Top 7 thuốc tẩy giun cho trẻ em mà cha mẹ nên lựa chọn?

Các bậc phụ huynh cần lựa chọn đúng thuốc tẩy giun cho trẻ em để giúp bé nhiễm giun sán được nhanh chóng loại trừ mầm bệnh và không để biến chứng nào. Hiện nay có nhiều trẻ nhỏ hay gặp phải tình trạng mắc một số loại giun sán ký sinh trùng đường ruột do bố mẹ chưa biết cách giữ vệ sinh tốt cho trẻ. Vậy cách lựa chọn thuốc tẩy giun cho trẻ em loại nào tốt, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nhé!

Tại sao cần dùng thuốc tẩy giun cho trẻ em?

Tẩy giun là một phương pháp điều trị nhiễm giun sán trong đường ruột và ai cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu không vệ sinh ăn uống và tay chân đủ tốt. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột nhất chính vì nhận thức về vệ sinh chưa có. Đây còn là độ tuổi có sở thích bò lăn, chơi trên nền đất, nghịch cát, chơi đồ chơi dưới đất,… và sau đó thì ngậm ngón tay, mút tay. Từ đó trẻ bị nhiễm trứng giun, trong ruột trẻ ấu trùng giun có thể phát triển và xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Khi giun phát triển và tấn công đường ruột, chúng sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng mà trẻ ăn vào nên nếu trẻ bị nhiễm giun thì cần điều trị ngay. Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như: 

  • Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon. 
  • Giảm tình trạng dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein. 
  • Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút). 
  • Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.

Chính vì vậy mà trẻ em cần phải được tẩy giun để loại bỏ những sinh vật ký sinh gây hại và phương pháp tẩy giun hiệu quả hàng đầu hiện nay là uống thuốc tẩy giun.

Cũng theo các chuyên gia y tế, cần uống thuốc tẩy giun cho bé 2 tuổi mỗi năm và cần cho trẻ tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc sổ giun cho bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ em và đều dễ dùng, có mùi hương thơm, vị ngọt dễ chịu giúp trẻ uống dễ hơn. Tốt nhất là trẻ nhai thuốc trước khi uống rồi uống thêm nước lọc để tráng miệng. Được nhiều cải tiến mà thời điểm uống thuốc không còn ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của thuốc như trước đây. Các bố mẹ cần lưu ý là một số loại thuốc tẩy giun cho trẻ em có thể kèm theo tác dụng phụ như: đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, giun bò ra ngứa hậu môn,…

Thuốc Combantrin

Thuốc tẩy giun Combantrin có thể được xem là thuốc tẩy giun cho trẻ trên 1 tuổi tốt nhất hiện nay, được sản xuất tại Úc và đã được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Thành phần chính là hoạt chất Mebendazole có dược lực diệt được các loại giun tóc, giun đũa, giun móc, giun kim,… Bên cạnh đó, thuốc tẩy giun cho trẻ em Combantrin được ưa chuộng khi có chứa một số tá dược tạo hương vị như chocolate, giúp trẻ dễ uống.

Thuốc tẩy giun cho trẻ em
Thuốc tẩy giun cho trẻ em Combantrin là loại được ưa chuộng nhiều

Các bố mẹ sẽ cho trẻ uống thuốc tẩy giun Combantrin theo cách nhai thuốc trước khi nuốt rồi uống thêm nước lọc để tráng miệng. Thuốc tẩy giun cho trẻ em Combantrin dành cho trẻ em đã được nhà sản xuất chia sẵn thành từng ô nhỏ, liều dùng thuốc như sau:

  • Trẻ từ từ 1 – 5 tuổi: uống 1 – 2 ô vuông/lần;
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: uống 3 – 4 ô vuông/lần;
  • Trẻ từ 11 – 13 tuổi: uống 5 ô vuông/lần;
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: uống 6 ô vuông/lần
  • Người trưởng thành: uống 7 ô vuông/lần.

