Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là một bệnh lý thuốc nhóm viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp. Việc bệnh lý này có nguy hiểm hay không và cụ thể bệnh viêm tiểu phế quản cấp này là gì luôn là câu hỏi của các bậc phụ huynh khi thấy con mình có các triệu chứng của bệnh. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là gì?

Tiểu phế quản là tập hợp các cuống phổi nhỏ có đường kính < 2mm, mềm mại do không có sụn nâng đở nên khi bị viêm sẽ dễ bị xẹp lại, dễ bị chít hẹp làm đường thở bị tắc nghẽn gây ra tình trạng khó thở, khò khè và nặng hơn nữa là suy hô hấp.

bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính các tiểu phế quản, nguyên nhân chủ yếu do siêu vi, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi – gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, khởi đầu với triệu chứng hô hấp trên sau đó là nhiễm trùng hô hấp dưới gây ra tình trạng khò khè và nghe ran ở phổi.

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thông thường, viêm tiểu phế quản cấp thường khởi đầu 1 – 3 ngày với biểu hiện của viêm đường hô hấp trên, nghẹt mũi, chảy mũi trong và tiến triển nặng dần đến suy hô hấp với đặc điểm thở nhanh, thở gắng sức, co rút lõm lồng ngực và khò khè hoặc ho nhiều, …

Trẻ nhỏ (<3 tháng tuổi) và trẻ nhũ nhi đẻ non có thể biểu hiện mệt mỏi nhiều, xuất hiện các cơn ngưng thở tái diễn, nghẹt mũi nhiều sau khi xuất hiện các triệu chứng điển hình từ 24 đến 48 giờ.

Để nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ, bố mẹ có thể dựa vào các triệu chứng bệnh sau:

  • Tuổi bệnh nhân: dưới 24 tháng.
  • Khởi đầu với triệu chứng viêm hô hấp trên và/hoặc chảy nước mũi trong 1-3 ngày
  • Triệu chứng lâm sàng:
    • Ho: là triệu chứng rất thường gặp của viêm tiểu phế quản cấp, thường là ho khan, sau đó là ho kèm theo khò khè.
    • Khò khè: cũng là dấu hiệu bệnh thường gặp, khò khè xuất hiện do đàm, dịch tiết, … bít tắt đường thở dưới, cản trở luồng khí lưu thông.
    • Sốt: có thể sốt nhẹ đến vừa hoặc không sốt
    • Suy hô hấp: có thể nhẹ nhàng qua cho đến nặng, phải hỗ trợ hô hấp. Các dấu hiệu suy hô hấp có thể gặp: thở nhanh, thở gắng sức (co kéo cơ liên sườn, rút lõm ngực, …), thở không đều, cơn ngưng thở, …
    • Lưu ý: trẻ nhỏ (đặc biệt là dưới 6 tuần tuổi) có thể có con ngưng thở mà không có các triệu chứng lâm sàng khác

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Phần lớn trẻ bị viêm tiểu phế quản nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà, bệnh có thể tự khỏi và hồi phục tốt sau 1-2 tuần. Cụ thể, trong khoảng 7 ngày đầu trẻ chủ yếu bị ho, người mệt mỏi, thân nhiệt cao hơn bình thường. Sau đó, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần chỉ trong vòng 14 ngày. 

Ngược lại, nếu chăm sóc điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ em sai cách có thể khiến bệnh kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc tái phát thường xuyên nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Không những thế, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây tình trạng co giật, mất nước, suy hô hấp, xẹp phổi, thậm chí gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, nhiễm trùng thứ phát và các cơn ngưng thở rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ non tháng.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp

bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chia thành nhiều bữa nhỏ

  • Trẻ bị viêm tiểu phế quản nên có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh như sau:
    • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin từ rau xanh và hoa quả giúp tăng đề kháng cho bé và cải thiện bệnh nhanh hơn: các loại quả mọng, cà rốt, dâu tây, rau màu xanh đậm, rau bina, súp lơ xanh…
    • Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt.
    • Ăn thịt gia cầm, cá và các loại đậu để bổ sung protein.
    • Sử dụng các loại sữa ít béo hoặc sữa thực vật.
    • Giảm hàm lượng muối, đường phụ gia, cholesterol
    • Cho trẻ bú mẹ đến lúc trẻ được 24 tháng tuổi.
    • Thay các đồ ăn chiên xào bằng đồ ăn hấp, luộc.
    • Nên cho trẻ ăn sữa chua. Sữa chua chứa các vi khuẩn lành mạnh giúp khống chế các dấu hiệu viêm tiểu phế quản, và cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì trong chế độ ăn, trẻ bị viêm tiểu phế quản kiêng ăn gì cũng là một câu hỏi thường gặp:
    • Tránh đồ uống có ga và thức ăn chứa nhiều đường.
    • Hạn chế dùng thịt đỏ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ nếu ăn nhiều sẽ khiến các triệu chứng của người mắc viêm tiểu phế quản trở nên nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm có chứa vitamin D từ các loại cá như: Cá thu, cá mòi, cá hồi,…
    • Thực phẩm chứa nhiều sữa, chất béo, phô mai hoặc thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, chứa nhiều gia vị,… sẽ dễ gây đầy hơi, chướng bụng khiến trẻ viêm tiểu phế quản cảm thấy khó thở hơn.
    • Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng sản xuất chất nhầy khiến đờm trở nên đặc và gây nhiều kích ứng cho trẻ bệnh.
    • Đồ ăn quá mặn: khiến cơ thể tăng giữ nước trong các mô của phế quản dẫn đến tăng sản xuất chất nhầy và các chất gây viêm tiểu phế quản.
    • Đồ ăn nhanh như các loại thịt chế biến: thịt xông khói, xúc xích…, đồ ăn đóng gói sẵn. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối cũng góp phần gây bệnh theo cơ chế giữ nước trên.
    • Đường tinh chế: kẹo, socola, ngũ cốc ngọt lịm, siro, nước ngọt, bánh mứt… vừa không có chất dinh dưỡng.vừa gây tăng các triệu chứng khó thở của viêm tiểu phế quản.
    • Các đồ ăn chua chát như mơ, mận, táo chua…dễ gây nên tình trạng khó long đờm, làm trẻ khó chịu và mệt mỏi hơn.
    • Thức ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt… gây kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng gây đau rát cổ họng.

Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội: vừa phòng chống mất nước vừa làm tăng thải các độc tố ra khỏi cơ thể mà dịch đờm cũng được tống ra ngoài dễ dàng hơn, giảm rát, khô cổ họng.

Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm. Nếu trẻ sốt cao, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. 

Có thể sử dụng máy làm ẩm và làm sạch không khí giúp trẻ dễ thở hơn. 

Có thể sử dụng thuốc giảm ho an toàn, không chứa các anti-histamin

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰, giữ thông thoáng đường thở

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, ngủ gối cao đầu.

Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc hoặc các yếu tố kích thích dị ứng như phấn hóa, lông chó mèo…

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em không phải là một bệnh lý quá khó điều trị, nhưng nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách bệnh có thể kéo dài và ảnh hưởng nhiều đời sống sinh hoạt cũng như quá trình phát triển của bé, đặc biệt là ở hệ hô hấp. Chính vì vậy bố mẹ cũng đừng nên chủ quan khi thấy con có các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản nhé, để an toàn hãy đưa trẻ đến bệnh viên gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.