Tiêm phòng IPV là gì, vì sao cần tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi?

Tiêm phòng IPV là gì? Vì sao phải tiêm IPV là những câu hỏi được đặt ra với nhiều bà mẹ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu vaccine phòng bệnh bại liệt này nhé!

Tiêm phòng IPV là gì?

Để trả lời cho câu hỏi tiêm phòng IPV là gì, chúng ta cần hiểu cơ chế của loại vaccine này. Vaccine bất hoạt dạng tiêm phòng ngừa virus polio (IPV) chứa virus bại liệt đã chết (bằng các biện pháp sinh học) sau khi tiêm vào cơ thể sẽ có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch để phòng bệnh. Tiêm ngừa IPV là một phần của chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ 5 tháng tuổi tại Việt Nam từ năm 2018.

Tiêm phòng IPV (inactivated poliovirus vaccine) là một loại vaccine bất hoạt phòng ngừa bệnh bại liệt di virus polio gây ra. Sự ra đời của vaccine này là một bước phát triển trong công tác phòng ngừa bệnh bại liệt trên toàn cầu. Vaccine IPV đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1952. Vaccine bại liệt đường uống Sabin (OPV) lần được tiên được sử dụng vào năm 1962 và được sản xuất tại Việt Nam. Sự ra đời của vaccine phòng ngừa bệnh bại liệt đã góp phần giảm tỷ lệ của căn bệnh này lên tới 99,9% đối với cả 3 chủng virus.

Bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus polio (bại liệt). Virus bại liệt gồm 3 týp: 1, 2 và 3. Sau khi xâm nhập cơ thể, virus sẽ đi vào hệ thống thần kinh trung ương và tấn công lên các tế bào thần kinh vận động. Với cơ chế đó, bệnh ẩn chứa khả năng gây tử vong, một số trường hợp ghi nhận di chứng bại liệt không hồi phục và khả năng tàn tật suốt đời. 

Virus polio lây tryền từ người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh, lây nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt, thực phẩm, thâm nhập qua đường tiêu hóa. Từ đó, bệnh có thể lan truyền thành dịch lớn tại những địa phương có miễn dịch cộng đồng thấp, hiệu quả phòng bệnh kém. Đối với những cá thể chưa được tiêm vaccine tạo miễn dịch hoặc miễn dịch tạo ra không hiệu quả, virus xâm nhập từ đường tiêu hóa vào cơ thể, sinh sôi và gây bệnh cũng như lây bệnh cho xung quanh.

Cùng với sự ra đời của vaccine bất hoạt và vaccine sống giảm độc lực, bệnh bại liệt gần như được kiểm soát hoàn toàn, tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong đã giảm đáng kể. Số ca bệnh trên toàn thế giới đã có sự giảm mạnh hơn từ 350.000 trường hợp ghi nhận ở năm 1988 xuống chỉ còn hơn 30 trường hợp vào cuối năm 2018, tỉ lệ giảm lên đến 99%.

Dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng công tác phòng bệnh phải được tiến hành kĩ lưỡng và ngày càng hiệu quả hơn vì dịch bệnh có thể quay lại bất cứ khi nào). Bên cạnh công tác triển khai tiêm phòng vaccine IPV ngừa bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi bằng vaccine đơn, nên bổ sung vaccine phối hợp phòng hệnh liệt kèm gia tăng tỷ lệ tạo miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mà trẻ em thường mắc phải.

Nguyên nhân cần phải tiêm phòng IPV là gì?

Để trả lờ cho câu hỏi nguyên nhân cần tiêm phòng IPV là gì thì theo một số thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh bại liệt gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, biến chứng nặng nề là gây bại liệt không hồi phục với tỉ lệ 0.05%. Trong số những ca bệnh ghi nhận bị tê liệt, 5–10% ca biến chứng tử vong do cơ hô hấp ngừng hoạt động. Vào cuối những năm 40 của thế kỷ XX tại Hoa Kỳ, dịch bệnh bại liệt do virus polio đã làm tê liệt khoảng 35.000 người mỗi năm, một con số thực sự khủng khiếp.

Tại Việt Nam, trước khi có sự ra đời của vaccine phòng bệnh, bại liệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gây ra di chứng nặng nề đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Thời điểm những năm cuối cùng của thập niên 50 bệnh gây ra các vụ dịch lớn, tỷ lệ mắc bại liệt năm 1959 theo một số nghiên cứu là 126/100.000 người.

Sau khi triển khai vaccine phòng bệnh bại liệt thì những năm gần đây tỷ lệ phủ vaccine ở mức cao trên 90%, có thể nói nhờ vaccine mà bệnh bại liệt đã được khống chế gần như hoàn toàn. Việt Nam đã chính thức được WHO công nhận khống chế và thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt vào năm 2000. 

Tiêm phòng IPV có sốt không?

TIêm phòng IPV hiện nay rất an toàn, tỉ lệ các tác dụng phụ không nhiều. Trong số các tác dụng phụ có thể gặp trong 24-48h đầu có thể gặp như đau, sưng nhẹ nơi tiêm, sốt nhẹ thường sẽ tự giới hạn sau 2 ngày. Đây là một phản ứng thường gặp khi tiêm bất cứ loại vaccine nào. Do vậy, có thể nói tiêm phòng IPV có thể có sốt, tuy nhiên tỉ lệ sốt không cao và sốt nhẹ tự giới hạn.

Vậy các tác dụng phụ khác của tiêm phòng IPV là gì? Có thể gặp một số tác dụng phụ khác nhưng với tỉ lệ thấp hơn rất nhiều, rất hiếm gặp (<0,01%) như sưng phù nơi tiêm, đau nhức, co giật, sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất. Do đó sau khi tiêm phòng, mẹ cần theo dõi bé trong những ngày đầu nếu bé có triệu chứng nào bất thường cần phải đưa bé ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.

Mặt khác, hiện tại theo chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm IPV được thực hiện khi bé được 5 tháng tuổi. Trước đó ở các tháng tuổi thứ 2,3 và 4 bé đã được cho uống vaccine ngừa poliovirus bằng đường uống bPOV lần 1,2 và 3. Do đó tỉ lệ biến chứng do tiêm vaccine càng được giảm thấp.

Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được tiêm phòng IPV là gì và lợi ích của việc tiêm phòng IPV cho trẻ dưới 1 tuổi. Để tìm hiểu thêm về các chỉ định cũng như được hướng dẫn về việc tiêm phòng IPV bạn cần đến trung tâm tiêm ngừa để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Polio vaccination: What everyone should know, CDC.