Thuốc Fugacar

Thuốc Fugacar là thuốc tẩy giun được sản xuất tại Thái Lan, loại thuốc tẩy giun vừa thương hiệu mà còn đạt hiệu quả cao. Thành phần trong thuốc tẩy giun cho trẻ em Fugacar là hoạt chất Mebendazole có hàm lượng 500mg, có tác dụng ứng chế quá trình hấp thụ dinh dưỡng của giun làm chúng bị chết và bị thải ra ngoài theo phân.

Thuốc tẩy giun cho trẻ em Fugacar được chỉ định điều trị nhiễm giun cho người lớn và cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và liều dùng là 1 viên mỗi lần uống và 6 tháng uống 1 lần.

Thuốc Zelcom

Thuốc Zelcom có xuất xứ từ Hàn Quốc và được bào chế ở dạng dung dịch siro, rất thích hợp sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em. Mỗi hộp thuốc Zelcom trên thị trường có 2 gói dung dịch thuốc và cách uống thuốc Zelcom là 1 gói/lần uống và 1 lần/6 tháng.

Các ông bố bà mẹ sử dụng thuốc Zelcom như sau: cắt một góc nhỏ trên gói thuốc, rót ra cốc nhựa sạch rồi cho trẻ uống thuốc trực tiếp hoặc pha thuốc với nước lọc, với sữa cho trẻ dễ chịu uống hơn. Trẻ có thể uống thuốc tẩy giun Zelcom vào bất cứ lúc nào trong ngày đều được, tốt nhất đó là sau bữa cơm tối và trước khi đi ngủ.

Thuốc Albendazol

Thuốc tẩy giun cho trẻ em Albendazol là thuốc tác dụng ức chế sự phát triển của giun và ấu trùng giun làm giun bị chết và bị đào thải ra ngoài theo phân. Thuốc tẩy giun Albendazol có thể dùng để loại trừ nhiễm giun tóc, giun móc, giun kim, giun đũa.

Thuốc Albendazol được bào chế ở dạng viên nén nên cần khuyến khích cho trẻ nhai thuốc, sau đó uống thêm nước. Đối với các trẻ còn nhỏ chưa thể nhai, người lớn nên nghiền nát thuốc cho trẻ uống. Thuốc tẩy giun cho trẻ em Albendazol có một nhược điểm vì mùi vị hơi khó uống hơn những loại thuốc khác nên cũng ít được ưa chuộng sử dụng.

Thuốc Vermox

Thuốc tẩy giun cho trẻ em hiệu Vermox là thuốc được bào chế ở dạng viên nén dùng để điều trị nhiễm giun ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên và cả người trưởng thành. Thuốc Vermox có xuất xứ từ Úc chứa thành phần chính là chất Mebendazole hàm lượng 100mg.

Thuốc tẩy giun cho trẻ em
Thuốc tẩy giun cho trẻ em Vermox

Liều dùng của thuốc Vermox là 1 viên cho một lần uống và trẻ em cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt, sau đó uống thêm nước lọc để tráng miệng. Thuốc tẩy giun cho trẻ em Vermox có thể được uống vào bất cứ lúc nào trong ngày, được cả khi đói hoặc khi ăn no.

Thuốc Mebendazol

Thuốc Mebendazol là thuốc chứa hoạt chất cùng tên và được bào chế ở dạng viên nén nhai. Thuốc tẩy giun cho trẻ em có tác dụng diệt trừ các loại giun sán trong đường ruột theo cơ chế tương tự các thuốc cùng hoạt chất.

Đây là loại thuốc tẩy giun cho trẻ em mang lại hiệu quả nhanh trong việc tẩy giun, nhưng thuốc không có mùi vị thơm nên không tại được kích thích trẻ dùng. Thuốc tẩy giun cho trẻ em Mebendazol dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhưng nếu trẻ em bị mẫn cảm với thành phần của thuốc thì không nên sử dụng thuốc để tránh phản ứng dị ứng xảy ra.

