Viêm lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi chảy máu chân răng là một trong những bệnh thường gặp do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến tồn tại nhiều mảng bám, lâu ngày dẫn đến viêm nướu. Ngoài ra, chảy máu chân răng còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác, tuy nhiên viêm lợi vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề viêm lợi chảy máu chân răng qua bài viết dưới đây.

Viêm lợi chảy máu chân răng là gì?

Viêm lợi chảy máu chân răng là gì?

Viêm lợi (gingivitis), hay còn được gọi là viêm nướu, là một dạng bệnh răng miệng phổ biến thuộc nhóm bệnh nha chu gây kích ứng viêm, đỏ và sưng tấy nướu, phần nướu xung quanh chân răng của bạn. Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ răng vững chắc. Mỗi cá nhân cần phải coi trọng vấn đề về sức khỏe răng miệng đặc biệt là bệnh nha chu để điều trị kịp thời bởi viêm lợi có thể dẫn đến bệnh răng miệng nghiêm trọng hơn nhiều được gọi là viêm nha chu hoặc tệ hơn là mất răng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém. Những thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ, có thể giúp ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh viêm lợi đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng.

Triệu chứng viêm lợi chảy máu chân răng

Triệu chứng viêm lợi chảy máu chân răng


Nướu khỏe mạnh chắc, có màu hồng nhạt và ôm khít quanh răng. Ngoại triệu chứng viêm lợi chảy máu chân răng, bệnh viêm lợi còn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm lợi khác bao gồm:

  • Nướu bị sưng.
  • Nướu bị đỏ sẫm.
  • Nướu dễ chảy máu khi bạn chải hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Hôi miệng.
  • Tụt nướu.
  • Nướu mềm.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng trên, hãy đến ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc thăm khám răng miệng định kỳ hằng năm làm tăng cơ hội đẩy lùi tổn thương do viêm nướu và ngăn ngừa sự tiến triển của nó thành viêm nha chu.

Nguyên nhân viêm lợi chảy máu chân răng

Nguyên nhân viêm lợi chảy máu chân răng

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm nướu là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám hình thành trên răng, gây viêm các mô xung quanh nướu. Dưới đây là cách mảng bám hình thành dẫn đến viêm lợi:

  • Mảng bám hình thành trên răng: Mảng bám răng là một lớp màng dính, vô hình, bao gồm chủ yếu là vi khuẩn hình thành trên răng khi tinh bột và đường trong thực phẩm tương tác với vi khuẩn trong miệng. Mảng bám răng cần được loại bỏ hàng ngày vì nó hình thành lại nhanh chóng.
  • Mảng bám răng biến thành cao răng: Mảng bám bám trên răng có thể cứng lại dưới đường viền nướu thành cao răng (vôi răng), nơi tích tụ vi khuẩn. Cao răng khiến mảng bám khó loại bỏ hơn, tạo lá chắn bảo vệ vi khuẩn và gây kích ứng dọc viền nướu. Bạn cần vệ sinh răng miệng bằng các phương pháp tích cực hơn ngoài việc chải răng hàng ngày để loại bỏ cao răng.
  • Viêm lợi: Mảng bám và cao răng lưu lại trên răng càng lâu, chúng càng gây kích ứng nướu và phần nướu bao quanh chân răng, gây viêm nhiễm. Theo thời gian, nướu sưng tấy và dễ chảy máu. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể tiến tới viêm nha chu và cuối cùng là mất răng.

Xem thêm: 8 cách trị sưng chân răng tại nhà đơn giản và hiệu quả

Yếu tố nguy cơ viêm lợi chảy máu chân răng

Yếu tố nguy cơ viêm lợi chảy máu chân răng

Bệnh viêm lợi chảy máu chân răng rất phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lợi bao gồm:

  • Thói quen chăm sóc răng miệng kém.
  • Hút hoặc nhai thuốc lá.
  • Lớn tuổi.
  • Khô miệng.
  • Dinh dưỡng kém, bao gồm cả thiếu vitamin C.
  • Phục hình răng không khít hoặc răng khấp khểnh khó làm sạch.
  • Các tình trạng làm giảm khả năng miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV/AIDS hoặc điều trị ung thư.
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như phenytoin (Dilantin, Phenytek) cho chứng co giật động kinh và một số thuốc chẹn kênh canxi, được sử dụng cho chứng đau thắt ngực, huyết áp cao và các bệnh chứng khác.
  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
  • Di truyền học.
  • Các tình trạng y tế chẳng hạn như một số bệnh nhiễm trùng do vi rút và nấm.

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Điều trị kịp thời viêm lợi chảy máu chân răng thường làm đảo ngược các triệu chứng của viêm nướu và ngăn chặn sự tiến triển của nó thành bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn và mất răng. Người bệnh được khuyên thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày và ngừng sử dụng thuốc lá để điều trị viêm lợi chảy máu chân răng. Các trị viêm lợi chảy máu chân răng chuyên nghiệp bao gồm:

  • Làm sạch răng tại phòng khám chăm sóc răng miệng: Việc làm sạch răng sẽ bao gồm loại bỏ tất cả các dấu vết của mảng bám, cao răng và các sản phẩm vi khuẩn – hay được gọi là cạo vôi răng. Cạo vôi răng loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu răng. Việc loại bỏ tận gốc các sản phẩm vi khuẩn tạo ra do viêm, làm sạch bề mặt chân răng, ngăn ngừa sự tích tụ thêm của cao răng và vi khuẩn. Quy trình này có thể được thực hiện bằng dụng cụ nha khoa, tia laser hoặc thiết bị siêu âm.
  • Phục hình răng (nếu cần): Một số trường hợp răng mọc lệch dẫn đến khó loại bỏ mảng bám hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng hàng ngày. Nếu các vấn đề về răng hoặc phục hình răng góp phần làm bạn bị viêm lợi, nha sĩ có thể khuyên bạn nên khắc phục những vấn đề này.
  • Xây dựng kế hoạch chăm sóc răng miệng: Viêm lợi thường khỏi sau khi vệ sinh chuyên nghiệp kỹ lưỡng – miễn là bạn tiếp tục vệ sinh răng miệng tốt tại nhà. Nha sĩ của bạn sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho một chương trình hiệu quả tại nhà và một lịch trình kiểm tra và làm sạch chuyên nghiệp thường xuyên.

Nếu việc vệ sinh răng miệng tại nhà được thực hiện đều đặn, bạn sẽ thấy mô nướu hồng và khỏe mạnh trở lại trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Viêm lợi chảy máu chân răng hiện nay vẫn còn là một trong những vấn đề thường gặp ở Việt Nam. Việc giáo dục cho trẻ chăm sóc răng miệng ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường là một vấn đề rất quan trọng. Do đó người lớn cần có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng để nêu gương cho trẻ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org