Bệnh kiết lỵ ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khiến trẻ đi tiêu nhiều lần và mệt mỏi, nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Đồng cảm với cha mẹ trong hành trình chăm sóc bé, bài viết dưới đây của Docosan sẽ tổng hợp các thông tin quan trọng về bệnh này.

Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng ruột của bé bị nhiễm một số vi khuẩn, vi trùng. Bệnh sẽ khiến trẻ đi ngoài ra máu, đôi khi trong phân lỏng ngoài máu còn có dịch nhầy. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ

Ngoài tiêu chảy có lẫn máu và chất nhầy, trẻ còn có các triệu chứng:

  • Chuột rút cơ bụng
  • Sốt cao
  • Chán ăn
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau đớn khi đi tiêu
kiết lỵ ở trẻ
Trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện

Vì gây tiêu chảy liên tục nên kiết lỵ có thể dẫn đến mất nước. Trong một số ít trường hợp, kiết lỵ còn dẫn đến các biến chứng khác như viêm khớp, co giật và các vấn đề về thận.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh kiết lỵ

Vi khuẩn Shigella gây bệnh kiết lỵ rất dễ lây lan. Bé có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với một thứ gì đó bị ô nhiễm bởi phân (phân) của người bị bệnh, chẳng hạn như:

  • Chơi chung đồ chơi với bạn bị nhiễm trùng shigella
  • Chạm vào bề mặt phòng vệ sinh: nắp bồn cầu, tay nắm cửa
  • Ăn thức ăn do người bị nhiễm bệnh chế biến

Hoặc vi khuẩn Shigella lây lan khi:

  • Ruồi chạm vào phân có vi trùng shigella rồi chạm vào thức ăn
  • Nguồn nước sinh hoạt/ nước hồ bơi có điều kiện vệ sinh kém
kiết lỵ ở trẻ
Ruổi đem vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lỵ từ phân vào thức ăn


Vi khuẩn shigella lây lan mạnh trong gia đình và nhà trẻ vì sinh hoạt đông đúc và sự dùng chung đồ dùng, nguồn nước sinh hoạt. Đặc điểm đưa tay vào miệng của đa số các bé khiến cho vi trùng shigella nhanh chóng đi vào hệ tiêu hóa rồi gây bệnh.

Vi khuẩn shigella vẫn tồn tại trong phân của bệnh nhân ngay cả khi người này đã trải qua 4 tuần điều trị bằng thuốc.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Cha mẹ cần đưa trẻ di khám nhi ngay khi bé có các triệu chứng như tiêu chảy ra nước, tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy, hoặc đau bụng.

Dấu hiệu mất nước khi bị tiêu chảy kéo dài cũng là một yếu tố nghi ngờ nhiễm kiết lỵ, cụ thể là:

  • Miệng khô hoặc dính
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Không có nước mắt khi khóc
  • Chóng mặt hoặc buồn ngủ
kiết lỵ ở trẻ
Đưa trẻ gặp bác sĩ nếu tình trạng kiết lỵ kéo dài

Chẩn đoán và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ

Để biết con bạn có mắc bệnh kiết lỵ do shigellosis hay không, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm mẫu phân.

Hệ miễn dịch của các bé lớn có thể đánh bại vi khuẩn Shigella gây kiết lỵ, bệnh thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định tăng cường lượng nước uống, dùng thêm Oresol để chống mất nước vì đi ngoài nhiều.

Các bác sĩ đôi khi cung cấp thuốc kháng sinh cho những bé có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các bệnh lý khác. Thuốc kháng sinh có thể rút ngắn thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn sang người khác.

Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, hãy cho bé uống theo đúng chỉ định. Nếu bé sốt cao, nên cho bé uống acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) để hạ sốt và giúp bé dễ chịu hơn.

Lưu ý: Đừng bé uống các loại thuốc chống buồn nôn hoặc cầm tiêu chảy trừ khi bác sĩ đề nghị vì những loại thuốc này có thể khiến bệnh kéo dài hơn do cản trở sự tống vi khuẩn ra ngoài của cơ thể.

Trẻ bệnh kiết lỵ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trẻ bệnh kiết lỵ nên ăn:

  • Những món ăn nhạt, không dầu mỡ, dễ tiêu hóa: khoai luộc, bắp luộc, …
  • Ăn hoặc uống nước ép rau quả tươi như cà chua, cà rốt, cam, … để bổ sung vitamin tăng cường miễn dịch.
  • Bổ sung lợi khuẩn probiotic từ sữa chua hoặc men sống để cải thiện sức khỏe ruột.
  • Những thực phẩm có chất diệt khuẩn tự nhiên như mật ong, trà xanh, …

Trẻ bệnh kiết lỵ cần kiêng:

  • Tránh uống sữa bò và các chế phẩm của sữa.
  • Tránh các món nhiều dầu mỡ như đồ chiên, …
  • Tránh các loại trái cây nhiều chất xơ: bưởi, cam, quýt.
  • Đồ uống có cồn, ga hoặc caffeine như nước ngọt, …
  • Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: ngũ cốc, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ.
kiết lỵ ở trẻ
Không nên cho trẻ uống sữa khi bị kiết lỵ

Phòng chống lây nhiễm kiết lỵ ở trẻ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn shigella lây lan và và chống nhiễm kiết lỵ là dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Nếu bố mẹ đang chăm sóc con bị tiêu chảy, hãy rửa tay trước khi chạm vào người khác và trước khi tiếp xúc với thức ăn. Làm sạch và khử trùng bất kỳ nhà vệ sinh nào mà trẻ bị kiết lỵ sử dụng.

kiết lỵ ở trẻ
Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện và trước khi ăn

Lưu ý: Bất kỳ ai bị tiêu chảy không được chế biến thức ăn cho người khác.

Đồng thời:

  • Vứt tã do trẻ mắc bệnh kiết lỵ mặc vào thùng rác đậy kín. Lau sạch khu vực thay quần áo bằng chất khử trùng (cồn 90 độ/ cloramin B hoặc thuốc tẩy) sau mỗi lần sử dụng.
  • Cho trẻ bị kiết lỵ nghỉ học để tránh lây bệnh cho bé khác.
  • Cất trữ, bảo quản và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh kiết lỵ.
  • Luôn làm nóng thức ăn trước khi ăn để hạn chế lượng vi khuẩn đưa vào người.

Các bác sĩ Nhi có kinh nghiệm điều trị bệnh kiết lỵ

Tham khảo top bác sĩ nhi khoa giỏi ở TP.HCM:

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – 40 năm kinh nghiệm – Quận Tân Bình
  • Bác sĩ Trần Văn Công – Chữa bệnh không dùng thuốc – Quận Bình Thạnh
  • BS Lê Hồng Thiện – Quận Thủ Đức

Bệnh kiết lỵ tuy phổ biến ở trẻ em nhưng có thể dễ dàng phòng ngừa. Cha mẹ cần kỹ càng trong vấn đề vệ sinh của trẻ, đưa trẻ đến phòng khám nhi nếu có các triệu chứng nhiễm bệnh kiết lỵ để được điều trị kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com