Cha mẹ cần làm gì để giải cứu trẻ nghiện điện thoại?

Trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) thường dễ bị cuốn hút vào công nghệ, rồi dần hình thành chứng nghiện điện thoại mà ba mẹ không hay. Đặc biệt, giữa lúc đại dịch hoành hành, cha mẹ càng khó tách con khỏi điện thoại vì phải hạn chế ra đường,… Hiểu được nỗi lo lắng của cha mẹ, Docosan xin chia sẻ nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nghiện điện thoại và bí kíp tách trẻ khỏi smartphone giúp ba mẹ hóa giải bớt lo nghĩ.

Trẻ tăng động nghiện điện thoại còn đáng lo hơn trẻ bình thường

Trẻ em bình thường có thể thích thú với một trò chơi nào đó trong điện thoại, máy tính bảng rồi sau đó không còn thích nữa, nhưng trẻ mắc ADHD có nguy cơ lệ thuộc về hành vi và nhận thức trên những thiết bị này. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa lệ thuộc điện thoại với triệu chứng của lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và lòng tự trọng thấp.

Vẫn chưa thể xác định được là việc dùng điện thoại làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng tăng động kém chú ý hay là những trẻ tăng động kém chú ý có xu hướng thích dùng điện thoại nhiều hơn. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng điện thoại được xem như là một kỹ năng sống quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào.

nghiện điện thoại
Trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD sẽ bị chứng nghiện điện thoại ảnh hưởng tiêu cực hơn

Cha mẹ có con mắc chứng tăng động kém chú ý (ADHD) thường nhầm lẫn rằng trẻ không có khả năng tập trung. Thực ra thì, sự chú ý của trẻ có thể trực tiếp và khá mạnh mẽ vào một công nghệ nào đó mà trẻ thấy hứng thú, bao gồm trò chơi điện thoại, internet, và mạng xã hội, gửi tin nhắn.

Những chức năng này của điện thoại di động thường có nguồn tài nguyên vô hạn cung cấp không ngừng những cám dỗ làm trung tâm thư giãn của não cảm thấy hạnh phúc. Điều này làm cho việc kéo trẻ ra khỏi điện thoại trở thành một cuộc chiến khó khăn.

Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại

Việc phụ thuộc hoặc quan tâm quá nhiều đến điện thoại di động không chỉ là về số lượng trò chơi mà một đứa trẻ chơi hoặc những tin nhắn mà chúng gửi. Trẻ tăng động giảm chú ý có thể bị cuốn vào một vòng lặp hành vi, kiểm tra các ứng dụng mạng xã hội khác nhau mà khong có chủ đích hoặc tìm cách vượt qua một vòng chơi trong một trò chơi khó.

Sự phụ thuộc cũng có một thành phần nhận thức, với việc đứa trẻ nghĩ về hoặc trở nên siêu tập trung vào việc có thể truy cập và sử dụng điện thoại của chúng. Ví dụ, bé có thể trở nên đau khổ khi pin hết, khi không nhìn thấy điện thoại hoặc khi trẻ không thể ngủ với điện thoại di động vào ban đêm.

Trẻ nghiện điện thoại có các hành vi sau:

  • Nghĩ đến điện thoại và nhắc đến khi đang không sử dụng điện thoại
  • Dùng điện thoại mà không có mục đích cụ thể
  • Cãi nhau hoặc gây rối với cha mẹ về việc sử dụng điện thoại
  • Ngừng bất cứ việc gì trẻ đang làm khi điện thoại kêu
  • Thời gian trẻ dùng điện thoại ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ
  • Trẻ tỏ ra buồn rầu khi điện thoại hết pin hoặc mất sóng
  • Không chịu giảm thời gian dùng điện thoại.
nghiện điện thoại
Trẻ thường quấy khóc và đòi sử dụng điện thoại dù cha mẹ có cấm cản

Tác hại của chứng nghiện điện thoại

Nghiên cứu khác cho thấy rằng nghiện nhìn màn hình điện thoại có thể dẫn đến các triệu chứng sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn.

