Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân là gì, điều trị ra sao?

Các bà mẹ khi nghe thấy tiếng động phát ra từ bụng của bé con mình thường sẽ nghĩ đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và bắt đầu có những quan tâm lo lắng. Trong một tháng đầu sơ sinh thì triệu chứng sôi bụng rất thường xảy ra với trẻ, vậy bà mẹ cần phải bình tĩnh và biết cách điều chỉnh việc ăn uống của chính mình để giúp bé yêu giảm tình trạng này nhé. Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của bé. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia uy tín, nguyên nhân chính là xuất phát từ chế độ dinh dưỡng của trẻ, cụ thể hơn đó là do sữa mẹ hoặc sữa bột hay sữa công thức.

Đối với những bé bú sữa mẹ thì nguồn dinh dưỡng duy nhất trong tuổi sơ sinh chính là từ sữa mẹ. Đồng thời các thức ăn nước uống mẹ sử dụng trong giai đoạn này sẽ ít nhiều đi vào nguồn sữa cho bé bú, vì vậy sẽ có ảnh hưởng chính đến tình trạng sôi bụng của bé. 

trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do chính nguồn sữa của mẹ gây ra

Vậy khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ nên làm gì?

Chế độ ăn uống phù hợp

  • Bắt buộc phải ăn chín uống sôi, quá trình chế biến và sử dụng thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Mẹ cần phải uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít/ngày. Vì thành phần chính của sữa mẹ là nước, nếu thiếu nước sữa sẽ bị cô đặc.
  • Nên chọn lựa những loại thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đem lại đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: cháo dinh dưỡng, sữa hay bột công thức dành cho mẹ sau sinh…
  • Thực đơn trong ngày hay những ngày trong tuần nên được thiết kế phong phú đa dạng để đảm bảo đủ chất. Tốt nhất cần bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và chứa các vitamin cho cả mẹ và bé như: chuối, sữa chua, táo, cà rốt, rau củ quả chứa nhiều chất xơ tốt … 
  • Bữa ăn nên cố định giờ trong ngày, tối thiểu là 3 bữa ăn và có thể cách nhau từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ. Tốt nhất là chia thành nhiều bữa ăn để mẹ được tiêu hóa tốt và cung cấp vào nguồn sữa cho bé bú 
  • Nhiều bà mẹ sau khi “vượt cạn” thành công có xu hướng thèm nhiều đồ ăn trong quá trình mang thai phải kiêng cữ. Vì vậy có thể ăn những loại đồ ăn đó nhưng phải chú ý tác động mà chúng đem lại và tránh ăn một loại quá nhiều có thể gây mất cân bằng. 
  • Đồng thời có thể uống các loại nước mát tự nhiên, ăn các loại trái cây tươi mát và đạm thực vật nên được ưu tiên hơn đạm động vật trong giai đoạn này.

Những điều nên hạn chế

  • Tránh thức ăn cay, nóng, có tính hàn nhiệt nhiều, cũng như đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm động vật như thịt đỏ, …
  • Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình dự trữ và chế biến.
  • Một số thực phẩm mà bà mẹ nên hạn chế sử dụng: cam, quýt, bưởi, cải bắp, cà chua, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành …
  • Đồng thời bà mẹ cần tránh các căng thẳng, suy nghĩ, lo âu trong cuộc sống để giữ tinh thần thoải mái, tươi vui trong mối quan hệ mẹ con trong giai đoạn này.
  • Không để đầu núm vú của bầu ngực bị bẩn, nhiễm trùng bằng cách chăm sóc vệ sinh thật tốt hàng ngày và trước khi cho bé bú. 

Những việc khác cần thực hiện

  • Giữ bé bú đúng tư thế và kỹ thuật kết hợp động tác vỗ lưng và mát xa bụng bé sau khi bú để nâng cao chất lượng cữ bú.
  • Nếu bé không được bú sữa mẹ thì cần chọn lựa sữa công thức phù hợp với độ tuổi sơ sinh, tránh chọn sữa bột có nhiều lactose làm trẻ không tiêu hóa được.
  • Nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ trong ngày, ít nhất là 7-8 cữ để tránh bé bú nhiều sữa quá trong 1 lần sẽ tạo áp lực cho Hệ tiêu hóa làm việc.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng rất thường gặp, song tình trạng này tương đối không nguy hiểm cho trẻ. Các bà mẹ nên biết cách điều chỉnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bé yêu của mình mau chóng hết sôi bụng và hấp thu được dinh dưỡng tốt trong những ngày đầu đời tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường sau này.

Nếu các bậc cha mẹ đã kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ mà tình trạng sôi bụng vẫn còn kéo dài hoặc bé yêu xuất hiện thêm các biểu hiện mới, cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được đánh giá toàn diện và tìm nguyên nhân thật sự.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: onlymyhealth.com, emedicine.medscape.com, en.surgeon-live.com