7 dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé trai mà cha mẹ cần biết

Thời điểm dậy thì có thể khác nhau giữa các cá nhân và trong thời gian gần đây có sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ dậy thì sớm ở bé trai. Sự sớm dậy thì có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý và đặc biệt là làm giảm cơ hội phát triển thể chất bình thường của trẻ, dẫn đến chiều cao thấp hơn so với độ tuổi thật. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Doctor có sẵn để tìm hiểu chi tiết.

dậy thì sớm ở bé trai

Dậy thì sớm ở bé trai là gì?

Dậy thì là giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ đồng thời đánh dấu sự chuyển mình về mặt thể chất và tâm lý khi chúng bắt đầu trở thành người trưởng thành. Thời điểm bắt đầu dậy thì thường khác nhau giữa nam và nữ thường là từ 10 đến 13 tuổi ở nam và từ 9 đến 12 tuổi ở nữ.

Dậy thì sớm ở bé trai có thể xảy ra khi trẻ bắt đầu trải qua quá trình này trước tuổi 9. Lúc này, sự phát triển xương của trẻ diễn ra nhanh chóng và điều này thường dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về kích thước cơ thể. 

Ngoài ra có thể thể hiện các biểu hiện của dậy thì sớm ở bé trai như tiếng vỡ giọng, sự quan tâm đối với vấn đề tình dục như sự thích cọ dương vật hoặc sự quan tâm đến xem, sờ vào các vùng sinh dục của người khác giới. Có thể xuất hiện lông ở vùng kín, ria mép, xuất tinh, tăng kích thước của dương vật và sự cương cứng của nó,…

Tình trạng dậy thì sớm ở bé trai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chiều cao, sức khỏe trong tương lai và cả quá trình học tập của trẻ. Thường thì dậy thì sớm ở bé trai sẽ có xu hướng tìm hiểu, tò mò và tiếp cận vấn đề tình dục sớm hơn so với những đứa trẻ trước trưởng thành nhiều hơn. Vì vậy, việc phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm cho trẻ là điều vô cùng quan trọng tránh các tác hại của dậy thì sớm ở bé trai.

Đưa trẻ đến Phòng khám Đa khoa Family Health nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm:

Khám dậy thì sớm ở bé trai tại Phòng khám Đa khoa Family Health

Phòng khám Đa Khoa Family Health đẩy mạnh trong việc cung cấp dịch vụ khám sức khỏe cho nam giới, đặc biệt là về vấn đề dậy thì sớm ở bé trai. 

Với tư cách là phòng khám đầu tiên tại Bình Thạnh được cấp phép bởi Bộ Y Tế và tích hợp mô hình nhà thuốc đạt chuẩn GPP, phòng khám cam kết mang đến sự chăm sóc toàn diện hàng đầu cho nam giới và gia đình.

Đội ngũ chuyên gia y tế tại phòng khám Đa khoa Family Health bao gồm:

  • TS BS. Trần Minh Hưng – Chuyên gia phẫu thuật
  • BS.CKI Nguyễn Quốc Tiến – Chuyên gia phẫu thuật
  • BS.CKII Lê Thanh Bình – Chuyên gia Nhi khoa
  • ThS. BS Vũ Đức Công – Chuyên gia Nhi khoa
  • BS. Lê Minh Đại – Chuyên gia phẫu thuật và khoa Tiết niệu học
  • BS. Trần Phước Duy Bảo – Chuyên gia nam khoa và phẫu thuật
  • BS. Vũ Thái Hoàng – Chuyên gia nam khoa và phẫu thuật
dậy thì sớm ở bé trai
Phòng khám Đa khoa Family Health – Địa chỉ khám dậy thì sớm ở bé trai đáng tin cậy

Khám dậy thì sớm ở bé trai tại Phòng khám Đa khoa Family Health là một quá trình quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện. Bác sĩ tại phòng khám thường cung cấp sự tư vấn và lời khuyên để hỗ trợ phụ huynh hiểu rõ về các thay đổi cơ thể của bé trai trong giai đoạn này.

Tại đây, bác sĩ thường sẽ:

  • Tư vấn dinh dưỡng: Cung cấp thông tin về dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh.
  • Tư vấn về vấn đề sinh lý: Giải đáp mọi thắc mắc về sự phát triển của cơ quan sinh dục, thay đổi giọng điệu và các biểu hiện khác của dậy thì.
  • Thông tin về sức khỏe tinh thần: Đưa ra lời khuyên về cách hỗ trợ tinh thần cho trẻ qua giai đoạn dậy thì bao gồm cả việc giải quyết những tâm lý và tình cảm khó khăn có thể phát sinh.
  • Chăm sóc cá nhân và vệ sinh: Hướng dẫn về cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc cơ bản về sức khỏe.
  • Đưa ra các biện pháp phòng tránh và an toàn: Tư vấn về giáo dục giới tính cũng như cung cấp thông tin về an toàn trong quan hệ tình dục và sử dụng bảo vệ.
  • Hỗ trợ gia đình: Bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên về cách gia đình có thể hỗ trợ và hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ.

Nếu quá trình khám được thực hiện chuyên nghiệp và tận tâm, sẽ giúp tạo ra một môi trường tư vấn tích cực và hỗ trợ cho phụ huynh và bé trai trong quá trình này. Đặt hẹn tại đây để được bác sĩ liên hệ và sắp xếp thời gian để tư vấn cho bạn:

Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé trai 

Dậy thì sớm ở bé trai có nguồn gốc từ một loạt các yếu tố bao gồm:

Nguyên nhân trung ương

Dậy thì sớm trung ương phụ thuộc vào nồng độ GnRH – loại hormon có tác động lên trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục (HPG). Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng dậy thì sớm trung ương:  

  • Các khối u thần kinh trung ương như u mô thừa vùng dưới đồi, u thần kinh đệm,… 
  • Bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm não – màng não,…
  • Di truyền: đột biến mất chức năng mã hóa gen MRF3, đột biến tăng hoạt động gen KISS1 và thụ thể của gen này (KISSR).
  • Dậy thì sớm mang tính chất gia đình.
  • Hội chứng u xơ thần kinh loại 1, hội chứng Sturge Weber. 

Nguyên nhân ngoại vi 

Dậy thì sớm ngoại vi không phụ thuộc vào nồng độ hormon GnRH. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này: 

  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Hội chứng McCune-Albright.
  • Sử dụng các loại thuốc chứa testosterone cho bé trai.
  • Sự hiện diện của khối u trong các tế bào mầm (tiền thân của tế bào sản xuất tinh trùng ở nam sau này) hoặc trong các tế bào Leydig (tế bào sản xuất hormone testosterone ở nam khi dậy thì).
  • Các trường hợp trẻ mang gen đột biến có khả năng sản xuất gonadotropin trong độ tuổi từ 1 – 4 tuổi có thể gây ra dậy thì sớm ở bé trai.

Đưa trẻ đến Phòng khám Đa khoa Family Health nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm:

Nguyên nhân lối sống 

Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất vẫn ảnh hưởng đến dậy thì sớm ở bé trai như: 

  • Béo phì và tiêu thụ quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng và thói quen ít vận động có thể làm gia tăng sản xuất hormone hoặc gây rối loạn nội tiết trong cơ thể trẻ nam gây ra dậy thì sớm.
  • Bổ sung dinh dưỡng không đúng cách, sử dụng các sản phẩm kích thích tăng trưởng hoặc thuốc chứa hormone tăng trưởng có thể gây rối loạn nội tiết ở trẻ, dẫn đến dậy thì sớm ở bé trai.
  • Tiêu thụ nhiều đồ uống có gas, sử dụng đựng thức ăn nóng trong hộp nhựa chứa BPA có thể gây ra dậy thì sớm ở bé trai.
  • Trẻ nam tiếp xúc nhiều với nội dung dành cho người lớn, chơi các trò chơi có nội dung tương tự cũng có thể gây kích thích thần kinh và góp phần vào dậy thì sớm ở bé trai.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai 

Việc nhận biết và hỗ trợ điều trị dậy thì sớm ở bé trai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển bình thường của trẻ. Đây là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển và việc can thiệp kịp thời có thể giúp tránh được một số tác hại của dậy thì sớm ở bé trai không mong muốn đồng thời tạo cơ hội cho trẻ đạt được chiều cao lý tưởng.