Thuốc Pyrantel

Thuốc Pyrantel là thuốc tẩy giun cho trẻ em chứa thành phần chính là muối pamoate có tác động lên hệ thần kinh cơ của giun, khiến giun không thể vận động và bị đào thải ra ngoài theo phân. Thuốc tẩy giun cho trẻ em Pyrantel có tác dụng nhanh và hiệu quả cao khi dùng thuốc bằng cách nhai trước khi nuốt hoặc nghiền nhỏ thuốc thành bột để hòa với nước uống.

Thuốc tẩy giun cho trẻ em Pyrantel được dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói, nhức đầu.

Thuốc tẩy giun cho trẻ em
Thuốc tẩy giun cho trẻ em có thể gây một ít tác dụng phụ

Tại sao trẻ dễ bị nhiễm giun?

Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm giun cao hơn rất nhiều so với người lớn vì một số lý do, bao gồm:

  • Trẻ em có xu hướng tò mò và khám phá môi trường xung quanh, điều này có thể dẫn đến việc chúng tiếp xúc với đất bẩn hoặc các vật dụng có chứa trứng giun. 
  • Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, điều này khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn. 
  • Trẻ em thường có thói quen ăn uống không vệ sinh, chẳng hạn như mút tay, cắn móng tay hoặc ăn thức ăn chưa được rửa sạch. 
  • Trẻ em thường đi học tập trung đông người, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây truyền giun sán.

Các loại giun sán và triệu chứng khi bị nhiễm giun

Giun sán là những sinh vật sống ký sinh trong cơ thể người và động vật. Có nhiều loại giun sán khác nhau, nhưng một số loại giun sán thường gặp nhất bao gồm:

  • Giun đũa (Ascaris lumbricoides): Giun đũa là loại giun sán lớn nhất có thể ký sinh trong cơ thể người. Chúng có thể dài tới 30 cm. Giun đũa thường lây truyền qua đường ăn uống, khi người ta ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm trứng giun.
  • Giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus): Giun móc là loại giun sán nhỏ, có kích thước khoảng 1 cm. Chúng thường lây truyền qua đường da, khi người ta đi chân trần trên đất có nhiễm trứng giun.
  • Giun tóc (Trichuris trichiura): Giun tóc là loại giun sán nhỏ, có kích thước khoảng 5 cm. Chúng thường lây truyền qua đường ăn uống, khi người ta ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm trứng giun.
  • Giun kim (Enterobius vermicularis): Giun kim là loại giun sán nhỏ nhất, có kích thước khoảng 1 cm. Chúng thường lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp, khi người ta chạm vào tay hoặc đồ vật có nhiễm trứng giun.

Các triệu chứng của nhiễm giun sán có thể khác nhau tùy thuộc vào loại giun và số lượng giun ký sinh trong cơ thể. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến của nhiễm giun sán bao gồm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Suy dinh dưỡng
  • Chậm phát triển
  • Ngứa hậu môn
  • Có giun sán trong phân

Phòng tránh bị giun

Thuốc sổ giun thường được dùng một lần duy nhất, nhưng có thể cần dùng lại nếu bé bị nhiễm giun nặng. Thuốc tẩy giun cho trẻ em có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Nếu bé gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy ngừng dùng thuốc và đưa bé đến gặp bác sĩ.

Dưới đây là một số cách giúp bé tránh bị nhiễm giun:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn.
  • Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi sử dụng. Kiểm tra xem chúng có bị nhiễm giun không trước khi ăn. Không ăn trái cây hoặc rau, ngay cả khi chỉ một phần của nó bị nhiễm khuẩn.
  • Không ăn thức ăn chưa nấu chín, đặc biệt là thịt lợn và cá, thức ăn cần đậy kín tránh ruồi, nhặng.
  • Uống nước đun sôi.
  • Không đi chân trần trên đất bẩn.
  • Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển. Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để trẻ bò lê la, nghịch đất cát.
  • Tẩy giun định kỳ cho bé.

Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giúp bé tránh bị nhiễm giun và có một sức khỏe tốt.

Trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em thì người lớn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán về tình trạng nhiễm giun. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được bác sĩ khuyến cáo và khi có nhu cầu dùng thuốc thì nên tìm mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Hiện nay, thuốc tẩy giun cho trẻ em bị làm giả và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: marvel-it.icu