Theo phát hiện trong Báo cáo sức khỏe tâm thần của trẻ em năm 2019: Truyền thông xã hội, trò chơi và sức khỏe tâm thần do Viện tư duy trẻ em (Mỹ) xuất bản, sự gia tăng biểu hiện triệu chứng lo âu có liên quan đến việc tương tác trên các màn hình thiết bị thông minh.

Báo cáo cũng tìm thấy mối tương quan giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD).

Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng nghiện điện thoại với lo âu, giảm chất lượng giấc ngủ, thiếu tự tinkém giao tiếp, hoặc không tập trung và hiếu động quá mức ở trẻ em.

nghiện điện thoại
Những tác hại của việc nghiện điện thoại ở con trẻ

4 bước cai nghiện điện thoại cho trẻ

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo cha mẹ nên để ý từ sớm, không nên dùng điện thoại cho trẻ dưới 2 tuổi. Đối với trẻ lớn tuổi hơn, cha mẹ cần kiểm soát thời gian sử dụng và nội dung trẻ tiếp cận trên điện thoại, và không để điện thoại trong phòng ngủ của trẻ để đảm bảo thói quen ngủ khoẻ mạnh.

nghiện điện thoại
Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh chia sẻ kinh nghiệm cai nghiện điện thoại cho trẻ

Sau đây là những hành động giúp kiểm soát trẻ sử dụng điện thoại:

Cha mẹ làm gương cho trẻ

Kiểm tra lại thói quen sử dụng điện thoại của bạn trước khi thiết lập kế hoạch sử dụng công nghệ cho trẻ. Thiết kế khu vực không điện thoại trong nhà (ví dụng phòng khách hay nhà bếp), hoặc thiết lập thời gian không sử dụng điện thoại (ví dụ giờ ăn hay giờ ngủ).

Những việc làm này giúp cải thiện mối quan hệ trong gia đình và giúp mỗi người kiểm soát điện thoại của mình tốt hơn.

Cho trẻ nhiều lựa chọn thay thế điện thoại

Việc ít sử dụng điện thoại sẽ không giống như sự trừng phạt nếu trẻ có nhiều lựa chọn thoả mãn và vui hơn. Những hoạt động nào giúp trẻ thoải mái mà không liên quan đến màn hình, đặc biệt khi con của bạn bị lệ thuộc vào điện thoại? Một trò chơi tập thể, giờ đọc sách của gia đình, hay các hoạt động ở vườn nhà là thực sực cần thiết để tách trẻ xa khỏi điện thoại.

nghiện điện thoại
Cho trẻ tham gia các hoạt động không liên quan đến điện thoại

Kiểm soát chứ không cấm tiệt trẻ dùng điện thoại

Trẻ trong quá trình đi học hoặc thậm chí trong công việc sau này sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ.

Việc kiêng khem điện thoại không phải là mục đích chính, bởi vì không phù hợp với hiện tại và tương lai sau này. Nếu trẻ có thể sử dụng điện thoại có chủ đích và có kiểm soát thì sẽ có lợi cho sau này.

Yêu cầu sự giúp đỡ của chuyên gia

Đừng bao giờ do dự khi tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn thấy việc tự giới hạn và thoả thuận với trẻ dường như không hiệu quả.

Chuyên gia về sức khoẻ tâm thần có thể cung cấp những liệu pháp can thiệp hành vi và nhận thức để điều trị lệ thuộc điện thoại và giúp trẻ học cách tìm những điều thay thế hay chuyển dời sự chú ý.

Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cũng có thể giúp gia đình tìm ra quy luật khi thoả thuận với trẻ để có thể có lợi cho mỗi người và phá vỡ việc bắt đầu bị dính với điện thoại.

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với trẻ về việc sử dụng điện thoại. Trẻ thích gì ở công nghệ thông minh? Điều gì làm trẻ hạnh phúc mà không cần dùng đến điện thoại?

Tìm điểm cân bằng khi sử dụng điện thoại đôi khi gặp khó khăn, kể cả người lớn. Do đó hãy tập tính kiên nhẫn với con của bạn, và xem xét xem bạn có thể giúp trẻ phát triển một mối quan hệ lành mạnh và có kiểm soát với điện thoại không.

Screen fixation and children with ADHD … – Psycom