Sưng nướu răng khôn ngày nay chắc chắn không phải là tình trạng quá đỗi xa lạ đối với mọi người. Răng khôn mọc sau 18 tuổi, lúc này chúng ta đang phải trải qua giai đoạn với nhiều công việc do đó việc mọc răng khôn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi răng khôn mọc lệch cần phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về sưng nướu răng khôn qua bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
Tại sao lại bị sưng nướu răng khôn?
Sưng nướu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi mọc răng số 8. Sứng nướu răng khôn có thể xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần cho đến khi phần răng mọc trồi lên khỏi bề mặt nướu hoàn toàn. Trong một số trường hợp, răng khôn có thể mọc lệch dẫn đến sưng nướu răng khôn kéo dài do viêm nướu, nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của răng, đặc biệt là răng số 7 nằm bên cạnh. Khi đó chỉ định nhổ răng khôn thường được các bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh đó, một số trường hợp viêm lợi trùm do răng không xé phần nướu bao phủ để chui ra, khi đó các mảng bám thức ăn và vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển trong đó dẫn đến tình trạng viêm nướu. Nếu không được điều trị có thể tạo nên các ổ áp xe, lâu ngày ảnh hưởng đến các mô nha chu bên cạnh, tệ hơn có thể gây mất răng. Sưng nướu răng khôn có thể biểu hiện các bệnh lý từ nhẹ đến nặng nên người bệnh không được xem nhẹ nếu như tình trạng sưng nướu cứ kéo dài.
Răng khôn là răng trong cùng và cũng là răng cuối cùng mọc lên trên khung hàm thường xuất hiện sau tuổi 18 trong khi các răng khác đã mọc đủ chỗ và ổn định vị trí. Răng khôn có kích thước lớn nhất nên khi mọc, răng có xu hướng đẩy lệch các răng bên cạnh hoặc đôi khi răng không mọc lên hết được bị ẩn dưới nướu khiến cho nướu bị sưng. Hoặc khi xuất hiện phản ứng viêm cũng sẽ xuất hiện tình trạng sưng nướu răng khôn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ điều này sẽ thu hút vi khuẩn đến.
Xem thêm: Chữa viêm chân răng có mủ tại nhà
Những triệu chứng của sưng nướu răng khôn
Hầu như ai trong cuộc đời cũng phải trải qua quá trình mọc răng khôn. Răng khôn xuất hiện sau 18, vài người thậm chí vẫn mọc răng khôn sau 30 tuổi. Triệu chứng của mọc răng khôn thường rất đặc trưng và người bệnh thường có thể xác định nhờ vào vị trí mọc răng. Các triệu chứng ban đầu của mọc răng khôn đơn thuần thường hết hoàn toàn sau khi mọc răng và giảm hơn sau 2-3 ngày. Tuy nhiên nếu có các biến chứng, sưng nướu răng khôn có thể là biểu hiện cho các vấn đề khác.
Một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây được ghi nhận khi người bệnh bị sưng nướu răng khôn:
- Nướu đỏ và phồng to lên, sung huyết.
- Nướu bị tưa.
- Nướu đau, nhất là khi bị kích ứng bởi động tác vệ sinh răng miệng hoặc nhai thức ăn cứng chắc.
- Xuất hiện vị đắng hoặc khó chịu trong miệng do sản phẩm từ sự phân giải của vi khuẩn kèm theo đó miệng có thể bị hôi.
- Dễ chảy máu khi đánh răng hoặc thực hiện các phương pháp chăm sóc răng miệng khác.
- Má ngoài sưng lên và có cảm giác âm ấm khi sờ vào.
- Sốt, nổi hạch toàn thân.
Cách trị sưng nướu răng khôn
Bác sĩ nha khoa khuyến cáo rằng nướu răng khôn bị sưng không nên tự điều trị tại nhà mà cấn đến các cơ sở y tế có phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị từ sớm. Đôi khi tình trạng sưng nướu là do răng khôn mọc lệch hoặc viêm lợi trùm, lúc này sự can thiệp của bác sĩ là thực sự cần thiết. Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn giữ sưng nướu răng khôn ở nhà an toàn nhất trước khi đến bác sĩ:
- Tránh gây sưng nướu thêm hoặc chảy máu chân răng bằng cách vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và sử dụng chỉ nha khoa cẩn thận để làm sách mảng bám thức ăn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% nhằm để loại bỏ vi khuẩn.
- Chườm đá được bọc trong bao vải sạch lên vùng da mặt bị sưng to do mọc răng khôn.
- Uống nhiều nước ép hoa quả tươi có nống độ Vitamin C cao giúp nhanh lành vết thương.
- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau trong trường hợp quá đau khiến cơ thể không chịu được và nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 38 độ C. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau không có chỉ định của bác sĩ nên được xem xét.
- Ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn như cháo, súp; tránh sử dụng thức ăn cứng chắc có thể vô tình làm tổn thương nướu.
Khi người bệnh đến thăm khám bác sĩ răng hàm mặt sẽ được chỉ định một số phương pháp trị liệu nhằm giúp cải thiện tình trạng sưng đau và loại bỏ nguyên nhân gây sưng nướu răng khôn. Một số phương pháp điều trị của bác sĩ răng hàm mặt bao gồm:
- Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn nhằm giúp loại bỏ nguyên nhân gây sưng nướu răng khôn. Kèm với đó là một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nhằm giúp bệnh nhân giảm nguy cơ biến chứng sau can thiệp nhổ răng.
- Trong trường hợp viêm lợi trùm, chỉ định rạch nướu răng giúp giải thoát răng khôn nằm bên dưới là cần thiết. Khi đó răng sẽ được bộc lộ ra bên ngoài, khoảng trống giữa răng và nướu trước đó sẽ được loại bỏ nhằm làm mất môi trường sinh sống của vi khuẩn giúp hạn chế sự sinh sôi và phát triển của chúng.
- Đối với trường hợp tình trạng viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trước khi chỉ định nhổ răng để đẩy lùi các triệu chứng.
Răng khôn mọc lệch và viêm lợi trùm có tỷ lệ xuất hiện khá cao và dễ gây biến chứng với tỷ lệ 72% người trưởng thành có ít nhất một chiếc răng khôn bị ảnh hưởng. Gây nên các bệnh răng miệng với biểu hiện đau nhức dữ dội đôi khi có thể phá hủy các răng bên cạnh.
Ngày này, sưng nướu răng khôn không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta hiểu biết và điều trị kịp thời. Tốt nhất trường hợp bản thân mọc răng khôn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và chẩn đoán nếu như có biến chứng.
Xem thêm: Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới: Nguyên nhân và điều trị
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.