9 mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ cha mẹ cần biết

Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ bao gồm những gì? Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhằm tăng sức đề kháng của trẻ nhỏ trong khi hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, có không ít ba mẹ còn bỡ ngỡ và lo lắng trong lần đầu đưa bé đi tiêm chủng. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu một vài mẹo đi tiêm phòng cho trẻ giúp ba mẹ chủ động và có sự chuẩn bị tốt hơn cho bé.

Các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ

Trao đổi trước với bác sĩ hoặc y tá

Tuy tiêm chủng là cần thiết đối với tất cả các trẻ em nhưng bị chống chỉ định tiêm trong một số trường hợp, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần liên hệ với các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên môn để chia sẻ chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ.

Mặc quần áo rộng, vệ sinh sạch sẽ cho bé

Bác sĩ có thể tiêm ở bắp tay hoặc bắp chân tùy từng độ tuổi, loại mũi tiêm. Chính vì vậy, ba mẹ nên cho bé mặc độ rộng và thoáng mát để thuận tiện cho bác sĩ tiêm hoặc khám sàng lọc. Ba mẹ cũng chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt ở vị trí tiêm chủng để tránh nhiễm trùng. Ba mẹ nên chuẩn bị khăn hoặc đồ vệ sinh cá nhân như bỉm trong trường hợp cần thiết.

mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ
Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trước khi cho bé đi tiêm phòng mẹ nên an gì- Ăn uống vừa đủ

Một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ mà bác sĩ thường khuyến nghị là việc ăn uống một cách vừa đủ. Phụ huynh vẫn cho bé ăn bình thường nhưng không nên cho bé ăn quá no và cũng không được để bé đói bởi điều này có thể khiến bé bị tụt đường huyết sau tiêm phòng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải ăn uống đầy đủ để có sữa cho bé và giúp bé có sức đề kháng tốt hơn.

Tuyệt đối không tiêm phòng khi bé đang sốt

Tất nhiên, nếu bé đang có một trong các biểu hiện của bệnh như sốt, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở khám bệnh gần nhất để điều trị. Tuyệt đối không cho bé đi tiêm ngừa trong thời gian này. Sau khi bé đã hạ sốt, phụ huynh cần liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cho bé tiêm phòng.

mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ
Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ

Trước khi tiêm phòng cho trẻ uống lá tía tô

Sốt hoặc sưng hay đau tại chỗ tiêm là một trong những phản ứng sau tiêm thông thường. Bình thường các biểu hiện này sẽ hết sau 1-3 ngày sau tiêm tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ sốt miên man nhiều ngày không khỏi.

Theo Chủ tịch hội đồng Đông Y quận Đống Đa – Lê Xuân Hải: “Lá tía tô là vị thuốc có tác dụng giải cảm, trừ phong hàn, giải độc và hạ sốt rất tốt. Trước hôm đi tiêm phòng cho bé, mẹ nên ăn khoảng chục lá tía tô rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Sau khi cũng cần cho bé bú nhiều hơn để tránh bị mất nước. Trong tía tô có chứa kháng sinh tự nhiên sẽ giúp bé không bị sốt. Nếu bé không bú mẹ thì mẹ có thể giã lá tía tô rồi hoà cùng nước ấm cho bé bú.”

Lưu giữ các thông tin, giấy tờ quan trọng

Phiếu hay sổ tiêm chủng là một trong những giấy tờ quan trọng cần thiết để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ. Trước khi đi tiêm phòng, ba mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này và nộp tại điểm tiêm chủng. Sau khi đã tiêm phòng, ba mẹ cần kiểm tra kỹ các thông tin về mũi tiêm và thời gian tiêm có chính xác hay chưa nhằm tránh các trường hợp không mong muốn khác xảy ra.

mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ
Mẹo chích ngừa cho bé không sốt

Tiêm chủng đúng thời điểm

Theo các chuyên gia về y khoa, nếu các mũi tiêm trễ, không đúng so với lịch chuẩn quá xa (so với mũi đầu) có thể khiến hiệu quả phòng bệnh cho trẻ bị giảm đi. Bên cạnh đó, trong thời gian tiêm ngừa trễ cơ thể của trẻ sẽ có lỗ hổng miễn dịch đối với căn bệnh đang cần tiêm ngừa và dễ mắc bệnh trong thời gian đó.

Chính vì thế, ba mẹ cần đưa con trẻ đi tiêm đúng ngày, đúng thời điểm tiêm mũi đầu hoặc mũi nhắc lại để bé có thể miễn dịch tốt với các loại bệnh nguy hiểm.

Giúp trẻ bình tĩnh

Giữ cho trẻ bình tĩnh cũng là một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ mà phụ huynh cần nên biết. Trẻ em thường hay quấy khóc khi đến nơi đông người, nơi lạ không phải nhà hoặc những bé đã có nhận thức thường hay sợ bác sĩ, sợ bệnh viện. Chính vì thế, cha mẹ cần nhẹ nhàng, âu yếm bé trước và trong quá trình tiêm chủng. Có thể mang theo những đồ chơi mà bé thích, một vài loại kẹo bé thường hay ăn để bé vui vẻ và không cáu gắt. Từ đó, quá trình tiêm phòng cũng nhanh chóng hơn cho cả ba mẹ và bác sĩ.

Tiêm phòng cho trẻ ở những địa điểm tiêm phòng uy tín

Điều cuối cùng mà ba mẹ cần lưu ý trước khi tiêm phòng cho trẻ là địa điểm tiêm phòng. Hiện nay, ba mẹ có thể đưa trẻ đến các địa điểm trạm y tế phường, quận tại địa phương để đăng ký tiêm ngừa cho trẻ. Đăng ký tại các bệnh viện, phòng khám có dịch vụ tiêm ngừa hoặc đặt hẹn trực tiếp tại đây:

Trên đây là những thông tin về các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ mà cha mẹ nên biết. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giải đáp được các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.

Xem thêm:


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.