8 cách để giảm stress cho học sinh hiệu quả, giúp tăng sự tập trung

Lứa tuổi học sinh rất dễ bị stress vì áp lực bài vở và những biến đổi của tuổi dậy thì. Vậy làm sao để giảm stress, nâng cao sức khỏe tinh thần cho các bạn học sinh, sinh viên? Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp giảm stress cho học sinh, sinh viên hiệu quả tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!

Stress là gì? Dấu hiệu bị stress ở học sinh

Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với khó khăn. Stress khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo âu, áp lực. Căng thẳng ở mức vừa phải sẽ là động lực để các bạn học sinh cố gắng hơn trong học tập. Tuy nhiên tình trạng stress có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu học sinh xuất hiện những dấu hiệu sau:

Stress khiến học sinh lo lắng, mất tập trung
Stress khiến học sinh lo lắng, mất tập trung

Nguyên nhân gây stress ở học sinh

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thế hệ gen Z hiện nay chịu nhiều áp lực hơn so với thế hệ ngày trước. Áp lực này chủ yếu đến từ việc học, môi trường học hay những gánh nặng về tài chính, kinh tế, đặc biệt là sau đại dịch.

Stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng mạn tính, gây mất tập trung, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Cách giảm stress cho học sinh hiệu quả

Hít thở sâu khi gặp căng thẳng

Khi căng thẳng, lo lắng, hoảng loạn bạn thường sẽ thở gấp, thở không đều khiến quá trình trao đổi khí oxy của cơ thể bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp này các bạn học sinh có thể thử thực hiện một số bài tập thở đơn giản để giảm căng thẳng. Phương pháp này cũng hiệu quả với người lớn khi đang bị stress vì các vấn đề công việc, tài chính,….

Bạn nên ngồi hoặc nằm xuống, một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng. Sau đó, bắt đầu hít thật sâu bằng mũi sao cho phần bụng đẩy tay hướng ra phía ngoài. Thở ra nhẹ nhàng cho đến khi phần tay trên bụng dần đi vào. Bạn có thể lặp lại động tác này từ 3 – 10 lần.

Ưu tiên sử dụng hình ảnh trong quá trình học

Tưởng tượng ra một hình ảnh hay một bức tranh trong đầu có thể cải thiện hiệu quả tình trạng căng thẳng. Bạn nên chọn một nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại và bắt đầu nghĩ về một khung cảnh yên bình. Hãy để bản thân thư giãn, đắm chìm trong sự thoải mái đó trong vài phút.

Ngoài ra trong quá trình học, các bạn học sinh nên chọn phương pháp học thông qua hình ảnh, biểu đồ, màu sắc,… Học bằng cách này sẽ giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn, từ đó giảm bớt căng thẳng, áp lực khi học tập.

Nhắm mắt và tưởng tượng ra một hình ảnh bất kỳ giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Nhắm mắt và tưởng tượng ra một hình ảnh bất kỳ giúp giảm căng thẳng hiệu quả

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Khi học hành căng thẳng, các bạn học sinh sinh viên thường có xu hướng bỏ bữa. Tuy nhiên, một chế độ ăn bổ dưỡng có thể hỗ trợ tăng cường trí não và sức khỏe tinh thần. Các bạn học sinh có thể thử một số cách sau để giảm bớt stress khi đến lớp, đồng thời cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

  • Ăn đủ 3 bữa một ngày.
  • Uống nước thường xuyên.
  • Đem theo đến lớp một số loại thức ăn nhẹ như hạt, trái cây.
  • Không uống rượu, bia, cà phê.

Ngủ đủ giấc

Tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ gián đoạn rất dễ gặp ở các bạn học sinh, sinh viên. Thế nhưng nếu hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Bạn khó tập trung hơn, dễ cáu gắt hơn và tâm trạng cũng bất ổn hơn.

Do vậy hãy cố gắng duy trì ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng một ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể, từ đó cải thiện chất lượng học tập.

Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng

Tập thể dục thường xuyên

Theo nghiên cứu, những học sinh thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao có tỉ lệ bị stress thấp hơn so với những bạn không hoạt động thể chất. Tuy nhiên, đối tượng học sinh, sinh viên thường rất bận rộn, vậy nên các bạn có thể tăng cường tập thể dục bằng cách:

  • Tập thể dục vào buổi sáng trước khi đến trường.
  • Đi bộ hoặc đi xe đạp đến lớp thay vì đi xe máy, ô tô.
  • Chơi một số môn thể thao đơn giản như bơi lội, chạy bộ, cầu lông,….

Nghe nhạc

Âm nhạc chính là một cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Nghe nhạc hoặc chơi nhạc cụ sẽ giúp các bạn học sinh tạm thời quên đi áp lực học tập, hoàn toàn đắm chìm trong những giai điệu vui tươi. Nghiên cứu cũng đã chứng minh, nghe nhạc sẽ giúp bạn thoát khỏi lo âu, cáu gắt nhanh hơn bình thường.

Xây dựng các mối quan hệ

Những mối quan hệ xung quanh như bạn bè, gia đình, thầy cô có thể là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng. Tuy nhiên, chính họ cũng sẽ là người giúp đỡ về mặt tinh thần cho bạn. Những lời động viên, an ủi từ người thân chính là cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Các bạn học sinh có thể chủ động xây dựng thêm những mối quan hệ mới như tham gia câu lạc bộ, nhóm học tập. Những mối quan hệ mới này có thể trở thành nguồn động lực để các bạn học sinh vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bạn bè, gia đình, thầy cô chính là những người giúp bạn vượt qua khó khăn
Bạn bè, gia đình, thầy cô chính là những người giúp bạn vượt qua khó khăn

Tìm ra vấn đề gây căng thẳng

Loại bỏ nguyên nhân gây căng thẳng chính là phương pháp tối ưu nhất để giảm stress. Lúc này, bạn nên để bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn một chút, giảm bớt một số hoạt động ngoại khóa tại trường học.

Bạn nên cân nhắc xem vấn đề khiến bạn mệt mỏi đó có thực sự quan trọng hay không, có đem lại những lợi ích gì khác không. Nếu câu trả lời là không thì hãy tìm cách loại bỏ vấn đề đó ra khỏi cuộc sống thường nhật càng nhanh càng tốt.

Xem thêm:

Khi căng thẳng quá mức do việc học, các bạn học sinh có thể thực hiện theo một số phương pháp giải tỏa căng thẳng tại nhà được chia sẻ trên đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Hẹn gặp lại bạn đọc trong các bài viết tiếp theo!

Tài liệu tham khảo:

1. Student stress

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/mental-health/children-and-young-adults/help-for-teenagers-young-adults-and-students/student-stress-self-help-tips/
  • Ngày tham khảo: 24/09/2024

2. Top 10 Stress Management Techniques for Students

  • Link tham khảo: https://www.verywellmind.com/top-school-stress-relievers-for-students-3145179
  • Ngày tham khảo: 24/09/2024
Contact Me on Zalo