Do đó cha mẹ cần phải chú ý đến các dấu hiệu của dậy thì sớm ở bé trai và đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi nhận thấy chúng. Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể mà cha mẹ nên theo dõi:

  • Tăng chiều cao nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn: Trẻ có thể trải qua một giai đoạn tăng chiều cao đột ngột khiến chúng vượt qua những bước phát triển bình thường.
  • Vỡ giọng: Giọng của trẻ có thể bắt đầu vỡ, thay đổi từ giọng trẻ con sang giọng nam tính hơn.
  • Sự xuất hiện của lông nách và lông ở vùng kín mọc dày đặc: Trẻ nam có thể phát triển lông ở các vùng này, một biểu hiện rõ ràng của dậy thì sớm ở bé trai.
  • Kích thước tinh hoàn và dương vật tăng lên: Các cơ quan sinh dục của trẻ nam có thể trở nên lớn hơn và khác thường so với tuổi thực.
  • Sự xuất hiện nhiều mụn trứng cá: Da của trẻ có thể trở nên nhờn dầu hơn và mọc nhiều mụn trứng cá.
  • Mọc ria mép: Ria mép của trẻ có thể phát triển nhanh chóng và dày hơn.
  • Mùi cơ thể xuất hiện: Trẻ có thể phát triển mùi cơ thể, một biểu hiện khác của dậy thì sớm ở bé trai.

Đưa trẻ đến Phòng khám Đa khoa Family Health nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm:

Tác hại của dậy thì sớm ở bé trai

Dậy thì sớm ở bé trai có thể gây ra một loạt các hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tương lai của trẻ:

  • Chiều cao phát triển sớm, mất đi chiều cao lý tưởng: Trẻ dậy thì sớm có thể nhanh chóng trở nên cao lớn hơn so với bạn bè cùng tuổi nhưng điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. 
  • Chiều cao ngừng sớm: Chiều cao của trẻ sẽ ngừng tăng vì các sụn đầu xương cốt kết thúc phát triển sớm, giảm thời gian cho sự phát triển xương. Ngoài ra, dậy thì sớm ở bé trai còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác như hormone tăng trưởng và khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Tâm lý và hành vi bị ảnh hưởng tiêu cực: Dậy thì sớm có thể làm cho trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm hơn khi thể chất của chúng khác biệt so với bạn bè. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm và phát triển suy nghĩ tiêu cực thậm chí thực hiện các hành động tự tổn thương bản thân.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Trẻ dậy thì sớm thường chưa được hướng dẫn về cách vệ sinh và chăm sóc cơ thể đúng cách dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản.
  • Dễ có nguy cơ xâm hại tình dục: Ngoài ra, trẻ có thể bị lạm dụng hoặc xâm hại tình dục do thiếu nhận thức về sự thay đổi của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai: Dậy thì sớm ở bé trai có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, ung thư và các bệnh mãn tính khác.

Đưa trẻ đến Phòng khám Đa khoa Family Health nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm:

Chẩn đoán dậy thì sớm ở bé trai 

Để xác định dậy thì sớm ở bé trai bác sĩ sẽ tiến hành việc thu thập thông tin về tiền sử bệnh của gia đình, thực hiện kiểm tra lâm sàng và dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ để quyết định cần thực hiện thêm các xét nghiệm hay không. 

Các xét nghiệm này có thể bao gồm kiểm tra tuyến giáp, đo nồng độ hormone testosterone trong máu và chụp X-quang để xác định tuổi xương của trẻ.

