Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì cho mau khỏi, an toàn?

Nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để mau lành vết thương trên da mà vẫn an toàn cho da trẻ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì trong bài viết dưới đây nhé.

Hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi các virus lây truyền qua đường ruột thuộc nhóm Enterovirus. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackie virus nhóm A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Nhiễm virus EV71 thường gây bệnh cảnh lâm sàng nặng nề cho trẻ và thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi. Bệnh tay chân miệng thường có diễn tiến nhẹ và tự khỏi mà không để lại di chứng trong đa số trường hợp. Tuy nhiên cũng có số ít trường hợp lâm vào bệnh cảnh nặng nề và đưa đến biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tiêm, phù phổi, bại liệt,…

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất dễ lây lan và biến thành dịch, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào mùa hè và thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 11. Do đó, ba mẹ nên chú ý phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là trong những khoảng thời gian này.

Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, nguồn lây chính là qua những tiếp xúc thông thường với chất dịch từ nước bọt, chất nôn, phân, bóng nước trên cơ thể người bệnh hoặc tiếp xúc với giọt bắn ra không khí từ mũi, miệng hay các vật dụng, đồ chơi trẻ thường ngậm vào miệng.

Tuỳ vào sức đề kháng của trẻ mà bệnh có diễn tiến và thoái lui khác nhau, thông thường bệnh sẽ hết trong 7-10 ngày nếu trẻ có hệ miễn dịch bình thường.

Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị cho virus nên việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh việc uống thuốc, sử dụng những loại lá từ dân gian để tắm cho trẻ cũng là một trong những cách hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ, dẫn đến câu hỏi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì.

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?

Theo các chuyên gia y tế, không nên kiêng tắm cho bé bị tay chân miệng mà ngược lại nên tắm để giữ gìn vệ sinh cho da trẻ do hàng ngày vẫn  rất nhiều vi khuẩn ngoài môi trường có thể bám trên da của bé. Chú ý lau nhẹ nhàng tránh làm vỡ bóng nước để không làm nhiễm trùng vết thương. Dưới đây là một số loại lá tắm cho bé bị tay chân miệng:

Tắm nước lá chè xanh

Là một loại thảo dược tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, lá chè xanh ngoài dùng để nấu uống còn thường được pha với nước ấm để tắm. Trong khi mụn nước trên da do tai chân miệng bị vỡ dễ gây nhiễm trùng cho trẻ, nhiều nghiên cứu cho thấy lá chè xanh có chứa chất kháng khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng. Do vậy, nếu vẫn chưa biết bị tay chân miệng tắm lá gì thì ba mẹ nên dùng lá chè xanh để tắm cho trẻ nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Tắm lá bạc hà

Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu, chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho cơ thể nhờ đó lá bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy, khi không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng nên tắm lá gì, mẹ có thể đun lá bạc hà lấy nước uống hoặc tắm cho trẻ để các triệu chứng của bệnh mau hết và cơ thể được thoải mái hơn.

Tắm lá rau sam

Lá rau sam theo Đông Y có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn giúp các vết lở loét ở các bọng nước bị vỡ mau lành và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cho cơ thể. Ngoài ra, lá rau sam có tính mát, giàu vitamin C. Chính vì vậy, tay chân miệng tắm lá gì nhanh khỏi, ba mẹ có thể lấy lá rau sam rửa sạch rồi đun sôi với nước để tắm cho trẻ bị tay chân miệng sẽ giúp trẻ mau cải thiện triệu chứng trên da và tăng cường sức đề kháng.

Tắm lá diếp cá

Lá diếp cá là loại rau thường thấy trên bữa ăn gia đình cũng mang tác dụng tốt cho sức khoẻ, diếp cá có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nên tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Băn khoăn trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì cho tốt cho cơ thể thì ba mẹ có thể nấu lá để tắm cho trẻ sẽ có kết quả bắt ngờ.

Tuy đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng tốt của các loại lá này song các nghiên cứu về trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì còn hạn chế. Ba mẹ có thể tắm cho trẻ và quan sát hiệu quả trên da trẻ, nếu phát hiện có bất thường hay tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, nên ngừng ngay việc tắm với này. Nếu đã biết trẻ tay chân miệng nên tắm lá gì, ba mẹ cũng cần biết thêm cách tắm cho trẻ sao cho an toàn hơn ở bên dưới đây.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh những thắc mắc về việc trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì thì ba mẹ cũng nên biết được cách tắm cho trẻ hợp lý để tránh làm nặng thêm bệnh tình của trẻ. Một số lưu ý khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng như sau:

  • Tắm cho trẻ hằng ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da trẻ.
  • Tắm nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh tay làm vỡ các mụn nước tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ
  • Tắm cho trẻ nơi kín gió hoặc đóng các cửa không để gió lùa vào làm cảm lạnh, trẻ sốt cao hơn
  • Tắm bằng nước ấm vừa phải, không được dùng nước quá nóng gây bỏng rát da hay nước quá lạnh làm trẻ sốt cao hơn
  • Xối nước nhẹ nhàng lên cơ thể bé
  • Hạn chế đụng vào các vết thương, vết loét của trẻ; không nặn hay làm vỡ bóng nước
  • Nên dùng khăn mềm để lau khô cho trẻ, không để trẻ ẩm ướt
  • Mặc quần áo sạch sẽ, mềm mịn, rộng rãi, thoáng mát cho trẻ
  • Ba mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tắm cho trẻ.

Docosan cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tìm hiểu bài viết “Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì cho mau khỏi, an toàn”. Mong rằng bài viết đã giải đáp thắc mắc của nhiều bậc ba mẹ khi không biết trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì. Docosan kính chúc sức khoẻ đến ba mẹ và các bé.

Nguồn tham khảo: NHS

Có thể bạn quan tâm