Tiêm phòng cúm cho trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Tiêm phòng cúm cho trẻ là một trong những mũi tiêm bố mẹ phải tiêm cho trẻ để bảo vệ bé khỏi những tác hại của bệnh cúm. Thế nhưng vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ tác dụng tiêm phòng cũng như thời gian tiêm. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm phòng cúm cho trẻ.

Bệnh cúm là gì?

Bệnh Cúm xảy ra theo mùa, thường vào mùa lạnh. Nguyên nhân thường gặp do chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Bệnh cúm lây nhiễm qua đường hô hấp, thông qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi hắt hơi, ho. Virus cúm còn tồn tại trên các bề mặt đồ dùng mà người bệnh tiếp xúc. Vì vậy, bạn có thể nhiễm bệnh nếu dùng tay chạm vào và đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh cúm sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như: sốt, ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi toàn thân. Trẻ em còn có thể xuất hiện buồn nôn và tiêu chảy

Vì sao phải tiêm phòng cúm cho trẻ?

Bố mẹ nên đưa trẻ tiêm phòng cúm hàng năm vì:

  • Trẻ em là đối dễ mắc bệnh cúm và thường có biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Hằng năm có rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì biến chứng của bệnh cúm.
  • Các chủng virus cúm luôn biến đổi và tạo ra các đột biến mới. Do đó, kháng thể được tạo ra do vaccine vừa tiêm có thể có hiệu quả nhưng có thể không còn tác dụng đối với virus cúm trong mùa năm sau.
  • Các kháng thể do vaccine cúm tạo ra cũng suy yếu dần theo thời gian.

Do đó, khuyến cáo trẻ em nên tiêm phòng cúm hàng năm để có hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các chủng virus cúm. Thành phần vaccine cúm luôn được cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành.

Tiêm phòng cúm cho trẻ có tác dụng gì?

Thuốc chủng ngừa cúm bảo vệ trẻ em khỏi vi-rút cúm có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những loại vi rút này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 80 phần trăm trẻ em chết vì cúm không được tiêm phòng cúm. Đối với trẻ em sau khi tiêm chủng, tỉ lệ bé có triệu chứng nặng phải nhập viện giảm đáng kể.

Tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ ở những độ tuổi khác nhau

Tiêm phòng cúm cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ từ 6 tháng khi tiêm phòng cúm cần tuân theo những chỉ dẫn sau:

  • Nếu là lần đầu tiên, trẻ cần 2 liều vaccine trong cùng một mùa của năm đó.
  • Liều đầu tiên được tiêm ngay khi nó có sẵn. Liều thứ 2 nên đưa ra ngay sau đó ít nhất 28 ngày.
Tiêm phòng cúm cho trẻ
Tiêm phòng cúm cho trẻ

Tiêm phòng cúm cho trẻ dưới 3 tuổi

Tiêm phòng cúm cho trẻ dưới 3 tuổi cần tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Với đối tượng từ 3 tuổi trở lên mỗi năm tiêm vaccine cúm 1 lần. Vì sau mỗi năm, các kháng thể bệnh biến đổi khác nhau. Vì vậy, việc tiêm nhắc lại vaccine hàng năm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Tiêm phòng cúm cho trẻ 4 tuổi

Bố mẹ nên nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé 4 tuổi và lịch tiêm chủng cho bé 6 tuổi. Vì ở các độ tuổi này, bé cần tiêm vaccine cúm hằng năm do đây là lứa tuổi này đang bắt đầu đi học nhưng trẻ chưa có đủ miễn dịch trước khi đến trường. Bé thường xuyên tiếp xúc trong môi trường đông người và có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ các trẻ khác khi chơi và học cùng nhau. Đặc biệt vào mùa tựu trường, bệnh cúm có nguy cơ bùng phát rộng hơn. Trong lớp học, chỉ có 1 trẻ mắc bệnh thì có thể lây cho cả lớp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều bé.

Thuốc chủng ngừa mỗi năm có khác nhau không?

Tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm đề sử dụng loại vaccine khác nhau. Khoảng sáu tháng sau mùa cúm trước, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu sản suất một loại vaccine mới. Các chuyên gia sẽ điều tra, nghiên cứu chủng virus nào đang lưu hành trên khắp thế giới và dự đoán chủng nào sẽ lan rộng nhất trong mùa cúm sắp tới.

Mỗi loại vaccine bảo vệ trẻ chống lại ít nhất ba chủng virus cúm khác nhau, một số vaccine còn bảo vệ chống lại bốn chủng. Và dưới đây là loại vaccine phòng cúm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Tiêm phòng mũi vaxigrip 0.25ml

Tiêm phòng cúm cho trẻ
Tiêm phòng cúm cho trẻ

Vacxin vaxigrip là loại vaccine cúm tam giá được chỉ định dự phòng 3 chủng gồm 2 chủng cúm A là A/(H3N2), A/(H1N1), và 1 chủng cúm B (hoặc chủng Yamagata hoặc Victoria) cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn.

Tại Việt Nam, Vaxigrip là vaccine phòng ngừa cúm đang được lưu hành, bao gồm 2 dạng liều là 0,25ml và 0,50 ml.

Liều lượng

  • Người lớn và trẻ em trên 36 tháng: một liều 0,5 ml.
  • Trẻ em từ 6 đến 35 tháng: một liều 0,25 ml.
  • Đối với trẻ em (dưới 9 tuổi) mà chưa bị nhiễm bệnh cúm hay chưa tiêm chủng, phải tiêm liều thứ hai, tiêm cách liều đầu tiên ít nhất là 4 tuần.

Cách dùng

  • Tốt nhất nên tiêm bắp, hay tiêm dưới da sâu.
  • Lắc kỹ trước khi dùng đến khi đạt được một hỗn dịch đồng nhất.

Chống chỉ định

  • Dị ứng với trứng, protein của gà hay với một trong các thành phần của vaccine.
  • Sốt hay bệnh cấp tính (trong trường hợp này tốt nhất nên hoãn việc tiêm chủng).
  • Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú        

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm là gì?

Tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ là có nhưng ít và nhẹ. Thường là :

  • Da bị đỏ, sưng, hơi đau nhức ở chỗ tiêm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nhức mỏi cơ thể.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của vaccine chủng ngừa cúm là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ này có thể kéo dài đến 2 ngày.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn khi tiêm phòng cúm cho trẻ rất hiếm. Trẻ có thể bị dị ứng với thuốc chủng ngừa bệnh cúm, biểu hiện là :

  • Khó thở.
  • Phát ban, nổi mề đay.
  • Xanh xao.
  • Tim đập nhanh.
  • Chóng mặt.

Tuy là hiếm gặp, nhưng khi thấy bất kì dấu hiệu nguy hiểm trên, bố mẹ cần phải đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.

Tiêm phòng cúm cho trẻ
Tiêm phòng cúm cho trẻ

Phòng khám tư vấn và tiêm phòng cúm cho trẻ

Tiêm phòng cúm cho trẻ là phương pháp tương đối an toàn và đạt được hiệu quả cao, giúp trẻ phòng bệnh và ngăng chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Bố mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng của con mình đến để tiêm phòng cúm cho trẻ đúng theo lịch hẹn hằng năm.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm