Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em hiệu quả

Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì? Hen suyễn hay hen phế quản ở trẻ em là một bệnh lý về đường hô hấp, gây khó thở cho trẻ và nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh có nguy hiểm hơn mùa nóng không?  Trẻ bị hen suyễn phải làm sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh hen suyễn ở trẻ

Bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng gần giống với hen ở người lớn, tuy nhiên trẻ em thường biểu hiện các triệu chứng khác biệt hơn.

Khi trẻ bị hen suyễn, đường hô hấp của chúng dễ dàng bị kích ứng với các yếu tố môi trường như cảm lạnh hoặc phấn hoa, giống như những người bị dị ứng. Các triệu chứng của hen suyễn có thể khiến trẻ khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt hoặc làm trẻ thức giấc ban đêm. Đôi khi, trẻ lên cơn hen suyễn cần phải đến bệnh viện để cấp cứu.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa trẻ lên cơn hen cũng như hạn chế số lần tái phát của trẻ dựa trên hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có triệu chứng gì?

Mỗi trẻ bị hen suyễn sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Thậm chí ở cùng một đứa trẻ có thể có các triệu chứng khác nhau giữa lần lên cơn hen đầu với những lần tái phát khác. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ho nhiều, ho khan (có thể chỉ xuất hiện đơn độc, không kèm triệu chứng khác)
  • Ho thường xuyên xảy ra, nhất là sau khi tập thể dục hoặc chơi đùa với bạn, chiều tối và ban đêm, khi thời tiết lạnh, hoặc khi khóc, cười.
  • Ho nặng hơn sau khi trẻ vừa nhiễm siêu vi (virus)
  • Trẻ có vẻ mệt mỏi và thường dừng lại để thở khi tham gia các hoạt động
  • Trẻ ít chơi thể thao, ít giao tiếp xã hội
  • Ngủ không tròn giấc vì khó thở hoặc ho
  • Thở gấp, nhanh
  • Đau hoặc tức ngực
  • Nghe tiếng khò khè khi trẻ thở
  • Lồng ngực của trẻ co rút lại mỗi nhịp hít vào thở ra
  • Khó thở
  • Biếng ăn, hoặc quấy khóc khi ăn (ở trẻ sơ sinh)

Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa vì bất cứ lí do nào khiến bé khó thở.

Thông thường, các xét nghiệm có thể không giúp xác định được bệnh hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em

Các yếu tố dễ khiến trẻ lên cơn hen bao gồm:

  • Cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác
  • Chất gây dị ứng như bụi bặm, nấm mốc, lông chó mèo và phấn hoa.
  • Ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, hóa chất, thời tiết lạnh.
  • Căng thẳng.
  • Vận động nặng có thể khiến trẻ khò khè, ho, khó thở và tức ngực.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hầu hết trẻ em có các triệu chứng hen suyễn lần đầu tiên khi chưa đủ 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn có thể bị ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Những nguy cơ khiến trẻ em dễ bị hen suyễn bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng hoặc chàm
  • Tiền sử gia đình có cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột bị dị ứng hoặc hen suyễn
  • Đã từng nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần
  • Cân nặng lúc sinh thấp so với mức bình thường
  • Hút thuốc lá thụ động trước (mẹ) hoặc sau khi đã được sinh ra
  • Chủng tốc là gười gốc Puerto Rico hoặc người Mỹ gốc Phi.
  • Điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế gia đình thấp

Tổng quan về cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Dựa trên tiền sử mắc bệnh của trẻ và mức độ nặng của bệnh hen suyễn hiệc tại, bác sĩ sẽ lập một kế hoạch hành động hen suyễn. Nó mô tả thời điểm và cách sử dụng thuốc điều trị hen, khi bệnh hen suyễn trở nặng thì cần phải làm gì, khi nào cần cấp cứu. Hiểu rõ kế hoạch này là bước cơ bản cho những cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của kế hoạch hành động hen của trẻ, bạn cần đảm bảo trẻ hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân khởi phát cơn hen, tốt nhất là không cho tiếp xúc.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em sử dụng các loại thuốc nào?

Hầu hết các cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em đều có thể dùng cho cả người lớn. Đặc biệt thuốc trị hen suyễn cho trẻ em có liều lượng được điều chỉnh phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ. Có những trẻ không kiểm soát được khả năng hít đủ tốt để sử dụng cùng 1 loại ống hít tiêu chuẩn, vì thế cần các loại dụng cụ hít khác nhau dựa trên khả năng hít cũng như độ tuổi của trẻ.

Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em có 2 loại thuốc chủ yếu

Thuốc cắt cơn là 1 trong những cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em
  • Thuốc cắt cơn giúp giảm tức thời các triệu chứng của một cơn hen sắp khởi phát. Sau khi dùng thuốc hãy đưa con bạn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ kịp thời.
  • Thuốc kiểm soát hen sẽ có tác dụng kéo dài ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cũng như hạn chế triệu chứng viêm đường hô hấp mà trẻ sẽ phải uống hàng ngày.

Nếu các triệu chứng hen suyễn không tự khỏi mà cần dùng thuốc cắt cơn trên hai lần/ tuần vào ban ngày hoặc thức giấc trên hai lần một tháng vào buổi tối, bác sĩ có thể hướng dẫn trẻ dùng thuốc kháng viêm mỗi ngày.

Vì thành phần của thuốc điều trị hen suyễn có chứa steroid, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như kích ứng cổ họng và miệng của trẻ. Nếu sử dụng lâu dài, trẻ có thể bị chậm phát triển, có thể ảnh hưởng đến xương, đục thủy tinh thể. Cơ thể của trẻ sau khi sử dụng steroid thường xuyên có thể không tự tổng hợp được đủ steroid tự nhiên như trước nữa.

