Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị bạn cần biết

Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh phần lớn đến từ cơ địa dễ bị dị ứng và các yếu tố di truyền. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Chàm sữa ở trẻ là bệnh lý gì?

Chàm sữa là một trong những bệnh lý da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bé. Việc tìm hiểu nguyên bị chàm sữa ở trẻ cũng là một cách để bậc phụ huynh có thể giúp con phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Những biểu hiện có thể giúp người thân hoặc người chăm sóc bé nhận biết trẻ mắc bệnh đó là sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ trên da. Những nốt này có xu hướng xuất hiện tại hai bên má, lan ra trán, cằm, thân mình, tứ chi,… Sau khoảng một tuần bị bệnh da của bé sẽ trở nên thô ráp, có đóng mày, có vết tích của mụn nước đã vỡ.

Đây là bệnh lý gây ngứa nhiều do đó khi mắc bệnh trẻ có xu hướng đưa tay lên gãi nhiều, đặc biệt là hai bên má hoặc cọ mặt vào gối. Tình trạng ngứa có thể khiến bé khó chịu và bật khóc. Hành động gãi của bé có thể làm cho các mụn nước vỡ ra, có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ

Di truyền

Di truyền là yếu tố có vai trò quan trọng trong những nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Người thân trong gia đình có thể cùng mắc các bệnh lý dị ứng giống nhau hoặc các bệnh lý tự miễn, viêm da cơ địa. Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 70% trẻ bị chàm sữa sẽ có cha mẹ mắc các bệnh viêm da cơ địa.

Yếu tố cơ địa

Cơ địa có đề kháng yếu, làn da yếu dễ bị tổn thương và mắc phải các bệnh lý như viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy,… là yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh lý chàm sữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị chàm sữa thường gặp. Các rối loạn đường tiêu hóa, tiết niệu cũng là yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ mắc chàm sữa hơn.

Nguyên nhân bên ngoài gây kích ứng

Các dị nguyên từ môi trường sống xung quanh trẻ như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi,… có thể khiến trẻ bị dị ứng và chàm sữa. Đây là nhóm nguyên nhân bị chàm sữa dễ bị bỏ sót khi khai thác các yếu tố gây bệnh. Khi trẻ tiếp xúc với các nguyên nhân này có thể khiến trẻ mắc phải một đợt chàm sữa cấp. Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào mùa lạnh khô trẻ dễ bị chàm sữa hơn.

Thói quen ăn uống

Bữa ăn hàng ngày của trẻ có thể xuất hiện một số loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cho trẻ mà người chăm sóc bé không biết được. Chính nguyên nhân bị chàm sữa âm thầm này thường dễ bị bỏ xót và có nguy cơ gây các đợt tái phát nếu vẫn còn tiếp xúc. Các loại thực phẩm thường gây dị ứng cho trẻ: hải sản, sữa bò, thịt bò, phô mai,…

Cách khắc phục các nguyên nhân bị chàm sữa

Nguyên nhân bị chàm sữa do di truyền

Chàm sữa do di truyền thường khó điều trị dứt điểm do y học hiện tại vẫn chưa thể can thiệp nhiều vào các vật liệu di truyền. Điều trị trong trường hợp này chủ yếu giảm mức độ của các triệu chứng, kết hợp các biện pháp chăm sóc da giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.

Các loại kem bôi mà người chăm sóc trẻ có thể sử dụng:

  • Kem dưỡng ẩm: có khả năng cấp ẩm cho da, giúp da dịu mịn, giảm tình trạng khô nứt do bệnh lý chàm sữa gây ra.
  • Kem ngừa sẹo: bệnh có thể tạo thành sẹo nếu bị bội nhiễm, do đó để ngăn ngừa hình thành sẹo, đặc biệt trong giai đoạn hình thành da non ngứa nhiều, có thể làm vỡ mụn nước dẫn đến điều trị lâu khỏi.
  • Kem kháng viêm: giảm thiểu các phản ứng viêm, giảm các triệu chứng sưng đau, tấy đỏ vùng da chàm sữa. Ở trẻ nhỏ thường sử dụng đường bôi ngoài da để hạn chế các tác dụng phụ của corticoid.

Nguyên nhân bị chàm sữa do môi trường

Để khắc phục tình trạng bị chàm sữa do các yếu tố môi trường bên ngoài và thời tiết, cha mẹ cần:

  • Cho trẻ mặc quần áo dài mỗi khi ra ngoài: quần áo dài sẽ hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn,… bám vào da đồng thời hạn chế sự tấn công của nấm. Tuy nhiên quần áo phải thoáng mát, rộng rãi, tránh mặc đồ bó sát.
  • Hạn chế cho trẻ chơi với chó mèo: trẻ em có sức đề kháng yếu do đó việc để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo có thể khiến trẻ bị dị ứng. Trong gia đình nếu nuôi chó mèo cũng nên sử dụng các loại máy dọn dẹp lông thú chuyên dụng, nuôi chó mèo cách xa khu vực của em bé.
  • Hạn chế bụi bặm, ô nhiễm: tiếp xúc thường xuyên với bụi bặm cũng là nguyên nhân bị chàm sữa thường gặp. Do đó cha mẹ cần dọn dẹp môi trường sống của bé tại gia đình thường xuyên để hạn chế bụi bặm, ô nhiễm.

Do thói quen ăn uống

Lựa chọn thức ăn phù hợp cho trẻ để hạn chế nguy cơ dị ứng ở trẻ cũng là một trong những biện pháp chăm sóc trẻ

  • Hạn chế thức ăn có nguy cơ gây dị ứng: thức ăn gây dị ứng có thể làm tình trạng chàm sữa của trẻ diễn ra trầm trọng hơn, điều trị khó khăn hơn.
  • Một số thực phẩm cần hạn chế do khả năng cao gây dị ứng cho bé: thịt bò, sữa bò, hải sản, phô mai,…

Hiện nay có rất nhiều ý kiến về nguyên nhân bị chàm sữa, tựu chung có những nguyên nhân chính như: yếu tố di truyền, cơ địa, môi trường bên ngoài và thực đơn ăn uống. Cha mẹ cần dưa trẻ đi khám để tìm được nguyên nhân gây bệnh và tiến hành các biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo