Viêm lợi là gì và cách điều trị căn bệnh này ra sao?

Viêm lợi là bệnh lý nhiễm khuẩn do mảng bám trên răng kích ứng , nổi mẩn đỏ và sưng nướu. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị thích hợp sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn như viêm nha chu, ảnh hưởng tới chân răng, tủy răng. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm lợi là gì, nguyên nhân từ đâu?

Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu, viêm sưng lợi) là tình trạng nướu bị viêm, thường do nhiễm trùng do vi khuẩn. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, viêm nướu là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. 

Trong điều kiện sức khỏe bình thường, lợi sẽ có màu hồng nhạt, chắc. Khi xảy ra hiện tượng viêm thì lợi sẽ sưng đỏ. Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giúp chân răng chắc chắn hơn. 

Một số nguyên nhân viêm lợi được công nhận bao gồm:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm lợi là sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn xung quanh răng. Các mảng bám kích hoạt phản ứng miễn dịch có thể dẫn đến sự phá hủy mô nướu hoặc nướu.
  • Những vi khuẩn này có thể giúp bảo vệ miệng khỏi sự xâm chiếm của các vi sinh vật có hại, nhưng mảng bám răng cũng có thể gây sâu răng và các vấn đề về nha chu như viêm nướu và viêm nha chu mãn tính, nhiễm trùng nướu.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách
  • Ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay
  • Sử dụng quá mức rượu bia
  • Hút thuốc lá nhiều
  • Mảng bám trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
  • Ăn các đồ cứng va chạm vao nước gây tổn thương
  • Rối loạn trong thời điểm hành kinh ở phụ nữ do tăng tiết nước bọt.
  • Mang thai răng dễ vỡ gây viêm loại do thiếu canxi
  • Sức đề kháng giảm, thiểu vitamin C
  • Thiếu vitamin A, D, B1
  • Thiếu một số chất như canxi, fluor
viem loi 1

Triệu chứng của viêm lợi

Một số dấu hiệu viêm lợi thường gặp bao gồm:

  • Có mùi hôi ở miệng. Thay đổi màu sắc nướu răng: từ hồng, hồng nhạt chuyển sang màu đỏ nhạt, đỏ thẫm, một sốt tổn thương lâu ngày có thể có màu tím
  • Hình ảnh viêm lợi thường thấy là xuất hiện nhiều mảng báng, vôi răng
  • Sưng vùng lợi có cảm giác đau, khó khăn khi nói chuyện hay ăn uống, gây sụt cân nếu chán ăn kéo dài, thể trạng suy sút
  • Chân răng lỏng lẻo do lợi không còn giữ chặt được chân răng vì viêm
  • Dễ chảy máu tự nhiên hay sau khi đánh răng hay va chạm mạnh vào vùng viêm
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường
  • Chảy máu lợi do giảm sức đề kháng, giảm vitamin C
  • Hoại tử, bong tróc niêm mạc miệng do thiếu vitamin A
  • Rối loạn chuyển hóa khiến răng không được vũng vàng trong thiếu vitamin B1
  • Bất thường trong phát triển xương hàm trên hàm dưới, răng mọc thiếu, mọc chậm, do thiếu vitamin D, thiếu canxi, thiếu fluor. 
  • Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
viem loi 2

Cách điều trị viêm lợi

Chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ: có một số kỹ thuật có thể được sử dụng để làm sạch răng một cách sạch sâu mà không cần phẫu thuật. Tất cả chúng đều loại bỏ mảng bám và xỉn màu để ngăn ngừa kích ứng nướu:

  • Cạo vôi răng loại bỏ cao răng từ trên và dưới đường viền nướu giúp hạn chế sự bám dính của các loại vi khuẩn, tránh làm nặng thêm tình trạng viêm.
  • Cạo vôi răng làm mịn các vết sần sùi và loại bỏ mảng bám, cao răng trên bề mặt chân răng.
  • Sử dụng phương pháp laser có thể loại bỏ cao răng mà ít đau và ít chảy máu hơn so với cạo vôi răng và cạo vôi răng.

Một số các biện pháp vệ sinh răng miệng và phương thức điều trị nội, ngoại khoa có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm lợi chân răng:

  • Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine có thể được sử dụng để khử trùng miệng, loại bỏ các vi khuẩn mà các phương pháp vệ sinh răng miệng bình thường có thể bỏ sót.
  • Thuốc kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị những vùng nướu bị viêm dai dẳng.
  • Doxycycline: một loại thuốc kháng sinh có thể giúp cho các enzym không gây tổn thương răng.
  • Phẫu thuật vạt là một thủ thuật mà nướu được nâng trở lại trong khi mảng bám và cao răng được lấy ra từ các khe sâu hơn. Sau đó nướu sẽ được khâu lại để vừa khít với răng.

Một số loại thực phẩm mà người bị viêm lợi nên ăn là:

  • Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ: giúp làm sạch các mảng bám, mắc kẹt trong các khe ở khoang miệng. Nhóm thực phẩm này cũng giúp tiết nhiều enzyme trong nước bọt ra nhiều hơn. Một số thực phẩm cụ thể như sau: rau xanh, tráy cây hoa quả tươi, bột yến mạch, các loại đậu…
  • Bổ sung các chất vi khoáng giàu vitamin giúp quá trình hội phục diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm cần kiêng khi người bệnh đang điều trị viêm lợi hoặc áp dụng để phòng ngừa các bệnh về răng miệng

  • Thực phẩm nhiều đường, tinh bột: đây chính là nguồn dinh dưỡng giúp cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng bệnh. Một số thực phẩm cần kiêng như kẹo, bánh ngọt, bánh kem, socola, nước ngọt, nước có ga…
  • Thực phẩm giàu axit: khiến cho vết thương bỏng rát, lở loét và có thể tiến triển nặng hơn rất nhiều như trái cây chua, nước hoa quả có vị chua, ,,,
  • Các thực phẩm khô cứng và các thực phẩm làm khô miệng: bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực…
  • Các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay: nước đá, ớt cay, nước sôi nóng… vì sẽ làm tình trạn viêm trở nên tồi tệ hơn. 
  • Các loại thịt da do chân răng không còn vững chắc, thịt vụn mắc vào kẽ răng dễ bị tạo thành các mảng bám.
viem loi 3

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Viêm lợi là gì và cách điều trị căn bệnh này ra sao?”. Hy vọng qua bài viết này, khi phát hện bản thân đang có các dấu hiệu nghi ngờ viêm lợi, bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc tốt nhất và điều trị kịp thời nếu có bệnh.

Xem thêm: Chữa viêm chân răng có mủ tại nhà

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo