Tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi: bố mẹ không nên lơ là

Đôi khi việc tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi lại không được các bậc phụ huynh chú trọng hoặc quên mất đi khi trẻ đã được 1 tuổi vì vô tình nghĩ rằng con trẻ đã qua giai đoạn dễ mắc bệnh và có hệ miễn dịch mạnh mẽ. Điều đó đã vô tình bỏ lỡ cơ hội của con để có thể đạt được “chiếc khiên miễn dịch” tối ưu nhất. Mời bạn đọc cùng Docosan qua bài đọc này tìm hiểu các mũi tiêm đáng lưu ý ở trẻ 18 tháng tuổi.

Tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi là giai đoạn các phụ huynh dễ bỏ lỡ nhất

Tại sao cần phải lưu ý các mũi tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi?

Mũi tiêm nhắc lại giúp tạo hệ miễn dịch vững chắc cho bé

Ở trẻ 18 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ không được tiêm phòng nhắc lại khá cao và điều này đem đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho Ngành Y tế nói chung và sức khỏe của bé nói riêng. Nguyên nhân của việc này có thể đến từ việc bố mẹ không biết hoặc quên những mũi tiêm phòng này. Đôi khi vài phụ huynh nghĩ rằng sau 1 tuổi là giai đoạn trẻ đã qua thời kỳ dễ mắc bệnh và đạt được hệ miễn dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên trẻ hoàn toàn có thể mắc các bệnh dù cho đã được tiêm phòng trước đó.

Việc nhắc lại các mũi tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi là vô cùng quan trọng. Bộ Y tế khuyến cáo rằng việc tiêm đúng lịch và đủ liều số mũi vắc xin giúp cơ thể trẻ được bảo vệ tốt nhất, ngược lại nếu không thực hiện đúng quy trình thì nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra. Một nghiên cứu vào năm 2015 của ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ho gà của trẻ 18 tháng tuổi xảy ra nhiều ở nhóm có cha mẹ trì hoãn tiêm mũi nhắc lại.

Các mũi tiêm phòng cơ bản được khuyến cáo trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Quốc gia – theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010 – có thể được bố mẹ tiêm phòng đầy đủ cho trẻ ở giai đoan trước 18 tháng, tuy nhiên việc tiêm nhắc lại vắc xin là vô cùng quan trọng. Qua một thời gian, kháng thể được tạo ra chủ động do các mũi vắc xin sẽ có xu hướng giảm dần và không đủ để bảo vệ trẻ, vì thế việc tiêm nhắc lại nhằm củng cố lại hệ miễn dịch cho trẻ, xây dựng “hàng rào” tối ưu.

2 mũi vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ 18 thàng tuổi

DPT và MR là hai mũi tiêm nhắc lại quan trọng cho trẻ 18 tháng tuổi

Việc tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi còn tùy thuộc vào thời gian tiêm phòng các mũi trước đó. Đôi khi đến giai đoạn 18 tháng, trẻ cần phải tiêm nhiều hơn 2 mũi. Do đó, bố mẹ nên dựa vào sổ tiêm phòng của bé để đưa ra quyết định phù hợp, tránh sai sót bỏ quên mũi tiêm của con. Đôi khi những việc làm nhỏ nhặt này lại giúp ích rất lớn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

Theo lịch tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, thời điểm trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin sau đây:

Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4

Mũi tiêm nhắc lại đầu tiên cần được chú trọng trong lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi là vắc xin bach hầu – ho gà – uốn ván (vắc xin DPT). Thông thường trẻ dưới 1 tuổi sẽ được tiêm phòng vắc xin DPT vào thời điểm 2,3 và 4 tháng tuổi. Sau đó mũi thứ 4 sẽ được tiêm nhắc lại vào giai đoạn 18 tháng tuổi. Các mũi tiêm 1,2,3 trước đó thuộc loại ngũ giá Quinvaxem (gồm 5 loại bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib) và sau đó mũi thứ 4 được sử dụng sẽ là loại tam giá DPT.

Tuy nhiên do tình trạng khan hiếm vắc xin, nhiều bậc phụ huynh lo sợ rằng con em sẽ phải chờ đợi cho mũi tiêm tiếp theo mà không được liên tục. Nên thay vào đó nhiều bố mẹ lựa chọn tiêm DPT cho trẻ 2,3 và 4 tháng tuổi kết hợp mùi rời vắc xin viêm gan B và viêm phổi/màng não do Hib. Đa phần vắc xin Quinvaxem sau khi sử dụng sẽ đảm bảo tỷ lệ miễn dịch lên tới 95%, tuy nhiên việc tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi vắc xin DPT nhắc lại sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch tối ưu hơn.

Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)

Theo lịch Tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm thứ hai được tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi là vắc xin sởi – rubella (MR), trong đó gồm nhắc lại mũi vắc xin sởi thứ 2 và rubella phối hợp. Tính từ năm 2015, việc thay thế vắc xin sởi đơn thuần vào giai đoạn 18 tháng tuổi của trẻ bằng vắc-xin phối hơp sởi – rubella (MR) đã cải thiện tỷ lệ mắc bệnh sởi – rubella ở trẻ một cách đáng kể.

Trẻ sau khi tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất vào giai đoạn 9 tháng tuổi vẫn còn lên đến 15% số trẻ không có miễn dịch chủ động. Do đó việc tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi hoàn toàn có thể giúp cải thiện tình trạng này, tạo nên hệ miễn dịch chủ động sởi “màu mỡ” hơn cho trẻ trong tương lai.

Giá trị của những mũi tiêm nhắc lại

Thời điểm thực hiện các mũi tiêm nhắc lại thường khá xa nhau, nên nhiều bậc cha mẹ thường quên mũi vắc xin nhắc hoặc đôi khi không biết rằng việc tiêm phòng đủ mũi và đúng thời gian cho trẻ sẽ giúp tạo hệ miễn dịch tối ưu hơn. Theo lịch tiêm chủng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, từ lúc mới sinh cho đến trước sinh nhật 1 tuổi, trẻ em cần phải trải qua đợt tiêm phòng lớn nhất trong lịch sử. Bởi lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ sẽ suy giảm dần theo thời gian, đặc biệt là trẻ trên 6 tháng tuổi hoặc không được bú sữa non từ mẹ.

Tuy sau đợt tiêm chủng cơ bản đầu đời này, trẻ được bảo vệ khỏi nhiều loại bệnh lý nhờ vắc-xin phòng ngừa, nhưng sau một thời gian dài lượng kháng thể sẽ giảm xuống đáng kể và trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh mắc dù đã tiêm vắc-xin đầy đủ trong giai đoạn trước 1 tuổi. Do đó việc tiêm nhắc lại các mũi vắc xin sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ “gợi nhớ” lại các ký ức trước kia, tái khởi động lại hệ thống bảo vệ đã được tạo ra từ đầu đời một lần nữa.

Mắc dù tiêm vắc xin là chương trình phòng ngừa cơ bản nhất ở nhiều bệnh, tuy nhiên vẫn có một số tình trạng tiêm vắc xin không đạt hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là ở một số bệnh nhi có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Không vì thế mà bố mẹ lai bỏ lỡ cơ hội tạo cho trẻ hệ miễn dịch chủ động, các bậc phụ huynh đừng quên tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi và rubella.

Tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi vừa là quyền lời của trẻ, vừa là trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Vì thế bố mẹ cần lưu tâm đến việc tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi nhằm tạo hệ miễn dịch mạnh mẽ cho trẻ trong những năm tháng tiếp theo, đặc biệt là vắc xin phòng ngứa bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi và rubella.