Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?

“Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?” là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vì nhiều lý do khác nhau và nhất là trong thời điểm dịch covid ảnh hưởng việc đi lại làm bé bị trì hoãn việc tiêm chủng. Bài viết dưới đây của DOCOSAN sẽ giúp bạn làm rõ được vấn đề trên.

Bé cần tiêm phòng những vaccine gì?

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình có một sức khỏe tốt và phát triển bình thường. Khi con bạn còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, nên dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau, có bệnh có thể gây tử xong cho bé.

Vaccine giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đã từng ngây hại nghiêm trọng hoặc làm tử vong cho nhiều trẻ em trên khắp thế giới. Một số mũi tiêm vacccine cơ bản trong lịch tiêm chủng của bé:

  • Giai đoạn sơ sinh: Tiêm vacxin Viêm gan B (24h đầu sau sinh) và Tiêm vacxin BCG phòng bệnh lao (1 tháng sau sinh).
  • Trẻ được 2 tháng: Tiêm vacxin 5 trong 1 (bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib) mũi 1 và vacxin bại liệt: uống lần 1.
  • Trẻ được 3 tháng: Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 và vacxin bại liệt: uống lần 2.
  • Trẻ được 4 tháng: Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 3 và vacxin bại liệt: uống lần 3.
  • Trẻ được 9 tháng: Tiêm vacxin sởi: mũi 1.
  • Trẻ được 18 tháng: Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 4 và tiêm vacxin sởi – rubella.
  • Trẻ trên 1 tuổi: Tiêm vacxin viêm não Nhật Bản
  • Từ 2 đến 5 tuổi: Uống vacxin Tả (với các vùng nguy cơ cao).
  • Từ 3 đến 10 tuổi: Tiêm vacxin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).

Điều tốt nhất bạn có thể làm để chuẩn bị cho con mình một cuộc sống khỏe mạnh là tìm hiểu thông tin về việc tiêm chủng và đừng để bé tiêm phòng không đúng tháng.

Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không
Tiêm phòng cho bé

Tại sao bé cần tiêm phòng vaccine?

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học-y học đã chứng minh được rằng tiêm ngừa là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng bệnh truyền nhiễm. Người sau khi đã được tiêm vaccine sẽ có kháng thể bảo vệ cơ thể không làm mắc bệnh hoặc mắc thể nhẹ của bệnh. Các triệu chứng nhẹ và ít nguy hiểm hơn so với người không tiêm vaccine

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính rằng: mỗi năm có hơn 2,5 triệu trẻ em nhờ có tiêm phòng nên đã không bị tử vong vì bệnh truyền nhiễm. Trẻ được tiêm ngừa có sức khỏe tốt, có thể phát triển thể chất và trí não bình thường, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Những nguyên nhân làm bé tiêm phòng không đúng tháng

Trên thực tế, không phải trẻ em nào cũng được tiêm phòng vaccine đúng lịch. Một số trường hợp các bé phải hoãn tiêm chủng vì tình trạng sức khỏe không ổn định, bao gồm:

  • Trẻ sinh ra non và nhẹ cân ( dưới 2 kg).
  • Trẻ đang bị nhiễm trùng cấp tính ( biểu hiểu như sốt, ho, đau họng,..)
  • Trẻ đang mắc bệnh mãn tính nhưng ở giai đoạn tiến triển.

Bố mẹ vì công việc quá bận mà quên lịch tiêm phòng của con. Ngoài ra, cũng có thể do không nắm bắt được thông tin về loại vắc xin mà con cần dẫn đến việc không đưa con tiêm đúng lịch.

Một trong những nguyên nhân khác làm bé tiêm phòng không đúng tháng là thiếu hoặc vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mà thường thiếu nhất là vaccine 5 trong 1. Điều nãy dẫn đến việc không đủ đáp ứng nhu cầu chích ngừa cho trẻ. Ba mẹ có thể chờ vài ngày, hẹn trước lịch tiêm chủng cho con hoặc cân nhắc việc lựa chọn tiêm chủng tại các bệnh viện khác, cơ sở tiêm chủng được cấp phép đạt chất lượng, uy tín

Và nguyên nhân hằng đầu trong thời điểm hiện tại đó là đại dịch COVID-19 làm ba mẹ e ngại hoặc không thể đưa bé đến các cơ sở y tế để tiêm ngừa. Bạn nên gọi để được bác sĩ tư vấn về thời gian tiêm phòng phù hợp của một số mũi tiêm vì thời gian cho phép gián đoạn của các mũi tiêm là khác nhau.

Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không
Đại dịch COVID-19 làm nhiều bé phải trì hoãn tiêm chủng

Các loại vaccine không được tiêm chủng gián đoạn quá lâu

Một số loại vaccine nếu khoảng cách gián đoạn quá lâu sẽ đạt hiệu quả như mong đợi. Việc bé tiêm phòng không đúng tháng sẽ làm bé không được bảo vệ đầy đủ và vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm bổ sung sau đó. Sau đây là một số loại vaccine mà ba mẹ phải tiêm cho bé trong tời gian khuyến cáo:

  • Vắc xin viêm gan B mũi đầu tiên cần phải tiêm trong 24h đầu sau khi sinh.
  • Vắc xin BCG phòng tránh bệnh lao cần được tiêm 1 mũi duy nhất trong tháng sau sinh.
  • Vắc xin sởi cần được tiêm cho bé trong vòng 9 – 18 tháng tuổi.

Riêng đối với vaccin 5 trong 1, khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 4 – 8 tuần và tối đa cho phép là 12 tháng tuổi. Vì thời gian gián đoạn cho phép tương đối dài, nên ba mẹ có thể an tâm cho bé tiêm mũi tiêm bổ sung ngay khi có thể mà không ảnh hưởng đến hiểu quả của vaccine cũng như sức khỏe của bé.

Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?

Sau nhiều nghiên cứu sau hàng thập kỉ, lịch tiêm chủng được tính toán giúp trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và có mức bảo vệ tốt nhất. Cho nên trẻ cần được tiêm đúng theo lịch khuyến cáo để đạt được khả năng phòng bệnh hiệu quả cao nhất.

Mũi tiêm ngừa đầu tiên của hầu hết các loại vaccine theo thời gian sẽ giảm dần lượng kháng thể, có khi thấp dưới ngưỡng có thể bảo vệ được trẻ. Vì vậy, liều vaccin nhắc lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc đạt miễn dịch, giúp sản xuất đủ lượng kháng thể để bảo vệ bé.

Cần làm gì khi bé tiêm phòng không đúng tháng?

Phụ huynh theo dõi sát lịch chủng ngừa để tránh việc gián đoạn. Bạn có thể đến các cơ sở tiêm chủng hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về lịch tiêm.

Nếu có vấn đề làm gián đoạn việc tiêm vaccine của trẻ, bố mẹ hãy liên hệ các cơ sở y tế tiêm chủng để có hướng khắc phục hợp lý.

Tóm lại, để bảo vệ con bạn có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm: hãy đảm bảo đưa trẻ đi tiêm đúng theo lịch tiêm chủng nhé!

Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không
Tiêm phòng để bé có sức khỏe tốt nhất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/vaccines/programs/vfc/about/index.html