Sưng nướu răng gây cảm giác đau và khó chịu cho người mắc. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu sưng nướu răng để có thể điều trị dứt điểm triệu chứng này. Hãy cùng tìm Doctor có sẵn tìm hiểu chi tiết về sưng nướu răng qua bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
Sưng nướu răng là gì?
Bị sưng nướu răng hay còn gọi là sưng lợi, là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng bị viêm nhiễm, tổn thương. Khi sưng nướu răng, phần nướu sẽ bị đỏ tấy, sưng đau đồng thời khiến nướu dễ bị chảy máu khi cọ xát như khi đánh răng, xỉa răng.
Nướu răng bị sưng là bệnh răng miệng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi và gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân khi vệ sinh răng miệng, ăn uống, giao tiếp. Nếu sưng nướu răng không được chữa trị từ sớm sẽ dẫn đến tình trạng khác nặng hơn, gây viêm nhiễm đến các vùng khác xung quanh răng. Phát hiện các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng này.
Để biết chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng bạn đang gặp phải có phải là sưng nướu răng hay không, hãy đặt lịch hẹn tư vấn với nha sĩ:
Nguyên nhân gây sưng nướu răng
Sưng nướu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất. Sưng nướu răng có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau như viêm nướu, viêm nha chu, mọc răng khôn,…
Viêm nướu
Viêm nướu để là nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất khiến nướu răng bị sưng. Viêm nướu xảy ra khi các mảng bám tích tụ ở đường viền nướu gây kích ứng nướu kèm theo sự phát triển, tích tụ của vi khuẩn sản sinh độc tố làm tình trạng sưng nướu càng nặng thêm nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, viêm nướu còn có thể dẫn đến một số bệnh về răng miệng khác như răng nhạy cảm, ê buốt, hơi thở có mùi khó chịu, nướu răng bị đỏ, đau nhức từng cơn, răng lung lay,…
Viêm nha chu
Khi các mảng bám, vụn thức ăn không được làm sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng nướu gây viêm nướu. Viêm nướu lâu ngày không được chữa trị kịp thời trở nên nặng sẽ gây nên tình trạng viêm nha chu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nha chu.
Có thể nhận biết viêm nha chu qua những dấu hiệu như sưng nướu răng, tụt lợi, hôi miệng, ổ mủ giữa nướu và răng,… Nếu không được điều trị kịp thời, nướu răng có thể bị tụt, gây lộ chân răng, xương nâng đỡ răng sẽ bị ăn mòn dẫn đến lung lay và nghiêm trọng hơn là gây mất răng.
Áp xe răng
Áp xe răng do răng bị chấn thương, sứt mẻ có thể tác động đến tủy răng và gây viêm nhiễm. Áp xe răng gồm một túi mủ do nhiễm vi khuẩn trong nướu răng. Áp xe ảnh hưởng đến răng liên quan, lan sang xương xung quanh và các răng lân cận kéo theo các răng lân cận cũng bị viêm nhiễm, gây sưng nướu răng. Áp xe răng không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó thở, chán ăn, khó nuốt.
Nhiễm trùng
Nhiễm vi rút Herpes SV1 ở miệng gây có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu răng, viêm loét miệng cấp tính, lâu dần sẽ dẫn đến sưng nướu răng. Nấm Candida phát triển với số lượng lớn dẫn đến bệnh nấm miệng cũng có thể gây ra sưng nướu chân răng. Vi khuẩn tích tụ gây sâu răng nếu như không được điều trị có thể dẫn tới sưng nướu hay thậm chí là áp xe răng.
Mọc răng khôn
Mọc răng khôn cũng có thể là nguyên nhân gây sưng nướu răng. Sưng nướu khi mọc răng khôn có thể là do răng khôn hàm dưới mọc khiến nướu dày lên làm cho vụn thức ăn dễ mắc kẹt trong kẽ răng, kẽ nướu dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu,… dẫn đến tình trạng sưng nướu răng.
Thói quen vệ sinh răng miệng
Kỹ thuật vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng gây sưng nướu răng. Làm sạch răng không kỹ làm các mảnh vụn thức ăn bị kẹt ở kẽ răng và đường viền nướu, qua đó khiến lợi bị sưng viêm. Chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng, đánh răng không đúng cách cũng có thể gây sưng nướu răng.
Thiếu dinh dưỡng
Thiếu hụt các loại vitamin B, C khiến lợi có nguy cơ bị sưng. Vitamin B, C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, phục hồi sức khỏe nướu răng, cải thiện tình trạng nướu bị tổn thương. Bên cạnh đó, người lớn tuổi bị suy dinh dưỡng rất dễ bị các bệnh lý về răng miệng.
Mang thai
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh răng miệng trong đó có sưng nướu răng. Vì vậy, phụ nữ mang thai dễ mắc các triệu chứng như viêm nướu, đau nướu, sưng nướu răng.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh một số nguyên nhân phổ biến trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến sưng nướu răng:
- Tác dụng phụ của thuốc: Sưng nướu có thể do tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng.
- Nướu bị mắc dị vật: Những dị vật nhọn, cứng từ thức ăn như xương cá, vảy cá, vỏ bỏng ngô,… có thể mắc lại trong nướu răng gây tổn thương nướu, viêm nướu, sưng nướu.
- Liên tục nhai thức ăn quá cứng hoặc quá dẻo làm tổn thương nướu.
- Răng mọc lệch, chen chúc nhau các tạo thành những vị trí khó làm sạch, dẫn đến tích tụ mảng bám gây sưng nướu.
- Sưng nướu chân răng do các dụng cụ chỉnh nha như mắc cài niềng răng, răng giả, răng sứ.
- Sử dụng thuốc lá: Những người sử dụng thuốc lá có thể bị bệnh về răng miệng như sưng nướu răng, viêm nướu hay thậm chí là ung thư miệng.
Nếu bạn chưa xác định nguyên nhân gây sưng nướu chân tăng, vui lòng đặt lịch khám với các nha sĩ có chuyên môn cao gần bạn:
Triệu chứng của sưng nướu răng
Bệnh sưng nướu răng rất dễ nhận biết bằng mắt thường hay thậm chí là cảm giác của bạn, một số triệu chứng thường gặp khi mắc chứng sưng nướu răng như sau:
- Nướu màu đỏ rực hay đỏ sẫm thay vì màu hồng như bình thường.
- Nướu trở nên căng phồng, nhô to hơn bình thường, nhấn vào cảm thấy rất mềm.
- Miệng dễ bị loét hơn.
- Cảm thấy đau nướu răng khi chạm vào hoặc ăn, nhai.
- Chảy máu chân răng khi cắn thức ăn cứng, giòn hoặc khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa.
- Miệng có mùi hôi dai dẳng, không hết khi đã đánh răng do vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi miệng.
- Tụt lợi, lỏng chân răng.
Cách trị sưng nướu răng hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân gây sưng nướu răng thường là do các mảng bám dư thừa hoặc do một số bệnh lý răng miệng khác gây ra. Xác định được nguyên nhân gây sưng nướu răng sẽ giúp điều trị hiệu quả, dứt điểm. Sau đây là một số cách trị sưng nướu răng hiệu quả:
Sử dụng nước muối
Nước muối có khả năng tiêu diệt vị khuẩn gây bệnh răng miệng dẫn đến sưng nướu răng. Ngậm nước muối sinh lý hoặc pha loãng muối ăn với nước ấm ngậm khoảng 3 – 5 phút có thể giúp giảm sưng chân răng, sưng nướu răng khôn và làm dịu cơn đau nướu răng.
Chườm lạnh
Chườm đá lạnh là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả trong trường hợp sưng nướu răng. Nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm vận chuyển máu và oxy đến vị trí đau, làm tê dây thần kinh giúp giảm sưng đau và viêm. Bạn có thể dùng khăn vải có độ dày vừa phải, bọc một ít đá lạnh, sau đó chườm đá lên khu vực bị đau từ 15 – 20 phút.
Điều trị sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sưng nướu răng. Nếu nguyên nhân gây sưng nướu răng là do sâu răng, điều trị dứt điểm sâu răng sẽ giúp tình trạng sưng nướu răng được cải thiện hoàn toàn.
Sử dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh là cách trị sưng lợi trong trường hợp nặng do viêm lợi, viêm nha chu gây ra bởi vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần được bác sĩ chỉ định, bạn không nên tự ý mua kháng sinh về uống tại quầy thuốc, nhà thuốc.
Nhổ răng khôn
Tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ điều trị dứt điểm sưng lợi răng hàm nếu nguyên nhân gây sưng lợi là do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch dẫn đến viêm, sưng lợi răng hàm. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong trường hợp này. Sưng lợi răng hàm khi mọc răng khôn có thể là do thức ăn dễ bị kẹt ở kẽ răng dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu.
