Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những điều cần biết là việc quan trọng đối với các bậc phụ huynh để giúp các con của mình được khỏi bệnh an toàn. Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, nhất là vào thời điểm giao mùa giữa nóng và lạnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về các vấn đề trong bệnh tay chân miệng ở trẻ em trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh gây ra do virus và thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh. Người lớn và thiếu niên trưởng thành hiếm khi mắc bệnh này do cơ thể đã có đầy đủ các kháng thể cần thiết. Nếu có, triệu chứng tay chân miệng ở người lớn cũng nhẹ nhàng hơn so với trẻ nhỏ.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện triệu chứng sau từ 3 – 5 ngày nhiễm virus. Các triệu chứng thường bắt đầu theo thứ tự này:

  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ trên bàn tay, bàn chân, các vùng trong khoang miệng ( nướu – lợi – lưỡi ) hoặc vùng da trên mặt ở gần môi. Mông hoặc bộ phận sinh dục cũng có thể bị phát ban mặc dù ít gặp hơn.
  • Các vết phát ban dần chuyển thành vết loét khiến trẻ đau đớn khó chịu nhưng không gây ngứa.

Một số hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Một số hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Hình ảnh bóng nước trong bệnh tay chân miệng ở đầu gối trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? 

Các ông bố bà mẹ cần lưu ý phải kiêng không cho trẻ dùng chung đồ với gia đình. Vì chân tay miệng có tình truyền nhiễm, tuy đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng người lớn không nên chủ quan vì người lớn cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm. Những đồ dùng của bé: Bát, đũa, thìa… cũng dùng riêng, trước khi sử dụng cần tráng qua với nước sôi.

Trong quá trình theo dõi bệnh cho trẻ cần kiêng không cho bé gãi. Vì gãi sẽ gây vỡ mủ, tạo nên những vết loét trên da, bệnh dễ lây lan, nhiễm trùng… sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như: Sốt cao, viêm màng não, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Chú ý rằng kiêng không được sát trùng bằng muối và chanh. Đây chính là sai lầm gặp phải của rất nhiều mẹ, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo việc dùng chanh và muối để sát trùng là phản tác dụng, mặt khác còn khiến bé đau hơn, da dễ tổn thương hơn.

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh tiếp tục phát triển trong khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi ( nếu không biến chứng ) mà không cần dùng thuốc để điều trị. Biến chứng của bệnh tay chân miệng là hiếm gặp, nó có thể gây viêm não hoặc viêm màng não.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi ?

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ. Thời gian phục hồi sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau:

  • Nếu trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 thì chỉ sau 7 – 10 ngày là sẽ khỏi bệnh.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh cấp độ 2 thì sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày.
  • Nhưng nếu trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3, 4 thì thời gian hồi phục sẽ càng dài hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu lúc này không cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng như viêm tim, viêm não, suy hô hấp, trụy mạch, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bên cạnh thời gian khỏi bệnh thì có một điều đáng nói nữa là dù trẻ có được chữa lành bệnh tay chân miệng đi nữa thì virus tay chân miệng vẫn tồn tại trong cơ thể trẻ em đặc biệt là đường hô hấp của trẻ từ 1 – 3 tuần mới biến mất hoàn toàn. Do đó, cha mẹ không được chủ quan dù khi trẻ đã khỏi bệnh.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? 

Thức ăn mềm và lỏng dễ tiêu hóa 

Trong thời điểm này bé không muốn ăn do đau và mệt nên bố mẹ cho bé ăn những bé mà bé thích, đây sẽ là 1 động lực giúp bé ăn nhiều hơn đấy. Khi nấu thức ăn cho bé bố mẹ cần chú ý thức ăn phải mềm, bé bị tay chân miệng nên ăn những thức ăn như cháo, canh , những thứ dễ ăn khác như súp nấu nhuyễn, sữa chua, sữa bột, cho bé uống nhiều các loại nước ép hoa quả để bổ sung vitamin vì lúc đó miệng bé rất đau việc nuốt sẽ khó thức ăn như vậy sẽ giúp bé bị bệnh chân tay miệng ở trẻ em ăn tốt hơn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn Thức ăn mềm và lỏng dễ tiêu hóa 

Các bữa ăn được chia nhỏ 

Không nên ép các bé ăn, bé bị tay chân miệng nên ăn theo các bữa nhỏ, mỗi bữa cho bé một chút. Dùng những loại thìa mềm, không có cạnh sắc nhọn, khi đưa vào miệng bé cần tránh những vết loét, bởi khi động vào sẽ khiến bé đau, khóc và bỏ ăn đấy. Bé bị tay chân miệng nên ăn những thực phẩm chứa đầy đủ nước, tránh những nước quá lạnh hoặc quá nóng khiến bé bị đau miệng.

Tăng số lần bú mẹ 

Nếu trẻ vẫn còn mẹ đang trong quá trình bú mẹ, các mẹ hãy cho bé tăng số lần bú lên nhé, vì khi bị bệnh mỗi lần bú của bé sẽ không được như trước bởi vậy nên tăng lên để đáp ứng số sữa vào người bé được bằng như khi bé khỏe mạnh.

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không ?

Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh tỏ băn khoăn về việc có nên cho trẻ ăn cam hoặc uống nước cam khi bị tay chân miệng hay không. Về vấn đề này, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, cam vốn dĩ là một loại trái cây có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin C, vitamin A, vitamin B6, sắt, canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa…

Vì sở hữu cho mình một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào nên việc cho trẻ uống nước cam hoặc ăn cam khi đang bị tay chân miệng sẽ giúp cơ thể trẻ sản sinh nhanh chóng ra các kháng thể khỏe mạnh giúp nâng cao hệ thống miễn dịch từ đó dễ dàng chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Đồng thời các dưỡng chất thiết yếu trong quả cam còn giúp đào thải các độc tố do virus giải phóng ra ngoài cơ thể dễ dàng, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh cho trẻ.

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? 

Thức ăn nóng và cứng hay đặc

Bé bị tay chân miệng nên kiêng những thức ăn quá nóng và cứng, khi bé bị bệnh này miệng của bé rất đau, việc bé ăn thức ăn mềm đã khó khăn rồi, nếu bố mẹ còn cho bé ăn thức ăn cứng và bỏng sẽ khiến bé đau hơn nữa bé sẽ bỏ ăn, từ từ như vậy sức đề kháng của bé sẽ giảm dần, bệnh ngày một nặng hơn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng Thức ăn nóng và cứng hay đặc

Không ép trẻ ăn

Khi con từ chối ăn cha mẹ cũng không nên cưỡng ép trẻ, cha mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cho bé. Đồng thời cho con ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Không kiêng nước

Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ vẫn phải tắm gội cho bé bằng nước ấm bình thường tuy nhiên cần lau rửa nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các bọng nước. Việc tắm rửa sạch sẽ giúp hạn chế vi khuẩn tích tụ trên da giúp bé mau lành bệnh.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những điều cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo