Con chấy là gì? 10 cách trị chấy hiệu quả cho trẻ em bạn nên biết

Con chấy trên tóc là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi. Ở độ tuổi này, việc học chung, ngủ chung với nhau vào giờ ngủ trưa sẽ khiến chấy lây từ bé này sang bé khác một cách dễ dàng hơn so với người lớn. Con chấy cắn gây ngứa ngáy da đầu, khiến trẻ khó tập trung học tập, ăn uống và sinh hoạt. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách trị chấy ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

1. Con chấy là còn gì? Trông con chấy như thế nào?

Chấy, hay còn có tên gọi khác là con chí, là một loại côn trùng nhỏ không cánh. Chúng kí sinh trên da đầu của con người và hút máu từ da đầu để sống và phát triển.

Tình trạng chấy xảy ra phổ biến nhất là ở trẻ em bởi con chấy rất dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc gần, nhất là đối với trẻ học bán trú/nội trú, trẻ mẫu giáo và tiểu học.

Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khi con chấy hút máu trên da đầu sẽ làm cho da đầu của trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu và kích ứng, trẻ gãi quá nhiều có thể gây trầy xước, da tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.

Chấy ở trẻ em
Chấy ở trẻ em lây lan từ người này sang người khác.

2. Cách phát hiện con chấy ở trẻ em

Dưới đây là một số đặc điểm giúp ba mẹ có thể phát hiện con chấy trưởng thành và trứng chấy ở trẻ em:

  • Trước khi nở trứng chấy trông giống như những chấm nhỏ màu vàng sậm hoặc nâu. Con chấy thường đẻ trứng trên vùng chân tóc gần da đầu, nơi có nhiệt độ hoàn hảo để giữ ấm trứng chấy cho đến khi trứng nở. Trứng chấy thường bị nhầm lẫn với gàu tuy nhiên rất khó để loại bỏ chúng bằng cách giũ tóc.

So với việc nhìn thấy con chấy bò trên da đầu thì trứng chấy dễ thấy hơn. Trứng chấy sẽ mất từ 1-2 tuần để nở sau khi con chấy đẻ trứng. Sau khi trứng chấy nở, phần vỏ còn lại có màu trắng hoặc trong và bám vào thân tóc. Trứng chấy di chuyển ra xa da đầu khi tóc mọc dài ra, đó là lí do vì sao chúng ta thường hay tìm thấy các vỏ trứng rỗng ở đoạn tóc xa da đầu hơn so với trứng chưa nở.

  • Kích thước của con chấy trưởng thành chỉ nhỏ khoảng bằng hạt vừng hoặc lớn hơn một chút và có màu trắng xám hoặc vàng sậm. Ấu trùng trở thành con chấy trưởng thành sau khoảng 2 tuần kể từ khi chui ra khỏi trứng. Hầu hết chấy đều hút máu nhiều lần trong ngày và một con chấy có thể sống đến 2 ngày sau khi bị loại bỏ khỏi khu vực da đầu.
  • Những cơn ngứa là do da đầu phản ứng với nước bọt của con chấy. Tùy thuộc vào độ nhạy cảm của da đầu mỗi người mà phản ứng này có thể đến nhanh hay chậm.
    Một vài trường hợp có thể mất vài tuần để trẻ bị chấy bắt đầu gãi. Tuy nhiên, bé có thể cảm giác được là có con gì đó đang bò trên đầu mình và kể với cha mẹ.
  • Nổi mẫn đỏ hoặc vết loét nhỏ do gãi. Một số trẻ bị kích ứng nhẹ do gãi, trong khi những trẻ khác có thể bị ngứa dữ dội. Gãi nhiều có thể làm trầy xước da đầu và dể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn. Da đầu bị nhiễm trùng sẽ đỏ, có thể đóng vảy và chảy dịch. Các bác sĩ có thể điều trị nhiễm trùng da bằng thuốc kháng sinh.
  • Các hạch bạch huyết có thể bị sưng ở phía sau hoặc phía trước cổ.

Để phát hiện ra chấy ở trẻ em, phụ huynh nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế:

3. Cách kiểm tra chấy ở trẻ em

Một số khu vực mà cha mẹ có thể tìm con chấy và trứng chấy đó là: trên da đầu, sau tai và quanh gáy. Rất hiếm khi trẻ con có chấy ở lông mi hoặc lông mày.

Như đã nói ở trên, kích thước to nhất của con chấy chỉ bằng hạt vừng và vì chúng di chuyển rất nhanh nên rất khó để quan sát thấy chấy trưởng thành trên da đầu. Thay vào đó, trứng chấy màu trắng hoặc vàng bám trên tóc gần da đầu sẽ dễ quan sát hơn.