Tuy nghiên nếu không điều trị, hen suyễn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và phải khiến trẻ nhập viện. Bác sĩ sẽ trình bày cho bạn biết về những ưu nhược điểm của thuốc điều trị hen trước khi cho trẻ bắt đầu sử dụng chúng.

Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em như thế nào?

Dùng thuốc

Bạn có thể cho trẻ điều trị bệnh hen suyễn tại nhà bằng cách sử dụng máy phun khí dung. Máy phun khí dung giúp chuyển thuốc hen suyễn (thuốc giãn phế quản) từ dạng lỏng sang dạng sương mù và phun trực tiếp vào mũi để trẻ hít thở qua mặt nạ hoặc ống phun khí dung. Thời gian của phương pháp này thường mất 10 đến 15 phút và dùng tối đa vài lần một ngày.

Có những hướng dẫn để kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ em dưới 4 tuổi. Điều này bao gồm việc sử dụng các loại thuốc làm giảm nhanh chóng (như albuterol) cho các triệu chứng thuyên giảm. Bước tiếp theo là bước tiếp theo của một liều thấp steroid dạng hít, hoặc montelukast (Singulair). Sau 4 tuổi, trọng tâm chuyển từ kiểm soát triệu chứng sang quản lý bệnh tật. Nếu bệnh hen suyễn của con bạn được kiểm soát trong ít nhất 3 tháng, bác sĩ có thể giảm điều trị cho trẻ.

Thay cho máy phun khí dung, có thể cho trẻ lớn hơn sử dụng ống hít hydrofluoroalkane hoặc trước đây được gọi là ống hít phân liều. Nếu bác sĩ hướng dẫn xịt thuốc 2 nhát 1 lần, hãy chờ khoảng 1 phút giữa 2 lần xịt thay vì xịt liên tiếp.

Tránh xa những tác nhân gây hen suyễn

Để phòng ngừa các cơn hen suyễn hoặc ngăn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bên cạnh việc dùng thuốc thì trẻ cũng nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Khói thuốc lá.
  • Bụi vải từ chăn, drap, gối, nệm.
  • Lông thú cưng. Tiếp xúc trực tiếp với chúng
  • Loại bỏ các chất gây dị ứng bằng các bộ lọc không khí.
  • Diệt gián và các loại côn trùng hiện đang trú ngụ trong nhà của bạn.
  • Nấm mốc, hơi ẩm. Dùng các hệ thống sấy khô, mở cửa phòng thông thoáng.
  • Các loại nến thơm, các chế phẩm làm sạch lưu hương lâu.
  • Chất lượng không khí bị ô nhiễm.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Kiểm soát tình trạnh ợ nóng, ợ chua
  • Vận động thể thao nặng. Có thể cần dùng thuốc hít khoảng 20 phút trước khi tập.
  • Tiêm phòng cúm cho trẻ định kì hàng năm.

Kết quả của cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn, như đã nói không thể trị khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó nhằm giúp trẻ có khả năng thực hiện những điều này trong tương lai:

  • Ngăn ngừa các triệu chứng tái phát
  • Trẻ có thể đến trường mỗi ngày
  • Trẻ ngủ ngon hơn (tránh triệu chứng hen suyễn vào ban đêm)
  • Trẻ năng động hơn, có thể tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.
  • Tránh phải đến bệnh viện hoặc cấp cứu vì lên cơn hen
  • Tránh hoặc hạn chế tối đa tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị hen
Trẻ năng động hơn nếu được kiểm soát tốt tình trạng hen suyễn

Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh

Triệu chứng hen suyễn thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu. Vào mùa lạnh, việc ra bên ngoài có thể khiến trẻ dễ bị khó thở hơn. Đồng thời tập thể dục trong mùa lạnh khiến trẻ dễ bị ho và thở khò khè.

Lý do hen suyễn trở nên nặng hơn vào mùa lạnh bao gồm như sau:

  • Trời lạnh khô khiến cho không khí trẻ hít vào cũng lạnh và khô, làm bay hơi nhanh hơn lớp chất lỏng lót niêm mạc đường thở của trẻ. Từ đó đường thở bị kích thích và sưng, khiến các triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn.
  • Tăng tiết nhầy: Một lớp chất nhầy được lót ở bề mặt niêm mạc đường hô hấp để bảo vệ chúng khỏi các vật thể lạ. Vào mùa lạnh, cơ thể sẽ tăng tiết ra loại chất nhầy này hơn, nó dính và dày hơn thông thường. Chất nhầy làm cản trở khả năng trao đổi khí khiến việc hít thở của trẻ trở nên khó khăn hơn.

Chức năng phổi của trẻ em và bệnh hen suyễn vẫn còn nhiều vấn đề đang được các bác sĩ nghiên cứu. Tuy nhiên một đứa trẻ có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn nếu ở tuổi lên 7 chúng có nhiều đợt khó thở, thở khò khè, và có mẹ bị dị ứng hoặc hen suyễn.

Khi đường thở của con bạn trở nên nhạy cảm, tình trạng này sẽ kéo dài suốt đời. Tuy nhiên thống kê có khoảng 50% trẻ với các triệu chứng hen giảm mạnh khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Trẻ có thể đã khỏi hẳn bệnh hen suyễn, hoặc các triệu chứng có thể trở lại khi trưởng thành mà không thể dự đoán trước được.

Hiểu rõ bệnh hen suyễn và cách điều trị, phòng ngừa nó là một bước quan trọng trong quá trình  chăm sóc sức khỏe của con bạn. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, tái khám đúng hẹn, tránh các tác nhân gây bệnh, và trẻ sẽ có thể có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em mà cha mẹ cần phải biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn

Nguồn tham khảo: webmd.com