Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh là loại rất thường dùng phổ biến đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không phù hợp có thể ảnh hưởng đến bé dẫn tới nhiều biến chứng. Vậy cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sốt. Vì vậy, cần xác định nguyên nhân gây sốt và kết hợp điều trị giải quyết cả nguyên nhân lẫn triệu chứng để trẻ nhanh chóng khỏe lại.
Giảm thân nhiệt và duy trì trạng thái thoải mái, mát mẻ là rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh bị sốt. Do đó mà cách sử dụng thuốc hạ sốt là biện pháp hàng đầu và chính yếu trong việc hạ sốt của nhi khoa.
Ba mẹ có biết trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Theo nhiều chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, tùy thuộc vào mức độ sốt của trẻ để xem xét việc dùng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt từ 38.5 – 39 độ C thì cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, và sốt từ 39 – 40 độ C thì nên dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt hoặc xen kẽ 2 thuốc cùng lúc.
Trong trường hợp trẻ bị sốt dưới 38,5 độ C. Đây được coi là sốt nhẹ và không cần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp vật lý để giúp trẻ hạ sốt như dùng một chiếc khăn ấm để lau trán, nách, cổ và bẹn của trẻ mỗi khoảng 15 phút cho đến khi sốt giảm đi. Bên cạnh đó, hãy nới lỏng quần áo và cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
Trong trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C. Bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp với các biện pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt, tương tự như trường hợp sốt nhẹ. Do sốt ở trẻ có thể có nhiều nguyên nhân, nên việc quan trọng là đưa trẻ đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân cụ thể và để bác sĩ kê đơn thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp cho trẻ.
Nếu nhiệt độ sốt vượt quá 39 độ C. Có thể gây co giật do sốt cao. Trong trường hợp này, sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, hãy mặc quần áo thoáng mát cho trẻ và đưa bé tới bệnh viện để được xử lý kịp thời. Nếu trẻ có biểu hiện co giật, hãy đặt một khăn mềm vào miệng trẻ để đề phòng bé cắn vào lưỡi và cố gắng nhanh chóng hạ sốt, cởi bớt quần áo cho bé.
Các loại thuốc hạ sốt cho bé sơ sinh
Trong danh mục thuốc hạ sốt cho bé sơ sinh được sử dụng hiện nay có 2 loại chính bao gồm:
- Thuốc Paracetamol (biệt dược gọi là Acetaminophen) loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thuốc thông thường là 4 đến 6 giờ, tuy nhiên nếu trẻ bị suy chức năng thận, khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ.
- Thuốc Ibuprofen: có tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài thời gian phát huy hơn so với Paracetamol. Tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhi vì thuốc loại này có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Liều dùng Ibuprofen là khoảng 7-10 mg/kg cho mỗi 6-8 giờ đường uống.
Trong đó, Paracetamol được xem là lựa chọn ưu tiên vì an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng, đồng thời ít gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách. Trong khi đó, Ibuprofen không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi và không phổ biến trong việc điều trị sốt do loại thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu trong bệnh lý sốt xuất huyết.
Paracetamol được sử dụng trong nhiều trường hợp như sốt do trẻ mọc răng, sốt do virus và có nhiều dạng chế phẩm phù hợp cho trẻ, như dạng gói bột có nhiều hương vị dễ uống và tác dụng nhanh, dạng siro hoặc loại đặt hậu môn. Khi lựa chọn Paracetamol, bạn nên chọn loại có hàm lượng 80mg, 150mg hoặc 250mg, tùy thuộc vào cân nặng của trẻ.
Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Các nhà nghiên cứu cũng như những nhà sản xuất thuốc hạ sốt, đưa ra một số tác dụng phụ khi dùng 2 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Trong đó Ibuprofen sẽ gây kích thích đường tiêu hóa nhiều hơn so với Acetaminophen, chính là do tác dụng gây viêm tại niêm mạc ruột.