Loại bỏ áp xe răng
Áp xe răng là bệnh lý nguy hiểm có thể gây hậu quả như viêm nhiễm nặng, sốt, khó nuốt,… và cũng là nguyên nhân gây sưng nướu răng. Điều trị dứt điểm áp xe răng cũng sẽ chấm dứt được triệu chứng sưng nướu răng. Loại bỏ áp xe răng bằng cách chích, rạch được thực hiện bởi bác sĩ. Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Điều trị tủy
Viêm tủy răng có thể gây ra sưng nướu răng. Nướu răng bị sưng mà không được điều trị kịp thời sẽ hình thành các ổ mủ gây đau nhức, hôi miệng, khó chịu. Điều trị tủy răng sẽ chấm dứt được tình trạng sưng nướu răng. Ngoài ra, nhiễm trùng răng nghiêm trọng, tích tụ vi khuẩn, gây chết tủy răng cũng gây sưng nướu răng. Khi đó, nha sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân điều trị tủy răng bằng cách lấy tủy răng để loại bỏ vi khuẩn triệt để, từ đó chấm dứt tình trạng sưng nướu răng.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn được an toàn và chữa trị tận gốc, hãy lên lịch khám với các nha sĩ có chuyên môn cao ở gần bạn:
Điều trị sưng nướu răng mau hết đau tại Nha khoa 2000
Nha khoa 2000 là một trong những phòng khám nha khoa hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phòng nha được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và làm đẹp nụ cười. Phòng khám tự hào mang đến cho cộng đồng dịch vụ chất lượng cao, sự tận tâm và tận tụy trong từng chi tiết.
Nha khoa 2000 không chỉ sở hữu đội ngũ nha sĩ nhiều năm kinh nghiệm, dịch vụ đa dạng mà còn có quy trình chăm sóc răng miệng khoa học với chi phí bình dân. Cộng thêm là sự tận tâm và chu đáo của nhân viên y tế đã giúp nơi đây trở thành một trong những địa chỉ chăm sóc răng miệng đáng tin cậy.
Một trong những dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng của Nha khoa 2000 được nhiều khách hàng và bệnh nhân lựa chọn là khám và điều trị sưng nướu răng. Sưng nướu răng hay còn gọi là viêm nướu răng, là một tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm và hậu sản. Tại Nha khoa 2000, phòng nha cung cấp dịch vụ điều trị sưng nướu răng với mục tiêu đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn và giữ cho nụ cười luôn tươi sáng.
Mỗi bệnh nhân khi được chỉ định điều trị sưng nướu răng sẽ được nha sĩ Nha khoa 2000 tiến hành điều trị theo quy trình cơ bản sau:
- Khám lâm sàng và khám tổng quát tình trạng răng miệng: Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là cuộc khám lâm sàng chi tiết để đánh giá tình trạng nướu răng và xác định nguyên nhân gây sưng nướu. Bên cạnh đó, nha sĩ còn thăm khám tổng quát để đánh giá chính xác nhất tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại.
- Làm sạch khoang miệng, đặc biệt là nướu: Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành làm sạch nướu răng, loại bỏ vi khuẩn và các cặn bã nhờn để giảm sưng nướu.
- Tiến hành điều trị chuyên sâu: Trường hợp sưng nướu răng xuất phát từ một vấn đề nhiễm trùng nặng hơn, nha sĩ sẽ thực hiện điều trị gốc để xử lý tình trạng nhiễm trùng và ngăn tái phát.
- Tư vấn chăm sóc sau điều trị: Bác sĩ nha khoa sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc nướu răng sau điều trị để đảm bảo tình trạng răng miệng của bạn được duy trì tốt nhất.
Nha khoa 2000 thấu hiểu sự quan tâm và chăm sóc sau điều trị là quan trọng để đảm bảo khách hàng có một nụ cười và sức khỏe răng miệng vững chắc. Bác sĩ nha khoa của phòng nha sẽ luôn sát cánh và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị và sau đó.
Ngoài quy trình điều trị khoa học, quy trình nhanh chóng, nướu mau phục hồi, còn rất nhiều lý do khác để bạn lựa chọn Nha khoa 2000 để điều trị sưng nướu răng nói riêng và chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung:
- Đội ngũ bác sĩ nha khoa tại Nha khoa 2000 có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong điều trị sưng nướu răng.
- Sử dụng trang thiết bị và công nghệ tiên tiến để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả và an toàn.
