Tiêm phòng bạch hầu: Những điều phụ huynh cần biết

Vì sao cần nên tiêm phòng bạch hầu? Trực khuẩn bạch hầu được Friedrich Loeffler – một nhà vi khuẩn học người Đức – lần đầu tiên phân lập vào năm 1884. Mãi cho đến năm 1923, Gaston Ramon là một bác sĩ thú y và nhà sinh học người Pháp đã biến đổi độc tố bạch hầu thành dạng không độc bằng formalin, từ đó người ta mới tìm ra vắc xin tiêm phòng bạch hầu. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi tiêm phòng bệnh này qua bài viết sau đây.

Trẻ cần được tiêm phòng bạch hầu để phòng tránh bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là gì?

Giả mạc ở hầu họng gây nên do bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi trùng Corynebacterium diphtheria gây ra. Do việc lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên bạch hầu dễ phùng phát thành dịch trước khi vắc xin tiêm phòng bạch hầu được phát hiện ra. Sang thương điển hình của bệnh là giả mạc vùng mũi, họng và thanh quản mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào khi có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, đặc biệt trẻ từ 1-10 tuổi là đối tượng nguy cơ cao nhất do khả năng miễn dịch thấp khi kháng thể nhận được từ mẹ không còn.

Người là nguồn lây bệnh duy nhất của vi khuẩn bạch hầu bao gồm: người bệnh và người mang vi khuẩn không triệu chứng (người lành mang bệnh). Bệnh lây truyền qua hai đường lây chủ yếu:

  • Trực tiếp: qua đường hô hấp bởi các chất tiết từ vùng mũi họng hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ sang thương da.
  • Gián tiếp: tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm trùng (đồ chơi, khăn lau) hoặc thức ăn, nước uống bị nhiễm trùng.

Thông thường, thời gian để vi khuẩn bạch hầu có thể lây truyền từ người này sang người khác là 2 – 3 tuần từ khi bắt đầu có triệu chứng nếu như không được điều trị, đôi khi họ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào để nhận biết. Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn lây là 2 – 5 ngày, sau đó triệu chứng xuất hiện tương tự như cảm lạnh thông thường do đó bệnh dễ nhầm lẫn và rất khó phát hiện trong giai đoạn này. 2-3 ngày sau, giả mạc bắt đầu xuất hiện, lan nhanh gây bít tắc đường thở.

Tiêm phòng bạch hầu là bệnh pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Miễn dịch bạch hầu thướng kéo dài trong nhiều năm tuy nhiên sẽ giảm dần theo thời gian và miễn dịch chỉ có tác dụng trung hòa độc tố chứ không có khả năng tiêu diệt được vi trùng. Do đó người ta khuyến cáo việc tiêm phòng nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố lại hệ miễn dịch và duy trì mức độ bảo vệ cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của vi trùng Corynebacterium diphtheria sau đây:

  • Không có miễn dịch hoặc miễn dịch không đầy đủ.
  • Đối tượng đi du lịch tới vùng dịch lưu hành.
  • Điều kiện sống chật chội chen chúc, vệ sinh kém, chăm sóc y tế kém.
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Mùa lạnh.

Những điều cần biết khi tiêm phòng bạch hầu

Tiêm phòng bạch hầu là mũi tiêm nằm trong Chương trinh Tiêm chủng mở rộng

Do phương thức lây lan của bệnh bạch hầu nhanh, nguy hiểm và có mức độ lan rộng nếu như không được kiểm soát chắt chẽ nên việc tiêm phòng bạch dường như là phương pháp phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu trong thời điểm tiến bộ khoa học hiện nay. Từ năm 1923 sau khi Gaston Ramon tìm ra vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu cho đến nay đây vẫn đang là liệu pháp hiệu quả nhất được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

Ở Việt Nam, trong lịch tiêm chủng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng bạch hầu được coi như là một vắc xin mang tính toàn dân mà ai ai cũng phải thực hiện, tiêm phòng miễn phí cho trẻ em khắp cả nước. Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể lựa chọn tiêm phòng bạch hầu trả phí tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ cho liệu trình tiêm chủng bắt buộc này.

Tiêm phòng bạch hầu thường được tiêm phối hợp với cả ho gà lẫn uốn ván, hay còn gọi là vắc xin DPT. Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2010, trẻ sẽ được khuyến cáo tiêm vắc xin 5 trong 1 bao gồm 5 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B và Hib tuy nhiên tình trạng của loại vắc xin này thường khan hiếm nên nhiều bố mẹ hay lựa chọn tiêm DPT kết hợp 2 mũi tiêm rời viêm gan B và Hib. Đối với loại vắc xin 5 trong 1, lịch tiêm chủng của bé như sau:

  • 2 tháng tuổi: tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1.
  • 3 tháng tuổi: tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 2.
  • 4 tháng tuổi: tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3.
  • 18 tháng tuổi: tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 4.
  • Tiêm nhắc lại: mỗi 10 năm một lần tiêm nhắc lại.

Đối với trẻ lớn và người lớn chưa được tiêm phòng bạch hầu từ bé, chưa mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nên được tiêm phòng tại các Trung tâm Tiêm chủng dịch vụ, các mũi tiêm sẽ có đôi chút khác biệt, do đó người được tiêm phòng cần phải lưu ý thời gian để tránh bỏ sót mũi tiêm của mình:

  • Tiêm mũi 1
  • Tiêm mũi 2: cách mũi 1 4 tuần.
  • Tiêm mũi 3: cách mũi 2 6-12 tháng.
  • Tiêm nhắc lại: mỗi 10 năm một lần tiêm nhắc lại.

Những người tiêm phòng bạch hầu sẽ tự sản sinh miễn dịch đặc hiệu tồn tại lâu dài trong cơ thể lên đến 10 năm. Khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ nhanh trung hòa độc tố do vi khuẩn gây ra. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với bệnh bạch hầu vẫn còn được áp dụng từ xưa đến nay, giúp tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng tử vong do bệnh gây ra.

Tiêm phòng bạch hầu nên được bố mẹ chú ý để tạo nên hệ miễn dịch mạnh mẽ cho bé trong những năm tháng đầu đời. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường được phối hợp với các vắc xin khác tạo nên bộ ba luôn đi kèm với nhau bạch hầu ho gà uốn ván. Hầu hết trẻ em sau khi tiêm phòng sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì bởi vắc xin bạch hầu sử dụng động tố bạch hầu đã bị mất độc tính nên rất an toàn. Nếu có triệu chứng bất thường bố mẹ nên đứa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử trí kịp thời.