Acetaminophen chuyển hóa ở gan và được bài tiết qua nước tiểu nên khi dùng ở liều cao không kiểm soát có thể gây tích lũy trong tủy thận dẫn đến hoại tử ống thận cấp và suy thận cấp. Ngoài ra thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh loại Ibuprofen còn ức chế quá trình sản xuất glutathione, chất chuyển hóa của Acetaminophen.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bao gồm:
Tác dụng phụ của Acetaminophen:
- Gây ra phản ứng dị ứng: khó thở, nổi mề đay, sưng phù mặt,…
- Gây ra các vấn đề về gan, bao gồm viêm gan và tổn thương gan.
- Gây ra các vấn đề về thận, bao gồm tổn thương thận và viêm thận.
- Có thể làm giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu trong máu giảm)
- Gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn và tiêu chảy.
Tác dụng phụ của Ibuprofen:
- Gây ra vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
- Có thể gây ra vấn đề về gan, bao gồm viêm gan và tổn thương gan.
- Gây ra vấn đề về thận, bao gồm viêm thận và suy thận.
- Có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, như hen suyễn và viêm phế quản.
Cần lưu ý rằng tác dụng phụ có thể khác nhau đối với từng trẻ sơ sinh và tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian quy định. Cần đặc biệt chú ý đến người già và trẻ nhỏ, vì họ là những người nhạy cảm nhất và dễ bị tác dụng phụ.
Chống chỉ định của thuốc hạ sốt trẻ sơ sinh
Hầu như chỉ có các chống chỉ định dùng thuốc Ibuprofen để hạ sốt trong các trường hợp sau:
- Bệnh lý gan và thận nặng: Trẻ sơ sinh mắc bệnh gan hoặc thận nặng cần được thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt, do có thể gây chấn thương thêm cho hệ gan thận yếu.
- Sử dụng cùng lúc với một số loại thuốc khác: Một số thuốc, như thuốc chống đông máu có thể tạo thành tương tác không mong muốn với thuốc hạ sốt.
- Tiền sử loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa: Ibuprofen có thể gây kích thích đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.
- Nghi ngờ hoặc xác định bị bệnh sốt xuất huyết: Thuốc Ibuprofen có thể gây rối loạn đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết, do đó không nên sử dụng trong trường hợp nghi ngờ hoặc xác định bị bệnh sốt xuất huyết.
- Trẻ có tiền sử dị ứng với Ibuprofen, Aspirin hoặc các NSAIDs khác: Nếu trẻ đã từng có phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi sử dụng Ibuprofen, Aspirin hoặc các loại NSAIDs khác, thì không nên sử dụng thuốc này.
- Trẻ bị hen suyễn, viêm phế quản co thắt, rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận: Sử dụng Ibuprofen trong những trường hợp này có thể gây ra tác dụng phụ và tăng nguy cơ biến chứng.
- Hạn chế sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi và trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Do hệ thống gan và thận của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, việc sử dụng Ibuprofen trong những độ tuổi này cần được hạn chế và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, bạn phải luôn tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
- Uống thuốc hạ sốt cho bé khi sốt trên 38,5 độ C. Nên dùng dạng uống hay siro khi trẻ có thể uống được, nếu trẻ sốt kèm theo nôn nhiều không uống được hoặc sốt cao co giật hay khi trẻ ngủ bố mẹ không muốn đánh thức thì dùng dạng viên đặt hậu môn, nhưng càng sớm càng tốt.
- Liều dùng thuốc hạ sốt cho bé đảm bảo an toàn là 10-15mg/kg/lần đối với Paracetamol, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.
- Thời gian cách giữa 2 lần dùng thuốc đối với trẻ sơ sinh là từ 6-8 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt trên 38,5 độ. Trẻ lớn hơn thì thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4-6 giờ, không được quá 8 lần mỗi 24 giờ.