- Cung cấp tư vấn chi tiết và hướng dẫn chăm sóc sau điều trị để bạn có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.
- Sự chu đáo và tận tâm của đội ngũ nhân viên giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
- Bảng giá được công khai minh bạch và có sự thông báo trước đối với những khoản phát sinh.
Nếu bạn đang gặp tình trạng sưng nướu răng hoặc có bất kỳ vấn đề về sức khỏe răng miệng nào, hãy đến với Nha khoa 2000. Hiện nay, Nha khoa 2000 đang hoạt động ở hai chi nhánh chính. Tùy vào vị trí địa lý mà bạn có thể lựa chọn cơ sở phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên đặt hẹn trước qua Docosan – Doctor có sẵn để không mất quá nhiều thời gian cho việc chờ đợi lâu.
Cách phòng ngừa sưng nướu răng
Làm sạch răng miệng đúng cách
Làm sạch răng đúng cách không chỉ giúp răng trắng sáng mà còn giúp làm loại bỏ mảng bám gây sưng nướu, sưng chân răng, sưng lợi răng hàm. Sau đây là những cách làm sạch răng hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Đánh răng 2 lần/ngày, ít nhất 2 phút mỗi lần.
- Đặt bàn chải răng ở góc 45 độ so với dọc răng, di chuyển nó lên xuống, từ trên xuống dưới, vòng tròn nhẹ nhàng.
- Đánh răng cả mặt trước và mặt sau của răng, đều cả hai hàm răng.
- Đánh răng một cách nhẹ nhàng để không gây mài mòn men răng.
- Đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn uống để tránh mài mòn men răng do acid trong thức ăn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và loại bỏ mảng bám.
- Sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng tối ưu.
Lấy cao răng định kỳ
Lấy cao răng định kỳ cũng là biện pháp phòng ngừa sưng nướu răng. Cao răng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại cho răng phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Cao răng nhiều còn khiến những mảng bám thức ăn khó loại bỏ và kẹt vào chân răng gây sưng nướu răng hàm, sưng chân răng.
Chế độ ăn hợp lý
Vitamin C giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng. Chế độ ăn đầy đủ vitamin C như trái cây và rau quả sẽ giúp hạn chế sưng nướu răng. Ngoài ra, tránh sử dụng nước ngọt, đồ ăn quá cứng, quá dẻo, quá sắc nhọn để hạn chế bị sâu răng, tổn thương nướu răng, là nguyên nhân gây sưng nướu răng.
Nhận tư vấn từ các nha sĩ có kinh nghiệm trong việc phòng ngữa và điều trị sưng nướu răng ở gần bạn:
Câu hỏi thường gặp
Sưng nướu răng có tự hết không?
Tùy từng giai đoạn của sưng nướu răng mà tình trạng này có thể tự hết hay không. Nếu bị sưng nướu răng nhẹ, không ảnh hưởng đến chân răng và các răng khác, có thể tự khỏi nếu bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu bị sưng nướu răng năng, viêm nướu có mủ, không thể tự chữa khỏi tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ.
Bé bị sưng nướu răng phải làm sao?
Khi phát hiện trẻ bị sưng nướu, nên đưa trẻ đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?
Người mang thai dễ bị sưng nướu hơn do thay đổi nội tiết tố, cơ thể phải tập trung lượng máu và lượng chất lỏng cho việc nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc sưng nướu răng là bạn đã mang thai.
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì?
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau, chống viêm như paracetamol, ibuprofen,…Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khi mang thai?
Người mang thai dễ bị sưng nướu hơn do thay đổi nội tiết tố, cơ thể phải tập trung lượng máu và lượng chất lỏng cho việc nuôi dưỡng em bé. Đây là triệu chứng rất thường gặp và không đáng lo ngại. Nếu tình trạng sưng nướu nặng hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Bị sưng nướu răng có nhổ răng được không?
Một số trường hợp sưng nướu răng do răng khôn mọc lệch, bạn có thể được loại bỏ răng khôn để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu đau dữ dội, nướu sưng viêm, tiến hành nhổ răng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng lan rộng. Vì cần được sự kiểm tra, thăm khám, từ bác sĩ trước khi nhổ răng.
Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng sưng nướu răng, những dấu hiệu của sưng nướu răng cũng như cách điều trị và phòng ngừa sưng nuớu răng hiệu quả,… Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy những thông tin mà mình mong muốn qua bài viết.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về tình trạng sưng nướu răng, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ trên docosan.com.