm sang các vùng lân cận làm suy yếu và lung lay các chân răng bên cạnh.
  • Sức khỏe kém: Đau và sốt do viêm nướu có thể khiến bạn suy nhược và ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp hàng ngày.

Sưng lợi răng khôn có thể kéo dài trong vài ngày, nhưng nó cũng có thể kéo dài hơn vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Gặp vấn đề về răng khôn mọc chen chúc. Bạn cũng biết răng số 8 là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm và các răng khác đã ở vị trí ổn định. Do đó, cung hàm không đủ khoảng trống để răng số 8 mọc lên, dẫn đến răng này mọc chen chúc. 
  • Răng khôn số 8 có kích thước khá lớn nhưng phần còn lại của hàm lại khá nhỏ. Kết quả là chiếc răng khôn không thể mọc lên hoàn toàn mà vẫn ẩn dưới nướu. Khi răng mọc, nướu nhô lên gây đau vùng nướu xung quanh răng khôn. 
  • Ngoài ra, răng khôn bị sưng còn có thể do thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách và không đầy đủ (răng 8 ở xa và khó làm sạch bằng bàn chải). Theo thời gian, vi khuẩn phát triển và gây viêm nướu.

 Sưng lợi răng khôn rất phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 19 đến 29 do các đặc điểm sau:

  •  Cơ thể suy dinh dưỡng.
  •  Vệ sinh răng miệng không đầy đủ hoặc vệ sinh sai cách.
  •  Răng khôn mọc ở vị trí bất thường.
  •  Phụ nữ mang thai gầy yếu, suy nhược cơ thể.

sung loi rang 3
Sưng lợi răng khôn có nguy hiểm không?

Câu hỏi thường gặp

Sưng lợi răng làm gì cho hết?

Chăm sóc răng miệng hàng ngàyu003cbru003eSúc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu sưng.u003cbru003eĐánh răng và súc miệng nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu.u003cbru003eChườm lạnh trong khoảng 15 phút có thể giảm sưng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.u003cbru003eTránh nhai đồ cứng

Cách chữa sưng lợi răng hàm tại nhà

Súc miệng bằng nước muốiu003cbru003eSử dụng nước muối có thêm baking sodau003cbru003eChườm lạnh cho vùng lợi sưng trong khoảng 10-15 phútu003cbru003eUống đủ nước giúp duy trì độ ẩm trong miệng và giảm tình trạng sưng lợi.u003cbru003eTránh những thức ăn cứng, nóng, cay hoặc chua, vì chúng có thể tăng sưng và gây đau.

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Sưng nướu răng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chắc chắn của việc mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sưng nướu răng có thể là một biểu hiện phổ biến của thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai có thể làm cho nướu răng dễ bị sưng và nhạy cảm hơn.

Sưng lợi răng khôn bao lâu thì hết?

Thời gian để sưng nướu răng khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng và cách điều trị. Trong trường hợp sưng nướu răng do tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc chấn thương, sưng có thể giảm đi sau vài ngày hoặc vài tuần khi thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng tốt.

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì?

Điều trị sưng nướu răng có thể sử dụng các loại thuốc như: Kháng vi khuẩn (amoxicillin hoặc metronidazole ), thuốc giảm đau (ibuprofen hoặc paracetamol), thuốc chống viêm (ibuprofen hoặc diclofenac). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cụ thể và liều lượng phải dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách giảm sưng lợi răng khi mọc răng khôn

Chườm lạnh khoảng 15 phút để giảm sưng và đau.u003cbru003eSử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn bác sĩ hoặc nhà thuốc.u003cbru003eSúc miệng với nước muối.u003cbru003eSử dụng kem chống viêm.u003cbru003eTránh nhai thức ăn cứng.

Trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng?

Thời gian sưng lợi khi trẻ mọc răng có thể khác nhau tùy theo trẻ và từng giai đoạn mọc răng cụ thể. Thông thường, tình trạng sưng lợi khi trẻ mọc răng có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần.

Lợi đang sưng có nhổ răng khôn được không?

Các chuyên gia khuyên rằng khi có những dấu hiệu sưng đau và viêm nhiễm nặng ở răng khôn, không nên tự mình nhổ răng mà nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa chuyên môn. Nhổ răng khôn trong trường hợp viêm nhiễm nặng có thể gây nguy cơ viêm xương hàm cao và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Sưng lợi răng khôn không nên ăn gì?

Khi bạn gặp sưng nướu do răng khôn, nên tránh những thực phẩm có thể gây tổn thương nướu và làm tăng viêm nhiễm.u003cbru003eThức ăn cứng như hạt, bánh mỳ cứng, khoai tây chiên,….u003cbru003eThức ăn nóng như nước sôi, súp nóng.u003cbru003eThức ăn cay, gia vị cay, chanh.u003cbru003eTránh tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt và thức ăn có đường.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “3 loại sưng lợi răng hàm thường gặp mà bạn cần biết”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về tình trạng sưng lợi tại các vị trí thường gặp.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

  1. Carmella Wint. Swollen Gums: Possible Causes and Treatments. Healthline. Aug 2, 2022. (Accessed on June 2nd, 2023)
  2. InformedHealth.org [Internet]. Cologne, Germany: Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); 2006-. Gingivitis and periodontitis: Overview. [Updated 2020 Feb 27]. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279593/
  3. Jacquelyn Cafasso. Periodontitis. Healthline. May 23, 2017. (Accessed on June 2nd, 2023)
Contact Me on Zalo