Điều trị dậy thì sớm ở bé trai 

Theo từng tình huống cụ thể, tuổi của trẻ và mức độ ảnh hưởng của dậy thì sớm ở bé trai bác sĩ sẽ xem xét và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trẻ dậy thì sớm trung ương 

Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc có tác dụng tương tự như GnRH để ngăn chặn hormone tuyến yên kích thích dậy thì. 

Ngoài ra cũng có thể xem xét sử dụng thuốc progestin mặc dù chúng có hiệu quả kém hơn so với nhóm thuốc tương tự GnRH. 

Trong trường hợp tình trạng dậy thì sớm xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng bác sĩ có thể xem xét áp dụng các phương pháp loại bỏ u não bao gồm phẫu thuật và xạ trị.

Trẻ dậy thì sớm ngoại vi 

Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ dậy thì, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u trên tinh hoàn nhằm ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ.

Ngoài các phương pháp điều trị nêu trên, dậy thì sớm ở bé trai cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên thực hiện bài tập thể dục để phát triển thể chất một cách toàn diện đặc biệt là về mặt chiều cao. 

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2010, giai đoạn dậy thì, một bé trai cần cung cấp khoảng từ 1.600 đến 2.600 calo hàng ngày và duy trì một chế độ ăn đa dạng bao gồm bốn nhóm chất quan trọng:

  • Chất đạm (tìm thấy trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu… ưu tiên đạm động vật).
  • Chất bột đường (như gạo, ngũ cốc, khoai, sản phẩm làm từ bột… ưu tiên chất bột đường có nhiều chất xơ).
  • Chất béo (bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật).
  • Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin A, C, D.

Hơn nữa, trẻ cần duy trì việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày.

Đưa trẻ đến Phòng khám Đa khoa Family Health nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm:

Phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai 

Để phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai, bố mẹ cần tập trung vào việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh và cân đối cho trẻ. Điều này quan trọng hơn việc điều trị bệnh sau khi đã xảy ra.

  • Chế độ ăn: Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến chứa chất bảo quản, chất tạo màu hoặc thực phẩm nhiều đường. Đặc biệt cần hạn chế trẻ ăn các loại rau củ quả ngoài mùa hoặc biến đổi gen.
  • Tìm hiểu khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Bố mẹ cần tìm kiếm ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ sử dụng mà không có sự hướng dẫn chính xác vì một số loại này có thể gây ra dậy thì sớm ở bé trai.
  • Kiểm soát cân nặng: Ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, bố mẹ cũng nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì. 
  • Kiểm tra các nguồn giải trí của trẻ: Phụ huynh nên kiểm tra nội dung sách và phim ảnh mà con xem để đảm bảo rằng chúng phù hợp với độ tuổi của trẻ. 
  • Tham gia hoạt động ngoại khóa: Đồng thời, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và thể thao để thúc đẩy sự phát triển về chiều cao và nâng cao tình trạng sức khỏe tổng thể bao gồm cả hệ miễn dịch.

Đưa trẻ đến Phòng khám Đa khoa Family Health nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm:


Câu hỏi thường gặp 

Dậy thì sớm ở bé trai là bao nhiêu tuổi? 

Dậy thì sớm ở bé trai có thể bắt đầu từ dưới 9 tuổi, xem xét tùy trường hợp sẽ điều trị sớm để tránh tác hại của dậy thì sớm ở bé trai. 

Dậy thì sớm ở bé trai có nguy hiểm không? 

Dậy thì sớm ở bé trai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tâm lý và phát triển toàn diện của trẻ. Nó có thể ảnh hưởng đến chiều cao, sức khỏe sinh sản và tạo ra tình trạng tâm lý không mong muốn. Việc theo dõi và can thiệp kịp thời là quan trọng để giảm nguy cơ này.


Nếu phát hiện bé có các dấu hiệu của dậy thì sớm ở bé trai đề nghị tìm tư vấn từ bác sĩ của Docosan để đảm bảo sự sử dụng an toàn và hiệu quả.