Cách tốt nhất để kiểm tra xem có con chí trên tóc của bé hay không là dùng lược răng khít để chải tóc ướt. Bạn nên lựa những loại lược chải chấy bằng kim loại hoặc bằng gỗ với các răng lược dài, nhỏ và xếp sát nhau. 

Đầu tiên hãy làm ướt tóc của bé, cho thêm một ít dầu xả hoặc chất làm mềm tóc. Mục đích của việc sử dụng dầu xả là để quá trình chải chấy sẽ dàng hơn, do làm chấy di chuyển chậm trên lược. Chia tóc ra từng phần rất nhỏ để chải và tìm con chí hoặc trứng chấy trên lược. Cha mẹ có thể lau lược vào khăn giấy để dễ nhìn thấy con chí hơn.

Trong trường hợp trẻ thường xuyên bị ngứa ngáy và hay gãi đầu nhưng ba mẹ không chắc đó có phải là con chí hay không, hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá ở trường hoặc phòng khám nhi để xác định chính xác.

Cha me sử dụng lược để tìm chấy ở trẻ em
Cha me sử dụng lược để tìm chấy ở trẻ em

4. Xử trí khi có chấy ở trẻ em

Có 2 cách trị chấy ở trẻ em mà ba mẹ có thể xử lý ngay tại nhà:

  • Dùng thuốc
  • Bắt chấy và chải chấy
  • Thuốc: ba mẹ có thể tìm mua các sản phẩm trị chấy như dầu gội đầu, kem xả và kem dưỡng có sẵn tại các tiệm thuốc tây. Ở một số nơi chấy phát triển kháng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng dầu gội hoặc kem dưỡng kê toa, hoặc trường hợp nặng cần điều trị bằng đường uống.
  • Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm trị chấy không kê đơn: Khi đi mua thuốc, cha mẹ nhớ nói rõ tuổi của bé bởi vì có một số loại dầu gội trị chấy an toàn cho trẻ dưới 2 tháng tuổi nhưng một số loại khác chỉ an toàn cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ba mẹ nên nắm rõ cách sử dụng các loại thuốc trị chấy và sử dụng đúng cách, đủ liều lượng để đảm bảo diệt chấy hiệu quả nhất.
  • Bắt chấy và chải chấy: Thuốc và dầu gội có thể không loại bỏ hoàn toàn chấy và trứng chấy, khi đó, cha mẹ cần đều đặn bắt chấy và chải chấy bằng lược dày mỗi ngày cho con. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp phù hợp với những bậc cha mẹ lo lắng các hóa chất trong những sản phẩm diệt chấy có thể ảnh hưởng đến con. Bắt chấy là cách diệt chấy duy nhất cho bé từ 2 tháng tuổi trở xuống. Nếu được, hãy cắt tóc ngắn cho bé để việc bắt chấy được dễ dàng hơn.

Lưu ý:

  • Một số loại dầu gội trị chấy có chứa các chất bắt lửa và có thể gây cháy tóc, do đó không được sử dụng máy sấy tóc sau khi dùng thuốc trị chấy da đầu.
  • Không sử dụng tinh dầu để điều trị chấy trên da đầu. Một số tinh dầu có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên da và không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

Có thể trị chấy ở trẻ em bằng các sản phẩm tự nhiên được không?

Câu trả lời là có, mặc dù ưu điểm của phương pháp trị chấy ở trẻ em là dễ thực hiện tuy nhiên hiệu quả của việc này chưa được chứng minh khoa học. Dưới đây là một vài nguyên liệu trị chấy tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:

Dầu Trà: Đây là một loại dầu thiên nhiên có tính kháng khuẩn và kháng nấm. Bạn có thể thêm vài giọt dầu trà vào nước tắm hoặc sử dụng dầu trà trực tiếp trên da để giúp tiêu diệt chấy.

Giấm: Việc trị chấy bằng giấm là một phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu. Trộn đều giấm và nước trong tỉ lệ 1:1. Dùng bông tắm thấm đều dung dịch giấm và nước, sau đó áp lên vùng da bị chấy. Để bông tắm giấm trên da trong khoảng 10-15 phút để giấm có thể thẩm thấu vào da và tiêu diệt chấy. Sau đó, rửa sạch da bằng nước sạch và bôi kem dưỡng da để giữ ẩm

Tinh dầu bạc hà: Như chúng mọi người đã biết, tinh dầu bạc hà chứa chất kháng khuẩn nên thường được dùng để tiêu diệt trứng chấy. Trộn 10-15 giọt tinh dầu bạc hà với 2 ly nước. Cho dung dịch vào lọ xịt và phun lên bề mặt bị chấy. Lưu ý: Tinh dầu bạc hà có thể gây kích ứng da nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy, bạn nên thử trên một vùng nhỏ trước khi sử dụng toàn bộ lên da đầu.

