Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi?

Tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi là vấn đề mà không ít bậc phụ huynh băn khoăn. Vậy, vaccine cúm cho trẻ là gì? Cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm phòng? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh cúm là gì? Vì sao nên tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi?

Trước khi giải đáp về việc có nên tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi hay không, ta cần hiểu rõ về bệnh cúm cũng như tầm quan trọng của vaccine ngừa bệnh này.

Khái niệm bệnh cúm

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính thường gặp xảy ra theo mùa (thường vào mùa đông). Bệnh này do các chủng virus cúm gây ra như cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Virus cúm dễ dàng lây từ người sang người qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết từ mũi bay ra khi người bệnh ho, hắt hơi. Đặc biệt, một số loại virus độc lực mạnh còn có thể tồn tại thời gian dài trên bề mặt các vật dụng như cốc nước, tay cầm, điện thoại,…

Vaccine tiêm phòng cúm sẽ giúp tăng khả năng kháng lại virus cho trẻ (vốn là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh).

tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi

Vì sao nên tiêm phòng cúm cho trẻ em?

  • Trẻ em vốn là đối tượng dễ mắc bệnh cúm: Trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ bị lây nhiễm và sau khi mắc thường có triệu chứng nặng hơn người lớn cũng như dễ xảy ra biến chứng hơn, đe dọa tính mạng nhiều hơn.
  • Virus cúm có khả năng biến đổi nhanh: Hiện tại trên thế giới có rất nhiều chủng virus cúm, đa số chúng đều có khả năng biến đổi nhanh chóng. Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan khi con trẻ mắc cúm nhẹ và tự khỏi, cho rằng cơ thể trẻ đã tự tạo ra đủ kháng thể bảo vệ mà bỏ qua việc tiêm phòng khiến trẻ gặp tăng nguy cơ mắc bệnh không đáng có.
  • Vaccine giúp trẻ tăng cường kháng thể: Các loại kháng thể cúm sẽ suy yếu dần sau một thời gian, vậy nên việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp trẻ có khả năng chống lại các loại virus này.
tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi

Bố mẹ cần lưu ý gì sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ?

Sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ cũng như các mũi tiêm phòng khác, ít nhiều trẻ sẽ gặp các tác dụng không mong muốn. Do đó, bố mẹ cần phải lưu ý để có cách xử lý phù hợp cho trẻ.

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng cúm

Không chỉ đối với trẻ 2 tuổi mà hầu hết các lứa tuổi, sau khi tiêm phòng trẻ đều có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Sốt do vaccine gây ra thường không nặng và sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên không vì thế mà các bậc phụ huynh chủ quan, vẫn cần theo dõi cẩn thận thân nhiệt của trẻ nhằm đảm bảo sức khỏe cho con trẻ ổn định đến khi triệu chứng sốt hết hẳn.

Thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ mỗi 2 – 3 giờ/lần. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C, bố mẹ có thể chườm khăn để giảm thân nhiệt. Nếu phát hiện trẻ sốt trên 38 độ C, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên hơn, có thể 15 – 30 phút/lần, tiếp tục chườm khăn và có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu thân nhiệt của trẻ không hạ hoặc có thêm các triệu chứng khác, phụ huynh cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để y bác sĩ kiểm tra.

tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi

Mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc

Sau khi tiêm phòng cúm, cơ thể của trẻ sẽ có những thay đổi bất thường, cũng vì vậy mà trẻ có thể có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc và biếng ăn. Tương tự như sốt, tình trạng này sẽ không kéo dài lâu mà thường tự khỏi trong 12 – 24 tiếng.

Thế nhưng nếu trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều hơn, quấy khóc không ngừng hoặc ngủ li bì, mê man thì cần phải đưa đến trung tâm y tế để được các bác sĩ kiểm tra.

Trẻ tím tái, khó thở hoặc co giật sau khi tiêm phòng cúm

Các triệu chứng này rất hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế để được xử trí và theo dõi kịp thời nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng đó. Đặc biệt bố mẹ không được chủ quan và áp dụng các biện pháp dân gian không có cơ sở khoa học để tránh làm bệnh nặng hơn.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như nổi mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm, tuy nhiên các triệu chứng này cũng sẽ tự khỏi sau vài giờ mà không cần có bất kỳ tác động y tế nào.

tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi

Trên đây là một số thông tin về tiêm phòng cúm cho trẻ 2 tuổi, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn mũi tiêm phòng này để đưa ra lựa chọn đúng đắn giúp con trẻ phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn: vnvc.vn

Có thể bạn quan tâm