Trẻ em tiêm phòng bị sốt: Nguyên nhân và cách xử lý đúng?

Trẻ em tiêm phòng bị sốt nguyên nhân do đâu? Thực tế, đây là một trong những phản ứng của cơ thể trẻ rất phổ biến mà gần như bé nào cũng gặp phải sau khi được tiêm vaccine. Tuy nhiên nguyên nhân gây sốt ở trẻ và triệu chứng này có ảnh hưởng thế nào đến trẻ thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết. Docosan xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây để chúng ta cùng nhau giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ em tiêm phòng bị sốt?

Sốt là gì?

Trẻ sốt khi thân nhiệt của trẻ cao hơn so với bình thường. Hầu hết trẻ em có thân nhiệt khoảng 37ᴼC, tuy nhiên, thân nhiệt của mỗi trẻ là khác nhau, và thân nhiệt của trẻ có thể thay đổi trong ngày. 

Sốt thường có liên quan đến bệnh, do đó nhiều phụ huynh nghĩ rằng sốt là điều không tốt. 

Sốt ở trẻ là tình trạng thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn 38 độ C so với nhiệt độ bình thường ở trẻ là 36,5 – 37,5 độ.  Thông thường, sốt là triệu chứng của hệ miễn dịch phản ứng lại khi cơ thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, gây ra bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, trẻ tiêm phòng bị sốt cũng xảy ra tương đối phổ biến kèm với một số triệu chứng khác như sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc.

Trẻ em tiêm phòng bị sốt

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt sau tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của bé sẽ có những phản ứng giống như khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thực sự. Hệ thống miễn dịch đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vaccine, từ đó ghi nhớ cách chống lại các tác nhân gây bệnh trong tương lai. 

Những triệu chứng cho thấy hệ thống miễn dịch trong cơ thể của bé đang phản ứng với vaccine:

  • Đau, sưng tấy, đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt 

Sau khi tiêm phòng, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại các cấu trúc vi khuẩn trong vắc xin dẫn đến nhiều phản ứng tương tự như khi chúng ta nhiễm vi khuẩn, virus khác. Cha mẹ không cần quá lo lắng với đây là cách hệ miễn dịch đang tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vaccine và chống lại các tác nhân gây bệnh trong tương lai.  Biểu hiện này đặc biệt thường gặp ở trẻ khi tiêm vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 hoặc vaccine cúm… Phụ huynh không nên quá lo lắng khi trẻ bị sốt vì các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 1 – 2 ngày.

Cách xử lý khi bé tiêm phòng bị sốt

Triệu chứng sốt sau khi tiêm phòng thường khá nhẹ và tự biến mất sau vài ngày, tùy vào cơ địa của từng bé. 

Sau tiêm phòng bé thường sốt nhẹ và tự khỏi sau vài ngày tùy theo cơ địa của từng bé. Trong trường hợp sốt cao và kéo dài, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Kiểm tra thân nhiệt của bé 2 – 3 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao quá 38ᴼC thì cần theo dõi liên tục 15 – 30 phút/lần.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ nên tăng cữ bú và lượng bú cho trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại nước khác, chẳng hạn nước cam, chanh…
  • Nếu trẻ chỉ sốt ở nhiệt độ dưới 38 độ C, bố mẹ chỉ cần lau mát cho trẻ bằng khăn ấm. Đặt khăn ấm vào trán, nách và bẹn của trẻ để giúp hạ thân nhiệt của trẻ nhiều hơn. 
  • Nếu trẻ bị sốt trên 38,5ᴼC, bố mẹ cần cho bé dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của y bác sĩ và cần đưa trẻ đi khám nếu vẫn tiếp tục sốt cao hoặc có những biểu hiện bất thường (bỏ ăn, bỏ bú, lơ mơ, ngủ gà…) thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
  • Không tự ý sử dụng các biện pháp hạ sốt dân gian, thiếu cơ sở khoa học để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Trẻ em tiêm phòng bị sốt

Những biểu hiện khác ngoài sốt sau khi trẻ tiêm phòng

Ngoài biểu hiện sốt sau tiêm phòng, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

Triệu chứng thông thường

Những triệu chứng này thường nhẹ và có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày mà không cần sử dụng thuốc, bao gồm:

  • Mẩn ngứa.
  • Đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm.
  • Trẻ khó chịu, mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Quấy khóc.

Triệu chứng nặng

Đây là những triệu chứng đáng lo ngại mà phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Những triệu chứng nặng bao gồm:

  • Trẻ co giật (có thể nặng hoặc nhẹ), quấy khóc dai dẳng, ngủ li bì, mê man.
  • Tím tái, khó thở hoặc thở khò khè.
  • Trẻ đau bụng, buồn nôn, tiêu tiểu bất thường.
  • Tay chân lạnh, da nổi vân tím

Hoặc bất cứ triệu chứng gì của bé khiến bố mẹ lo lắng, có thể đưa trẻ đến khám để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 

Trẻ em tiêm phòng bị sốt

Tiêm phòng cho trẻ bị sốt liệu có phải dấu hiệu xấu hay tốt?

Đối với một số bậc phụ huynh trẻ em tiêm phòng bị sốt là dấu hiệu cho thấy vắc-xin có hiệu quả lên trẻ. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, sốt là triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vắc-xin và nhất là ở mũi tiêm 5 trong 1, sốt tùy thuộc vào cơ địa của các bé, đôi khi ở một số bé sẽ không xảy ra hiện tượng này. Vậy nên các bố mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ bị sốt hoặc không sốt sau khi tiêm phòng.

Mẹo tiêm phòng cho trẻ không bị sốt

Trẻ em tiêm phòng bị sốt đa phần tự khỏi trong tối đa 2 ngày và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuy nhiên triệu chứng này lại khiến bé khó chịu cũng như thường xuyên quấy khóc. Vậy nên ta có thể áp dụng một số cách để giúp hạn chế triệu chứng này.

Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa cho biết mẹ có thể sử dụng lá tía tô trước khi trẻ tiêm ngừa để không bị sốt. Cụ thể tía tô có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm, hạ sốt, giải độc rất tốt, các mẹ trước hôm bé đi tiêm có thể ăn khoảng chục ngọn tía tô rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Như thế chất kháng sinh tự nhiên mà lá tía tô cung cấp sẽ giúp con trẻ không bị sốt. Với những bé đã cai sữa thì có thể giã một lượng lá tía tô vừa đủ hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

Ngoài cách này các bậc phụ huynh có thể sử dụng bông y tế day nhẹ lên chỗ tiêm cho khô sau đó chườm lạnh hoặc dán miếng hạ sốt lên chỗ tiêm nhằm giảm sốt cho trẻ. Bên cạnh đó thì cho con uống thêm sắn dây hay nước đỗ đen cũng có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm cơn sốt.

Lưu ý: Ngoài chườm khăn lạnh sạch và miếng dán hạ sốt thì không nên tùy ý sử dụng chanh hay các loại kem bôi lên nơi vừa tiêm chủng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trẻ em tiêm phòng bị sốt

Trên đây là những gì cần biết khi trẻ em tiêm phòng bị sốt. Rất mong qua bài viết này Docosan sẽ giúp bậc phụ huynh biết cách xử lý khi cho trẻ đi chích ngừa để trẻ luôn có một sức khỏe tốt.