Trẻ em sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt chắc hẳn là câu hỏi của nhiều ba mẹ vì bé rất hay bị sốt. Do vào những năm đầu đời, trung khu điều hòa thân nhiệt ở não trẻ có cấu tạo chưa hoàn chỉnh ở nên thân nhiệt dễ dao động. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu xem trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, xử trí thế nào khi trẻ bị sốt trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
Hiểu đúng về sốt ở trẻ em
Trước khi trả lời cho câu hỏi “trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt”, ta hãy cùng tìm hiểu sốt là gì và có ý nghĩa như thế nào với sức khoẻ của trẻ. Sốt là một tình trạng tăng thân nhiệt do tác dụng của các tác nhân gây sốt làm rối loạn trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi khiến thân nhiệt phải tăng đến một điểm định nhiệt mới.
Phản ứng sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang chống lại tác nhân gây bệnh nên thường không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và cần được hạ sốt.
Thân nhiệt bình thường của trẻ khoẻ mạnh thường rơi vào khoảng 36,8 – 37,5°C, nhiệt độ đo được ở miệng bé thường là 37 độ C. Trong khi đó nhiệt độ đươc đo ở mông là 37,5 độ C. Trẻ được gọi là sốt khi thân nhiệt đạt đến 38,5 độ C trở lên. Có nhiều vị trí để đo thân nhiệt trẻ, trong số đó nhiệt độ ở hậu môn và tai gần với thân nhiệt của trẻ nhất, nghĩa là chính xác nhất, nhưng đo nhiệt độ ở nách lại thuận tiện nhất.
- Nhiệt độ ở trực tràng (hậu môn) > 38°C
- Nhiệt độ miệng > 37,5°C
- Nhiệt độ nách > 37,2°C
- Nhiệt độ tai > 38°C
Nếu sau khi đo nhiệt độ xong ba mẹ thấy trẻ đã đạt đến những mốc kể trên nghĩa là trẻ đang bị sốt, trường hợp bạn thấy trẻ ấm nóng nhưng chưa đạt những mức nhiệt độ này thì không cần quá lo lắng, cuống cuồng mà hãy bình tĩnh theo dõi tiếp.
Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị sốt:
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
- Sau khi chích ngừa vắc-xin
- Do một số loại thuốc
- Do mọc răng
- Trẻ sơ sinh bị mẹ cho mặc quá nhiều lớp quần áo.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
Khi bé có những dấu hiệu bất thường như: cơ thể nóng ấm, má hồng, toát nhiều mồ hôi, trẻ mệt, ít chơi,… thì bố mẹ cần dùng nhiệt kế ngay để đo thân nhiệt cho bé nhmafw biết chính xác thân nhiệt hiện tại, xem trẻ thực sự có sốt hay chưa và sốt bao nhiêu độ. Không phải sờ trán hay thân người thấy trẻ ấm nóng thì nghĩ là sốt và tự ước lượng nhiệt độ cơ thể bé.
Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Câu trả lời là chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt vượt mức 38,5 độ C, bên cạnh đó dùng thuốc hạ sốt gì, liều lượng như thế nào cần có sự kê đơn của bác sĩ, ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không có chỉ định bác sĩ vì có thể làm cho trẻ quá liều thuốc hạ sốt.
Khi nhiệt độ của trẻ dưới 38,5 độ C thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt vì đây là ngưỡng bình thường, cơ thể trẻ có thể chịu được. Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp vật lý như cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nằm trong phòng kín gió nhưng không mắc quá nhiều chăn màn, cho trẻ uống nhiều nước.
Khi nhiệt độ của trẻ từ 40 độ C trở lên nghĩa là trẻ đang sốt cao, người nhà cần đem bé đến bệnh viện gần nhất để được xử trí đúng cách và hạ sốt kịp thời vì trẻ sốt cao dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như co giật, hôn mê.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, thuốc gì? Thuốc hạ sốt cho trẻ thường sử dụng nhất là Paracetamol (còn gọi là Acetaminophen), liều dùng là 10-15mg/kg, tổng liều sử dụng không được quá 60mg/kg/24 giờ. Paracetamol có nhiều chế phẩm như dạng gói bột, dạng siro hay đặt hậu môn, với hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg. Nếu trẻ vẫn sốt sau khi uống hay đặt hậu môn Paracetamol thì lặp lại mỗi 4-6 giờ.
Ba mẹ không tự ý dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ hay dùng Paracetamol phối hợp với Ibuprofen vi Ibuprofen kém an toàn hơn Paracetamol và gây nhiều tác dụng. Ibuprofen dễ gây xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết tiêu hoá và tăng nguy cơ chảy máu trong bệnh lý sốt xuất huyết.
Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt
Vậy chúng ta đã biết khi trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, tuy vậy khi trẻ bị sốt không phải chỉ có một cách duy nhất là dùng thuốc để hạ sốt cho bé mà phụ huynh có thể dùng những cách khác như:
- Cởi bỏ quần áo dày, mặc quần áo ngắn, thoáng khí. Cho trẻ nằm ở nơi kín gió nhưng thông thoáng, không để nhiệt độ phòng quá lạnh.
- Vẫn cho trẻ ăn, bú đầy đủ. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, ấm dễ tiêu hoá. Không nên cho trẻ ăn khi đang sốt cao (40 độ C) để tránh co giật và hít sặc.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Khi sốt, cơ thể bé bị mất nước và càng sốt cao càng mất nước nhiều, do đó bé cần bù lại lượng nước bị mất qua da, bạn hãy cho trẻ uống nhiều nước. Nước còn có tác dụng làm mát cơ thể.
- Chườm mát cho trẻ: Chườm mát chỉ phát huy tác dụng khi trẻ sốt lên đến 39 độ C, và lưu ý không được dùng nước lạnh sẽ làm bít lỗ chân lông của trẻ mà hãy dùng nước mát. Dùng 5 chiếc khăn: 1 chiếc khăn lên trán của bé, 2 chiếc ở 2 bên hõm nách và 2 chiếc ở bên 2 bẹn của trẻ. Nên để 1 chậu nước ấm ngay cạnh đó để tiến hành thay khăn, lau người thường xuyên và đo thân nhiệt của trẻ sau 15-30 phút/lần để theo dõi sự nhiệt độ. Nếu nhiệt độ dưới 37 độ C thì nên dừng không chườm.
- Đối với trẻ <2 tháng tuổi, sốt là dấu hiệu quan trọng ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Nếu sau khi áp dụng những cách trên trẻ vẫn chưa hết sốt, ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và cho thuốc hạ sốt nếu cần, hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và phần “trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt” ở trên; tránh hạ sốt sai cách và sốt cao co giật.
Xem thêm: Cách hạ sốt nhanh cho người lớn
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: NHS