Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ cần lưu ý

Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ là mối bận tâm hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa khi đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật nhiều nhất ở trẻ. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh gây ra bởi tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Bệnh rất dễ lây từ người sang người hoặc người bị lây từ động vật hay qua các loài ký chủ trung gian như côn trùng, bò sát,… Trong một số trường hợp người bệnh cần phải được cách ly để tránh lây lan mầm bệnh trong cộng đồng. Một căn bệnh truyền nhiễm đang hoành hành gây đại dịch trên toàn thế giới hiện nay đó là COVID-19.

Theo một số thống kê từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia của Hoa Kỳ cho thấy trong số 10 triệu trường hợp tử vong mỗi năm ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, phần lớn có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Cụ thể 36% trong số 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì mắc nhiễm trùng huyết, viêm phổi, tiêu chảy và uốn ván. Đặc biệt các bệnh lây qua đường hô hấp ở trẻ em là nỗi lo to lớn của hệ thống y tế.

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm các loại vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng,… được gọi chung là mầm bệnh. Các tác nhân này sau khi xâm nhập vào cơ thể, dưới điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và sinh sôi một cách mạnh mẽ, tiết ra các độc tố gây bệnh cho cơ thể.

Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ có mầm bệnh lây lan qua không khí, qua dịch tiết khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Ruồi, muỗi cũng có thể trở thành trung gian truyền các bệnh truyền nhiễm sang cho người. Trên cơ thể 1 con ruồi có đến 6 triệu vi khuẩn do đó môi trường sống ô nhiễm cũng là yếu tố thúc đẩy lý tưởng để mầm bệnh có thể lưu trữ và phát tán.

Ở trẻ nhỏ, các yếu tố quan trọng khiến trẻ dễ mắc bệnh bao gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch còn chưa hoàn thiện, chế độ dinh dưỡng và một sô bệnh lý đi kèm,… Độ tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng mắc bệnh cao hơn vì lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện và chưa có ý thức vệ sinh cá nhân. Cha mẹ cần tìm hiểu những dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa, điều trị các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ thường gặp.

cac benh truyen nhiem lay qua duong ho hap o tre 1

Dấu hiệu nhận biết các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em

Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em hầu hết có những dấu hiệu để nhận diện, tuy có thể gây nhầm lẫn với các bệnh ở đường hô hấp khác và không đặc hiệu, tuy nhiên nếu có thể giúp cha mẹ nhận diện sớm dấu hiệu bệnh thì trẻ có thể được đưa đi khám sớm hơn, tiên lượng bệnh cải thiện nhiều.

Cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ thường gặp nhất. Bệnh gây ra bởi tác nhân virus cúm và dễ lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh hội chứng nhiễm siêu vi bao gồm sốt cao trên 38 độ C, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ toàn thân, nhức đầu, mệt nhiều, một số trường hợp có thể nôn ói hoặc tiêu chảy. 

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam gây ra bởi virus Varicella Zoster. Đường lây chủ yếu là đường hô hấp, lây qua đường giọt bắn từ các bóng nước của người bệnh hoặc từ đường hô hấp của người bệnh, khả năng lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết là rất thấp. Bệnh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào nếu chưa từng bị bệnh hoặc chưa được tiêm ngừa thủy đậu , tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh nhất và thường gặp nhất vẫn là nhóm trẻ em.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn: Viêm phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ với tỉ lệ tử vong cao trên toàn thế giới. Một số thống kế cho thấy có hơn 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, trong đó có hơn 153.000 trẻ sơ sinh – nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng. Hiện nay các ca bệnh tử vong có thể phòng ngừa được. Trong các nguyên nhân gây viêm phổi thì viêm phổi do phế cầu khuẩn dễ lây lan qua các phân tử trong không khí khi trẻ lành tiếp xúc với mầm bệnh.

Ho gà: bệnh gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể từ đường hô hấp bằng cách bám chặt vào hệ thống lông mao ở đường dẫn khí trên sau đó bắt đầu giải phóng độc tố làm tổn thương hệ hô hấp. Triệu chứng của bệnh thường là những cơn ho dữ dội khó kiểm soát và những cơn khó thở nguy hiểm. Dấu hiệu để nhận ra trẻ mắc bệnh đó là xu hướng hít thở sâu để lấy oxy sau những cơn ho, tạo ra tiếng rít dài.

cac benh truyen nhiem lay qua duong ho hap o tre 2

Cách xử trí các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em

Dưới đây là cách xử trí và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý để có thể chăm sóc con mình tốt hơn:

Cúm

  • Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ bệnh thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và tạm ngưng đến trường
  • Dùng vật dụng như khăn để che miệng khi ho hay hắt hơi, hạn chế đến nơi đông người 
  • Rửa tay thường xuyên với xà bông hay dung dịch sát khuẩn như nước cồn, nước rửa tay nhanh (alcohol)
  • Không để trẻ sử dụng chung vật dụng cá nhân với người thân trong nhà
  • Tiêm vaccine ngừa bệnh cúm cho trẻ theo lịch, mũi vaccine này đã được chứng mình an toàn, có hiệu quả và đã được sử dụng liên tục hàng chục năm qua. Có thể tiêm đối với trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm, tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Trẻ lớn và người lớn tiêm 1 mũi và cần tiêm nhắc lại mỗi nằm theo lịch tiêm chủng.

Thủy đậu:

  • Trẻ em cần được tiêm phòng thủy đậu để ngăn ngừa bệnh, thuốc ngừa thủy đậu có tác dụng rất tốt trong công tác phòng bệnh và đạt được những thành quả to lớn
  • Khi trẻ có dấu hiệu và triệu chứng của thủy đậu, cha mẹ cần để trẻ ở nhà, tạm thời xin nghỉ học cho trẻ và hạn chế đến chỗ đông người để tránh lây nhiễm cho trẻ khác và nhóm đối tượng chưa có miễn dịch
  • Trong gia đình có người chưa tiêm ngừa hoặc có chưa có miễn dịch với bệnh thì hạn chế cho trẻ tiếp xúc
  • Không nên cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân với người khác trong nhà trong thời gian bệnh.

Viêm phổi do phế cầu

  • Tiêm ngừa phế cầu là biện pháp rất hiệu quả để giúp bé phòng ngừa bệnh viêm phổi, đồng thời giúp ngừa viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ để bé có hệ miễn dịch và đề kháng tốt hơn, tránh nhiễm bệnh và bị bệnh mức độ nặng
  • Môi trường sống sạch sẽ, hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc với các mầm bệnh
  • Trẻ nên được bú sữa mẹ sớm theo khuyến cáo và kéo dài cho tới 24 tháng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé thật sạch sẽ
  • Không tự ý xử trí cho bé bằng phun khí dung hay mua thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ

Ho gà

  • Tiêm phòng vaccne ho gà cho trẻ theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng
  • Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, cần cho trẻ nghỉ học và đi khám bác sĩ
  • Vệ sinh các nhân cho bé sạch sẽ để tránh lây bệnh từ trẻ khác cũng như tránh để trẻ lây bệnh cho người xung quanh
cac benh truyen nhiem lay qua duong ho hap o tre 3

Docosan cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm đọc bài viết “Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ cần lưu ý”. Vì nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh và một khi mắc sẽ dễ trở nặng do đó các bậc phụ huynh cần thận trọng và nắm được một số thông tin cơ bản về các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ để có thể chăm sóc con cái tốt hơn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo