Dính thắng lưỡi hạn chế sự di chuyển của lưỡi, khiến cho trẻ sơ sinh gặp vấn đề khi bú mẹ và khiến cho trẻ lớn gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp. Nhiều bố mẹ thắc mắc không biết thời điểm nào nên cắt thắng lưỡi cho con có thể tìm thấy câu trả lời cùng Doctor có sẵn trong bài viết này.
Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Tô Vũ Thủy Tiên, chuyên khoa Tai Mũi Họng, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare.
Tóm tắt nội dung
Dính thắng lưỡi là gì?
Lưỡi của mỗi người có kích thước, độ dày và độ dài khác nhau, dây thắng lưỡi (lớp niêm mạc dưới lưỡi) cũng vậy. Khi kích thước của dây thắng lưỡi quá dài hơn tỉ lệ thích hợp (mức dính thắng lưỡi), cử động lưỡi của trẻ bị hạn chế và có thể khiến bé gặp một số khó chịu.
Có khoảng 5- 10% trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi, nhưng ít nhất một nửa số trẻ này vẫn có thể bú mẹ bình thường. Chỉ có khoảng 2-5% bé bị dính thắng lưỡi gặp vấn đề khi bú mẹ hoặc bú bình.
Đặc điểm nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi
Cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi bằng cách quan sát cử động lưỡi và đặc điểm lưỡi của bé như sau:
- Không thể thè lưỡi qua môi khi miệng đang mở
- Không thể đưa lưỡi lên phía vòm miệng
- Gặp khó khăn khi di chuyển lưỡi sang bên
- Một miếng da mỏng hoặc dày có thể nhìn thấy dưới lưỡi của họ
- Đầu lưỡi ‘hình chữ V’ hoặc ‘hình trái tim’
- Đầu lưỡi dẹt hoặc vuông
Ngoài các đặc điểm có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tật dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể được nhận biết bởi biểu hiện của bé khi bú sữa và cảm nhận của mẹ. Một số biểu hiện của bé khi bú sữa (bú sữa mẹ hoặc sữa có thể do tật dính thắng lưỡi:
- Bé kéo vú thay vì nút ti
- Tạo ra tiếng lách cách khi hút
- Nhanh chóng mệt mỏi trong khi bú sữa
- Tăng cân ít hoặc không tăng
- Bé nuốt nhiều không khí thay vì sữa
- Sữa trào ra ngoài nhiều hơn
Khi cho bé bú, một số mẹ sẽ có các cảm nhận sau nếu như trẻ bị dính thắng lưỡi:
- Đau núm vú
- Núm vú có vẻ bị chèn ép hoặc nhăn nheo khi con bạn rời khỏi vú mẹ
- Cảm thấy bé không nút được nhiều sữa
- Tắc tia sữa, sưng viêm tuyến sữa
Như đã đề cập ở trên, dính thắng lưỡi ít khi ảnh hưởng đến khả năng bú sữa của bé. Tuy nhiên, nếu bé gặp vấn đề với bú sữa, không lên cân phù hợp với lứa tuổi, cha mẹ cần đưa bé đi khám để xem tật dính thắng lưỡi có phải là nguyên nhân hay không.
Dính thắng lưỡi gây ảnh hưởng thế nào?
Tật dính thắng lưỡi có thể khiến cho bé gặp khó khăn khi bú, từ đó làm đau mẹ mà bú không đủ lượng sữa cần thiết, chậm tăng cân. Khi bé đến tuổi học nói, tật dính thắng lưới có thể khiến trẻ khó phát âm, phát âm sai hoặc nói ngọng. Lúc này, tâm lý của bé sẽ bị ảnh hưởng vì không thể phát âm giống như được dạy, dễ bị bạn bè trêu chọc, có thể khiến cho bé không chịu đi học.
Khi nào trẻ dính thắng lưỡi nên phẫu thuật?
Đa số trẻ bị dính thắng lưỡi nếu không gặp khó khăn khi bú sữa thì sẽ không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, việc phẫu thuật dính thắng lưỡi cho bé đôi khi lại cần thiết nếu tình trạng này ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ và tâm lý lứa tuổi học đường.
Chỉ định phẫu thuật dính thắng lưỡi còn dựa trên ý kiến của bác sĩ căn cứ trên mức độ dính nhiều hay ít, mức độ dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến chuyện bú sữa, việc học của bé sau này.
Trẻ được phẫu thuật dính thắng lưỡi khi dưới 3 tháng tuổi sẽ không cần gây mê. Đối với trẻ lớn hơn thì bôi thuốc tê hoặc gây mê là cần thiết và vết thương sẽ chậm lành hơn. Phẫu thuật dính thắng lưỡi là một tiểu phẫu không gây chảy máu và không mất nhiều thời gian.
Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi
Sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi, vùng được phẫu thuật sẽ xuất hiện vệt trắng, vệt trắng này sẽ tự mất đi sau vài tuần. Cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả, ngậm đồ chơi (ở trẻ mọc răng) để tránh đụng vào vết mổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vệ sinh miệng nhẹ nhàng cho bé để tránh nhiễm trùng.
Ở trẻ lớn hơn thì ba mẹ cần dặn bé không được sờ vào vết mổ để tránh nhiễm trùng. Cũng như ở trẻ sơ sinh, trẻ lớn sau khi phẫu thuật cũng không nên ăn thức ăn cứng. Hơn nữa cha mẹ cần nhắc bé uống nhiều nước và đánh răng đều đặn để giữa vệ sinh khoang miệng.
Một số bệnh viện phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ
Để được đánh giá xem có nên phẫu thuật dính thắng lưỡi hay không, khi phát hiện ra các dấu hiệu, cha mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện, đến khoa Nhi, Tai – Mũi – Họng hoặc Răng hàm mặt. Docosan gợi ý ba mẹ đưa bé bị dính thắng lưỡi đến các bệnh viện sau:
- Bệnh viện Phụ sản An Thịnh – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh đã có hơn 10 năm chăm sóc sức khỏe sinh sản và theo dõi sức khỏe trẻ sơ sinh. Đây là một trong những bệnh viện nổi tiếng ở Hà Nội nhờ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và chuyên gia về sản phụ khoa và hệ thống trang thiết bị hiện đại.
- Bệnh viện Đa khoa An Việt – Thanh Xuân – Hà Nội
Vơi thế mạnh về chuyên môn Tai – Mũi – Họng, và đội ngũ bác sĩ có thâm niên công tác nhiều năm ở các bệnh viện lớn như Bệnh viện K, Bạch Mai, Tai Mũi Họng Trung ương, … Bệnh viện Đa khoa An Việt còn khẳng định chất lượng dịch vụ y tế trong hơn 10 năm nay thông qua cảm nhận của rất nhiều bệnh nhân.
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà – Đống Đa – Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà là một trong số ít bệnh viện Đa Khoa có khả năng khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Các bác sĩ ở bệnh viện Hồng Hà có thâm niên trên 25 năm công tác chuyên môn, vì thế, họ luôn đem lại sự hài lòng cho người bệnh, giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng bản thân và nhận lời khuyên hữu ích.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- Dính thắng lưỡi – Bệnh viện Nhi đồng I
- Tongue tie – Kidshealth
- Tongue tie in babies – Childrenhealth