Trẻ sơ sinh hay vặn mình – Nguyên nhân, cách chăm sóc

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là câu chuyện hết sức mình thường do cơ thể của trẻ chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Mặc dù là biểu hiện của sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy cha mẹ cần làm gì nếu hiện tượng này lặp lại nhiều lần? Lời giải đáp sẽ được đội ngũ chuyên gia Docosan làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Điều này có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng hết sức bình thường trong vài tuần đầu sau sinh. Hiện tượng này xảy ra do cơ thể trẻ chưa quen hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ. Hơn nữa, vì tế bào thần kinh ở trẻ sơ sinh chưa được biệt hóa, thể vận động chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ là chiếm ưu thế. Lúc này, trẻ nhỏ có biểu hiện vặn mình, tay chân thường xuyên múa vờn.

Có khá nhiều người mẹ lo lắng đến hiện tượng vặn mình của con em mình. Thông thường, trẻ sơ sinh vặn mình có thể là biểu hiện của sinh lý bình thường nhưng không thể loại trừ biểu hiện của bệnh lý mà mỗi cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:

Trẻ sơ sinh hay vặn mình
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh hay vặn mình thường xuyên

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường

Hiện tượng vặn mình sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể gặp nhiều ở vài tuần đến 2 tháng tuổi. Đến khi 3 – 4 tuổi, hiện tượng này sẽ biến mất hoàn toàn. Như vừa được đề cập, nguyên nhân chính là do con trẻ chưa thích ứng được với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ cũng như tế bào thần kinh chưa phát triển hoàn toàn, vỏ não dễ bị kích thích và có xu hướng lan tỏa.

Cha mẹ có thể nhận biết con trẻ vặn mình do sinh lý xuất hiện thường xuyên bởi một số yếu tố tác động sau:

  • Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh khiến trẻ hay múa vờn
  • Trẻ khi đói thường có động tác vặn mình, vờn tay chân,… và trở lại bình thường sau khi bú no
  • Trẻ cảm thấy khó chịu khi ngủ ở tư thế không thoải mái, nệm quá cứng, gối đầu quá cao, không gian ồn cào, nhiều ánh sáng,…
  • Trẻ vặn mình khi có phản ứng tiểu, đại tiện hoặc tiểu nhiều dẫn tới ướt tã/ bỉm
  • Quần áo hoặc khăn quấn quá chặt gây ra nhiều khó chịu, lúc này trẻ sẽ có phản ứng vặn mình, cựu quậy để chống lại.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình
Vặn mình, quấy khóc có thể là dấu hiệu trẻ đã tiểu hoặc đại tiện

Trẻ sơ sinh hay vặn mình – Có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Khi con trẻ có những biểu hiện vặn mình kèm triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đặc biệt chú ý và cần sớm đưa trẻ thăm khám. Bởi vì, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó khiến trẻ khó chịu dẫn đến vặn mình với tần suất dày:

  • Đổ mồ hôi trộm
  • Ngủ không yên giấc, hay đảo mình
  • Ọc sữa, nôn trớ
  • Quấy khóc nhiều, đặc biệt là về đêm.

Khi có biểu hiện trên, cha mẹ có thể nghi vấn con trẻ đang mắc bệnh đường tiêu hóa, thiếu hụt vitamin D, canxi,… Bên cạnh đó, cha mẹ hãy kiểm tra trên cơ thể của con trẻ cơ thể có tổn thương ngoài da. Chẳng hạn như vết thương côn trùng, bệnh ngoài da,… Tuy nhiên, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng khắc phục phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.

Cần làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình do biểu hiện sinh lý thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Vì đến một thời điểm nào đó, hiện tượng này sẽ biến mất hoàn toàn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khắc phục hiện tượng vặn mình theo một số mẹo vặt sau:

Kiểm tra cơ thể trẻ

Thường xuyên kiểm tra cơ thể của con trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là vùng nhạy cảm như bẹn, nách, dưới cổ, tay, chân,… Đồng thời đưa ra những xử lý phù hợp, nếu không chắc chắn, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia.

Xoa dịu cơ thể trẻ nhẹ nhàng

Khi trẻ quấy khóc hay vặn mình liên tục, bạn nên vỗ trẻ nhẹ nhàng, có thể xoa dịu tay chân và nói chuyện. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và có cảm giác an toàn. Nếu thực sự cần thiết, bạn có thể hát ru để trẻ dễ vào giấc ngủ hơn.

Mặc cho trẻ trang phục thoải mái

Tránh đổ mồ hôi trộm cũng như tạo sự thoải mái cho con trẻ, bạn nên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu cotton hút ẩm. Đồng thời, lựa chọn những loại tã hay bỉm vừa cơ thể trẻ và thay cái mới sau mỗi ngày tiểu hoặc đại tiện.

Thường xuyên tắm nắng cho trẻ

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là một trong những công việc mà mỗi bà mẹ nào không thể bỏ qua. Tắm nắng không chỉ giúp cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D qua da mà còn giúp hấp thụ canxi, phốt pho và nhiều lợi ích khác.

Thời điểm thích hợp để tắm trẻ là vào 6 – 7 giờ sáng hoặc những buổi chiều có ánh nắng dịu. Thời gian tắm nắng trẻ khoảng 10 – 15 phút là đủ. Tuyệt đối không cho trẻ tắm dưới trời nắng gắt.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình
Hãy tắm nắng cho trẻ sơ sinh thường xuyên để giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ

Sữa mẹ là thức ăn giàu chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ lượng sữa. Trong một số trường hợp, bạn có thể cho trẻ uống sữa công thức nhằm đảm bảo trẻ phát triển toàn diện.

Nếu có nhu cầu bổ sung canxi cho con trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống khi chưa có sự cho phép.

Kiểm tra nhiệt độ, ánh sáng của phòng

Nhiệt độ và ánh sáng của phòng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ vặn mình hay khó chịu. Và đây cũng chính là vấn đề mà nhiều cha mẹ bỏ qua. Để trẻ có được giấc ngủ chất lượng, bạn cần chú ý đến nhiệt độ, ánh sáng của phòng và có sự điều chỉnh phù hợp. Điều này cũng có thể giúp cải thiện hiện tượng vặn mình.

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng không loại trừ dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu thực sự cần thiết, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo