Tiêm phòng sởi cho trẻ: Những điều cha mẹ cần biết

Tiêm phòng sởi là một lựa chọn mang lại hiệu quả hàng đầu để phòng bệnh sởi một cách chủ động cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên có sự nảy sinh nhiều lo lắng của các ông bố bà mẹ khi đưa con em mình đi tiêm phòng vacxin sởi, chẳng hạn như tiêm về có sốt không. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những lưu ý khi đi tiêm phòng sởi cho trẻ mà cha mẹ cần biết ở bài viết sau đây nhé!

Tiêm phòng sởi cho trẻ khi nào?

Theo các hướng dẫn của Bộ y tế, cũng như các nhà sản xuất vacxin thì khi trẻ đủ 9 tháng tuổi là thời điểm tiêm phòng sởi mũi đầu tiên. Đến lúc trẻ được 18 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng sởi nhắc lại bằng mũi thứ hai. 

Đa số các trẻ tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng sởi sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh lên đến 85 – 90%. Tuy nhiên ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải, khi lớn lên được tầm soát phát hiện thấy cơ thể bị giảm đề kháng với bệnh sởi thì sẽ được yêu cầu tiêm nhắc vacxin phòng sởi. 

Tiem phong soi cho tre Nhung dieu cha me can biet 1
TIêm phòng sởi mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 từ 18 tháng tuổi

Tiêm phòng sởi cho bé 9 tháng tuổi cần lưu ý chuẩn bị gì?

Các bậc cha mẹ muốn đưa bé đi tiêm phòng sởi được diễn ra thuận lợi thì cần lưu ý một số cách chăm sóc sau đây:

  • Không nên để bé bú sữa quá no dễ bị nôn trớ khó chịu, hoặc để bé nhịn đói trước khi đi tiêm vì có thể gây hạ đường huyết khi tiêm.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé trước khi tiêm để hạn chế sự nhiễm trùng vị trí của kim tiêm, 
  • Lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín chất lượng để bé đến tiêm: vacxin sởi – quai bị – rubella cần phải đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng ghi rõ trên vỏ lọ thuốc. 
  • Thông báo với cán bộ y tế các tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như ho, sốt, nôn ói, bú ít, … 
  • Cung cấp các loại thuốc uống mà bé đang dùng gần đây như kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, … 

Các loại vacxin tiêm phòng sởi cho trẻ 

Hiện nay trên thị trường tiêm phòng của nước ta có rất nhiều loại vacxin tiêm phòng sởi khác nhau và đều đạt hiệu quả bảo vệ cao cho trẻ. 

Nhìn chung có 2 loại nhóm vacxin tiêm phòng sởi là nhóm đơn (chỉ phòng bệnh sởi), có hơn hàng chục loại và nhóm phối hợp, phòng sởi kết hợp với rubella hoặc cùng với quai bị và rubella.

Tiem phong soi cho tre Nhung dieu cha me can biet 3
Loại vaxcin tiêm phòng sởi phối hợp

Tiêm phòng sởi có sốt không?

Tiêm phòng sởi nói riêng và tiêm phòng vacxin cho trẻ nói chung đều có thể gây phản ứng phụ là khiến trẻ bị sốt sau khi tiêm. Đa phần là những cơn sốt nhẹ, một số ít là sốt cao kéo dài là sự biểu hiện biến chứng nào đó. 

Trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm là một tình trạng bình thường, điều này chứng tỏ cơ thể trẻ đang thực hiện đáp ứng miễn dịch để tạo sức đề kháng với bệnh sởi. Phần lớn các trẻ sẽ tự hết sốt trong vòng vài ngày, một phần nhỏ cần phải dùng thuốc hạ sốt để điều trị.

Mặc dù sốt không phải là một điều đáng lo ngại, nhưng người nhà chăm sóc bé vẫn cần phải kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/ 1 lần, trong vòng 3 đến 4 ngày đầu sau tiêm phòng sởi. 

Tiêm phòng sởi cho trẻ bị sốt cần lưu ý chăm sóc như thế nào?

Tiem phong soi cho tre Nhung dieu cha me can biet 2
Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm phòng sởi rất quan trọng

Sau khi tiêm phòng sởi cho trẻ mà bị sốt thì cách chăm sóc trẻ là rất quan trọng để giúp bé nhanh ổn định và giảm sốt. Những điều cần lưu ý như 

  • Giữ trẻ ở lại nơi tiêm phòng ít nhất là 30 phút sau tiêm để theo dõi các phản ứng diễn ra cấp tính sau tiêm. Phải đảm bảo cơ thể bé ổn định trước khi về nhà. 
  • Theo dõi sát cơ thể bé liên tục trong 3 ngày đầu tiên, vì đây là thời gian bắt đầu xảy ra các tác dụng phụ nhiều nhất. Các dấu hiệu có thể diễn tiến bất cứ lúc nào nên người chăm sóc bé để ý sẽ phát hiện kịp thời. 
  • Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì nên sử dụng khăn ấm lau mát cho trẻ từ từ và an toàn. Khi biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. 
  • Cần quan sát theo vị trí tiêm, khi có biểu hiện bất thường như sưng, nóng, đỏ, lở loét, kèm theo bé quấy khóc nhiều thì khả năng cao bị nhiễm trùng cần phải đi khám bác sĩ ngay. 
  • Quan tâm các biểu hiện khác của bé như co giật, giật mình, bú kém … Đồng thời thực hiện các biện pháp đơn giản như cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt trong cơ thể, cho bé uống nhiều nước hơn, ăn đồ lỏng hơn so với thường ngày, không tắm hay lau mình trẻ bằng nước lạnh, … 

Tiêm phòng sởi cho trẻ là việc làm quan trọng các bậc cha mẹ để bảo vệ con em mình khỏi một căn bệnh nguy hiểm. Vì thể khi biết được các lưu ý khi đi tiêm phòng sởi cho trẻ sẽ giúp ông bố bà mẹ yên tâm áp dụng các bước chuẩn bị và chăm sóc trẻ an toàn hơn. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Tiêm phòng sởi cho trẻ: Những điều cha mẹ cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Contact Me on Zalo