Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi: vắc xin gì, tiêm khi nào?

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi là cột mốc tiêm chủng phòng bệnh được phụ huynh chú ý hơn cả. Việc đảm bảo cho trẻ một sức đề kháng ổn định để có thể phát triển tốt nhất luôn là điều mà cha mẹ nào cũng muốn thực hiện. Vậy hãy cùng Docosan tìm hiểu kĩ hơn về lịch tiêm phòng, các loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi qua bài viết dưới đây nhé!

Lịch tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Tiem-phong-cho-tre-6-thang-tuoi
  • Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm – Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C – Tiêm mũi 1
  • Vắc xin PCV13 phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu – Tiêm mũi 3
  • Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus – Uống liều thứ 3

Trẻ 6 tháng tiêm phòng gì?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi cũng là lúc cha mẹ nên chú ý và tìm hiểu về các loại vắc xin mà bé cần tiêm để có thể đảm bảo được một hệ miễn dịch ổn định giúp trẻ phát triển tốt trong tương lai.

Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Tiem-phong-cho-tre-6-thang-tuoi

Vắc xin Vaxigrip là vắc xin phòng bệnh cúm tam giá được chỉ định phòng 3 chủng gồm 2 chủng cúm A là A/(H3N2), A/(H1N1) và 1 chủng cúm B (hoặc chủng Yamagata hoặc Victoria).

Vắc xin Vaxigrip được khuyến cáo tiêm phòng cúm cho bé 6 tháng tuổi và người lớn đặc biệt là ở những người có nguy cơ biến chứng cao.

Lịch tiêm vắc xin phòng cúm:

  • Trẻ từ 6 tháng – dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
    • Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
    • Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
  • Nên tiêm chủng nhắc lại hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B và C

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Tiem-phong-cho-tre-6-thang-tuoi

Vắc-xin VA-Mengoc-BC là vắc xin tiêm tại các phòng tiêm vắc-xin dịch vụ, có tác dụng phòng bệnh viêm màng não mô cầu Mengoc nhóm B và C.

Vắc-xin này được dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi.

Lịch tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC gồm 2 liều, tiêm cách nhau từ 6 đến 8 tuần. Lưu ý phải tiêm liều thứ 2 để đạt được mức bảo vệ tối ưu nhất.

Vắc xin PCV13 phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu

Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) lây lan qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như các bệnh lý đường tai – mũi – họng như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.

Khi nhiễm bệnh trẻ có các triệu chứng như sốt, đau ngực, thở dốc, và ho dữ dội, cứng cổ, đau đầu, đau khi nhìn vào những ánh sáng mạnh. Phần lớn nhiễm phế cầu khuẩn đều nhẹ, nhưng trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn này có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, như tổn thương não do viêm màng não hoặc điếc do viêm tai giữa.

Ngoài biến chứng nguy hiểm, tình trạng đề kháng kháng sinh cũng là một trở ngại lớn trong việc điều trị các bệnh lý do phế cầu. Thời gian điều trị phải kéo dài, tốn kém rất nhiều do phải dùng kháng sinh mạnh và có thể phải kéo dài trên 1 tháng. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ là cần thiết và rất quan trọng.

Vacxin PCV13 được đề nghị cho:

  • Tất cả trẻ em
  • Tất cả người lớn ≥ 65 tuổi

Lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ em được khuyến cáo sử dụng là 3 + 1 vì liệu trình này đem lại hiệu quả tối ưu):

  • Liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi.
  • Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng.
  • Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 tối thiểu 6 tháng.

Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus

Virus rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, phải nhập viện và thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ. Đường lây của bệnh tiêu chảy cấp do virus rota chủ yếu khi trẻ dùng tay chạm vào các đồ chơi bị nhiễm virus và đưa vào miệng. Các triệu chứng có thể thay đổi từ tiêu chảy đến tiêu chảy mất nước kèm với nôn mửa, sốt và sốc. Do đó việc phòng ngừa các tiêu chảy do rota virus không hề là dư thừa để giúp trẻ có một sức khỏe toàn diện.

Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có hai loại như sau:

  • Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều; liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc xin Rota virus trước 24 tuần tuổi.
  • Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.

Các lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

Để việc tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi có thể trở nên an toàn hơn, cha mẹ bé cần nắm một số lưu ý cần làm trước và sau khi tiêm vắc xin cho trẻ như sau:

Các lưu ý trước khi đưa trẻ đi tiêm

  • Không cho trẻ ăn hoặc bú quá no, và cũng không nên để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.
  • Cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
  • Trước khi tiêm, nên trao đổi kỹ với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, thức ăn … để bác sĩ có thể quyết định cho trẻ tiêm hay hoãn tiêm.
  • Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, bố mẹ cũng nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
  • Mang theo sổ tiêm chủng

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm

  • Trẻ sau khi được tiêm phòng cần được theo dõi 30 phút tại các cơ sở y tế để kịp thời xử trí các phản ứng phản vệ thông thường. Ngoài ra, sau khi về nhà trong vòng 24 giờ tiêm, cha mẹ nên chú ý theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn ngủ, bé có quấy khóc hay bỏ ăn, …
  • Trẻ em sau khi tiêm chủng cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Tiem-phong-cho-tre-6-thang-tuoi
  • Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ sau khi tiêm thì có thể áp dụng các biện pháp sau:
    • Cởi bớt chăn quấn, quần áo khi trẻ sốt, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh không làm tăng thân nhiệt.
    • Chườm ấm cho trẻ (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C).
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.
    • Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5 độ C, quấy khóc.
    • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, cha mẹ có thể chườm lạnh để giúp trẻ giảm đau và giảm sưng.
    • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
    • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
  • Cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngưng thở…

Trẻ 6 tháng tuổi nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin sau: Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm, Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C, Vắc xin PCV13 phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu, Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Cha mẹ nhớ lưu ý thật kỹ lịch tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi các mũi để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch đảm bảo cho trẻ sức đề kháng tốt vượt qua độ tuổi mà hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn này.