Gói thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dạng bột thường được sử dụng:
- Đối với trường hợp trẻ sốt kèm theo nôn trớ cha mẹ có thể chỉ cần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dạng siro hoặc thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì sử dụng thuốc loại cao dán hoặc thuốc uống theo đơn chỉ định.
- Đối với trường hợp bé con của bạn bị phát ban thì không nên sử dụng miếng dán hạ sốt, có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dạng viên đạn hoặc thuốc bột pha nước ấm.
- Đối với trẻ sơ sinh, liều lượng dùng thuốc rất quan trọng. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không nên dùng quá 1.000mg/ngày (4 gói thuốc liều 250mg/gói). Cách 4 tiếng cho trẻ uống 1 lần hoặc uống 3 lần/ngày.
- Trong quá trình uống thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng cần phải kết hợp các biện pháp khác. Bao gồm chườm mát cho trẻ bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát, ăn thực phẩm mềm, chứa nhiều chất. Ngoài ra, việc lau ấm và mát người cho bé cũng chỉ nên lau 3 lần mỗi ngày để giảm sốt hiệu quả, nhưng hãy nhớ là lau nhiều quá dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.
Cách pha thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh:
- Chuẩn bị nước sạch: Sử dụng nước sạch và sát khuẩn để pha thuốc
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng được ghi trên hướng dẫn.
- Lấy đúng liều lượng: Sử dụng một ống đo hoặc ống hút đính kèm trong hộp thuốc để lấy đúng liều lượng.
- Pha thuốc: Lấy một chén nước sạch và thêm gói thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào theo hướng dẫn. Khuấy đều cho đến khi thuốc hoàn toàn tan trong nước.
- Kiểm tra nhiệt độ và đo liều lượng: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của trẻ. Dùng ống đo để lấy đúng liều lượng thuốc phù hợp với nhiệt độ đo được.
- Cho trẻ uống thuốc: Đặt trẻ ở tư thế ngồi hoặc nằm ngang và cho trẻ uống thuốc. Đảm bảo trẻ không bị nôn hay nghẹn khi uống.
- Theo dõi: Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi uống thuốc. Ghi lại tần suất và sự giảm sốt của trẻ để theo dõi tình trạng lâm sàng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
- Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Chọn loại thuốc phù hợp: Dựa trên độ tuổi và trọng lượng của trẻ, bác sĩ sẽ hướng dẫn về loại thuốc phù hợp như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Không bao giờ tự ý chọn hoặc thay thế loại thuốc khác mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Liều lượng thuốc hạ sốt cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ, chứ không phải chỉ dựa theo tuổi, việc sử dụng đúng liều đảm bảo tính an toàn và hiệu quả thuốc hạ sốt cho bé.
- Cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa hiện tượng quá liều thuốc, có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến chức năng gan thận của trẻ.
- Tuyệt đối không phối hợp sử dụng thuốc Paracetamol và thuốc Ibuprofen, vì làm tăng tác dụng độc tính của thuốc lên gan và thận của bé.
- Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh phải còn hạn sử dụng rõ ràng và bao bì nguyên vẹn, nhãn hiệu tin tưởng.
- Sử dụng nguồn nước sạch: Khi pha thuốc cho trẻ, sử dụng nước sạch và sát khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ: Sau khi sử dụng thuốc, quan sát sự phản ứng của trẻ, như phản ứng dị ứng, tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào không bình thường. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không mong muốn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh cần phải hết sức cẩn thận, vì nếu dùng thuốc hạ sốt sai cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng không lường trước được. Những trẻ sơ sinh sốt không cao, mà nhà xa trạm y tế hay bệnh viện thì cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, và cần phải lưu ý việc uống thuốc đúng theo liều lượng, mức độ để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra các trường hợp trẻ sơ sinh sốt cao hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường, thì cần nhập viện càng sớm càng tốt nhé ba mẹ.
Xem thêm: Cách hạ sốt nhanh cho người lớn
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.