Tỏi: Mùi hăng của tỏi và hành tây có thể khiến chấy bị “say”, đồng thời tỏi có tính kháng viêm hiệu quả, giúp da đầu sạch sẽ hơn. Lấy vài củ tỏi, bóc vỏ và cắt ra thành những miếng nhỏ. Cho các miếng tỏi vào nồi nước sôi và đun trong khoảng 20 phút. Sau khi nước tỏi đã nguội, đổ vào bình xịt hoặc chai phun và sử dụng để phun lên những khu vực bị chấy tấn công. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một ít tỏi nghiền hoặc băm nhuyễn, rồi rắc lên các khu vực bị chấy, sau đó dùng bàn chải cọ sạch.

5. Phòng tránh chấy ở trẻ em

Ngoài việc dùng thuốc và bắt chấy, cha mẹ cũng cần kết hợp các biện pháp dưới đây để loại bỏ con chấy và trứng của chúng trên tóc của bé cũng như ngăn chấy quay lại:

  • Giặt tất cả mền gối, khăn trải giường, thú nhồi bông và quần áo được sử dụng trong 2 ngày trước khi điều trị. Để đảm bảo loại bỏ triệt để trứng chấy và con chấy, bạn nên giặt chúng trong nước rất nóng (xấp xỉ 55 độ C) sau đó cho khăn trải giường, quần áo và chăn đã giặt vào máy sấy và sấy trong ít nhất 20 phút.
  • Lau dọc nhà cửa, đối với những đồ vật không thể giặt mà trẻ bị chấy đã dùng, hay cho vào túi kín (2 tuần) trước khi giặt khô.
  • Hút bụi thảm và bất kỳ màng bọc đồ nội thất (trong nhà hoặc xe hơi), và vứt bỏ túi rác trong máy hút bụi.
  • Ngâm các vật dụng chăm sóc tóc như lược, kẹp tóc, dây buộc tóc hoặc băng đô và bàn chải trong nước nóng hoặc vứt chúng đi. Dặn bé không cho bạn bè mượn hoặc dùng chung những vật dụng cá nhân này.
  • Chấy vốn sinh trưởng và lây lan rất nhanh, do đó hãy kiểm tra tìm chấy ở tất cả thành viên trong gia đình. Những người bị chấy cần được điều trị cùng lúc để ngăn chặn sự lây nhiễm.
  • Dặn bé khi đi học tránh ôm, ngồi kề bên hay nằm gần các bạn ở trường để tránh lây con chấy cho bạn.

6. Top bác sĩ có thể điều trị chấy ở trẻ em

Nếu đã áp dụng các phương pháp trị chấy cho trẻ ở trên nhưng vẫn không hết chấy hoặc xảy ra các tác dụng phụ thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế và nhờ đến sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một số bác sĩ Nhi trị chấy nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể đưa trẻ đến điều trị chấy ở trẻ em:

  • Bác sĩ Trần Văn Công – Chữa bệnh không dùng thuốc – Quận Bình Thạnh

7. Một số câu hỏi thường gặp

Một con chấy có thể sống được bao lâu?

Tuổi thọ của một con chấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài chấy, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, trung bình tuổi thọ của một con chấy là từ 2 đến 3 tháng.

Có phải trẻ bị chấy là do ở bẩn?

Điều này không hoàn toàn là đúng. Chấy là một loại côn trùng nhỏ có thể gây ra kích ứng và ngứa trên da của trẻ khi chúng cắn vào da và hút máu. Chúng thường sống trên các bề mặt bẩn, do đó việc giữ vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng để tránh bị chấy ở trẻ em. Tuy nhiên, đôi khi trẻ bị chấy không phải do ở bẩn mà là do bị lây từ bạn bè hoặc người thân khi tiếp xúc trực tiếp với đầu và cơ thể của người bị chấy rận.

Chấy ở trẻ em là một việc hết sức bình thường và rất dễ xảy ra vào mùa hè. Do đó khi con của bạn bị nhiễm chấy hãy trấn an bé và giải thích với bé rằng ai cũng có thể bị nhiễm chấy trên tóc. Không phải chấy ở trên đầu là do bé vệ sinh thân thể kém, con chấy hiện diện ở bất cứ ai. Việc bé tắm nhiều hay ít không liên quan đến việc nhiễm chấy.

Trị chấy là một việc lâu dài. Cha mẹ cần kiên trì thực hiện theo các phương pháp điều trị và lời khuyên phòng ngừa từ bác sĩ để bé sớm sạch chấy.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo