Trẻ tăng động giảm chú ý nếu không được điều trị sẽ khó có thể thành công trong học tập và cuộc sống. Rối loạn này ở trẻ có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, trầm cảm, hành vi chống đối, khó khăn trong tiếp thu kiến thức, kém nhận thức rủi ro và hành vi gây xung đột gia đình. Vì thế, ngay khi phát hiện các triệu chứng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm. Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tóm tắt nội dung
- 1 Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
- 2 Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
- 3 Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
- 4 Chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
- 5 Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
- 6 Chăm sóc trẻ tăng động đúng cách
- 7 Các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm điều trị trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
ADHD là viết tắt của bệnh tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder), là một tình trạng bệnh lý thần kinh – tâm lý. Đứa trẻ tăng động giảm chú ý có những khác biệt về sự phát triển não bộ và hoạt động của não ảnh hưởng đến sự chú ý, khả năng ngồi yên và tự chủ. Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt ở trường, ở nhà và các mối quan hệ bạn bè.
ADHD được xem như là một rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn phát triển thần kinh là các bệnh lý về thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi vào học, và làm giảm sự phát triển các kỹ năng cá nhân, xã hội, học tập và / hoặc nghề nghiệp.
Bênh tăng động giảm chú ý thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể. Các rối loạn phát triển thần kinh có thể bao gồm các rối loạn chức năng chú ý, ghi nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh thường gặp khác bao gồm: tự kỷ, rối loạn học tập (ví dụ, chứng khó đọc), và chậm phát triển trí tuệ.
Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) chiếm 5 – 11% số trẻ em trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ADHD thường bị chẩn đoán một cách lạm dụng, phần lớn vì các tiêu chuẩn được áp dụng không chính xác. Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), có 3 dạng tăng động:
- Giảm chú ý
- Tăng động / bốc đồng
- Phối hợp 2 dạng trên
Tỉ lệ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở bé trai cao hơn khoảng hai lần so với bé gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng. Tăng động / bốc đồng chủ yếu thường xảy ra ở bé trai gấp 2 – 9 lần so với bé gái; dạng giảm chú ý xảy ra với tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới. ADHD có tính di truyền.
Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trẻ tăng động giảm chú ý phải vật lộn để chú ý, lắng nghe và làm theo chỉ dẫn, ngồi yên hoặc chờ đến lượt. Đối với trẻ ADHD, các cuộc đấu tranh tâm lý khó khăn hơn và xảy ra thường xuyên hơn trẻ bình thường.
Trẻ bị tăng động có thể có các từ một, hai hoặc cả ba loại dấu hiệu sau:
- Không chú ý: Những đứa trẻ tăng động giảm chú ý (dễ bị phân tâm) khó tập trung chú ý và duy trì công việc. Bé có thể không nghe rõ chỉ dẫn, có thể bỏ lỡ những chi tiết quan trọng và có thể không hoàn thành những gì họ bắt đầu. Bé có thể mơ mộng hoặc mơ mộng quá nhiều. Trẻ có vẻ lơ đễnh hoặc đãng trí, và mất dấu mọi việc.
- Quá hiếu động: Trẻ em hiếu động thường hay quấy khóc, bồn chồn và dễ buồn chán. Bé có thể gặp khó khăn khi ngồi yên hoặc giữ im lặng khi cần thiết. Bé cũng có thể vội vàng trong mọi việc và phạm sai lầm bất cẩn. Bé có thể leo trèo, nhảy hoặc vượt dốc khi không nên làm. Nếu không được quan tâm, bé có thể hành động theo những cách gây khó chịu cho người khác.
- Bốc đồng: Những đứa trẻ bốc đồng hành động quá nhanh trước khi suy nghĩ. Các bé thường làm gián đoạn, có thể xô đẩy hoặc nắm lấy, và khó chờ đợi. Trẻ tăng động có thể làm nhiều việc mà không xin phép, nhận những thứ không phải của họ hoặc hành động theo những cách mạo hiểm. Trẻ bị tăng động có thể có những phản ứng cảm xúc thái quá (Cười quá ngặt nghẽo dường như không thể ngưng, khóc quá nhiều không thể dỗ nín)
Đôi khi cha mẹ và giáo viên nhầm tưởng các dấu hiệu tăng động và hiếu động khi trẻ còn rất nhỏ. Nhưng những đứa trẻ nhỏ thường mất tập trung, bồn chồn, thiếu kiên nhẫn hoặc bốc đồng – những điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là một đứa trẻ bị tăng động.
Sự chú ý, hoạt động và tự chủ phát triển từng chút một, khi trẻ lớn lên. Trẻ em học những kỹ năng này với sự giúp đỡ của cha mẹ và giáo viên. Nhưng một số trẻ không tập trung chú ý, lắng nghe, không thể kiên nhẫn lắng nghe. Khi những điều này tiếp tục và bắt đầu gây ra các vấn đề ở trường, ở nhà và với bạn bè, đó có thể là dấu hiệu của bệnh.
Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
Hiện tại nguyên nhân gây ra sự khác biệt về não bộ của trẻ tăng động và trẻ bình thường chưa được xác định. Tuy nhiên cũng đã có bằng chứng là tăng động giảm chú ý chủ yếu là do di truyền. Điều này nghĩa là nhiều trẻ em mắc chứng tăng động có cha mẹ hoặc người thân cũng mắc hội chứng tăng động.
Cha mẹ cần lưu ý rằng trẻ tăng động giảm chú ý không phải do nhìn TV và điện thoại quá nhiều. Trẻ bị tăng động cũng không phải do cách nuôi dạy con kém hoặc để trẻ ăn quá nhiều đường.
Một số yếu tố nguy cơ tăng động bao gồm:
- Cân nặng lúc sinh < 1500 g, chấn thương đầu, trẻ thiếu sắt.
- Có cơn ngưng thở khi ngủ,
- Trẻ bị phơi nhiễm chì cũng như rượu, thuốc lá và cocaine trước khi sinh.
- Khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng tăng động giảm chú ý có bằng chứng tổn thương thần kinh.
Đối với những trẻ tăng động do tổn thương thần kinh, ngày càng có nhiều các bằng chứng về những bất thường trong các hệ thống nội tiết. Cụ thể là sự giảm hoạt động hoặc giảm kích thích ở vùng thân não trên và các vùng trước của não giữa.
Chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
Bác sĩ nhi khoa sẽ làm một cuộc kiểm tra, bao gồm cả thị lực và thính giác, để chắc chắn rằng không có điều gì khác gây ra các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ có thể giới thiệu ba mẹ đưa bé đến phòng khám của một chuyên gia tâm lý trẻ em hoặc bác sĩ tâm thần tùy theo tình trạng của bé.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ bắt đầu bằng cách hỏi về sức khỏe, hành vi và hoạt động của trẻ. Họ nói chuyện với cha mẹ và trẻ em về những bất thường dễ nhận thấy. Bác sĩ có thể yêu cầu ba mẹ hoàn thành danh sách kiểm tra về hành vi của béa và có thể yêu cầu cha mẹ nhờ thầy cô hoàn thành khảo sát về hành vi của bé ở trường.
Sau khi thu thập thông tin này, các bác sĩ chẩn đoán tăng động nếu có bằng chứng rõ ràng về:
- Sự mất tập trung, hiếu động hoặc bốc đồng của một đứa trẻ vượt ra ngoài sự hiếu động bình thường đối với lứa tuổi của chúng.
- Các hành vi đã diễn ra từ khi đứa trẻ còn nhỏ, không cải thiện khi lớn dù đã được dạy bảo nhiều lần.
- Kiểm tra sức khỏe cho thấy một vấn đề sức khỏe hoặc học tập khác.
- Nhiều trẻ tăng động cũng có các vấn đề về học tập (khó đọc, trí nhớ kém), hành vi chống đối và bất chấp, hoặc các vấn đề về tâm trạng và lo lắng.
Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
Khi đã được chẩn đoán là trẻ bị tăng động, một số phương pháp điều trị sau có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp.
- Thuốc trị tăng động: Thuốc này kích hoạt khả năng chú ý của não, làm trẻ chậm lại và tự chủ hơn.
- Huấn luyện kỹ năng: Các chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc và lập kế hoạch để đẩy lùi tăng động.
- Đào tạo phụ huynh: Thông qua đào tạo, cha mẹ học được những cách tốt nhất để đối phó với những khó khăn về hành vi của trẻ tăng động.
- Yêu cầu hỗ trợ của nhà trường: Một số lưu ý để giáo viên có thể giúp trẻ ADHD học tốt và thích đến trường hơn.
Điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng tăng động ở trẻ. Cha mẹ và giáo viên có thể dạy trẻ nhỏ hơn trong việc quản lý sự chú ý, hành vi và cảm xúc. Khi lớn lên, trẻ em nên học cách cải thiện sự chú ý và tự chủ của bản thân thông qua các lớp huấn luyện kỹ năng mềm.
Chăm sóc trẻ tăng động đúng cách
Làm cha mẹ của trẻ tăng động không khó nếu như:
- Cha mẹ biết cách tham gia: Cha mẹ cần tìm hiểu chi tiết về tăng động để làm hết những gì có thể giúp bé cải thiện. Thực hiện theo phương pháp điều trị được bác sĩ và chuyên gia đề nghị. Đưa trẻ đi trị liệu đúng lịch hẹn, uống thuốc đúng cữ.
- Cho trẻ thuốc một cách an toàn: Nếu con bạn đang dùng thuốc điều trị tăng động, hãy luôn cho trẻ uống thuốc vào thời gian và liều lượng khuyến cáo. Hơn nữa, cha mẹ cần giữ thuốc ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ.
- Yêu cầu sự giúp đỡ của nhà trường và thầy cô: Cha mẹ nên hỏi giáo viên xem bé có nên được tách ra kèm riêng hay không. Thường xuyên gặp gỡ giáo viên để tìm hiểu tình hình của bé. Phối hợp với thầy cô để thực hiện các giải pháp giúp bé học tốt hơn.
- Thể hiện tình cảm ấm áp: Trẻ tăng động cần được yêu thương hơn những đứa trẻ bình thường. Vì thế, vì sự cải thiện tình hình của bé yêu, cha mẹ cần phải tìm hiểu và phân biệt rõ điều gì sẽ giúp bé tốt lên và điều gì làm tình trạng tăng động tệ đi.
- Nói chuyện cởi mở và động viên bé: Tập trung vào những điểm mạnh và phẩm chất tích cực của bé.
- Kết nối với những bố mẹ chung cảnh ngộ để được hỗ trợ và nâng cao nhận thức: Tham gia tổ chức hỗ trợ trẻ tăng động để nhận thông tin cập nhật về cách điều trị và các thông tin khác.
Tình trạng có thể được cải thiện khi được điều trị sớm, và có sự đồng hành của cha mẹ, sự phối hợp của nhà trường và thầy cô. Trẻ bị tăng động sẽ có quá trình điều trị khó khăn hơn nếu được phát hiện trễ, vì thế, cha mẹ cần nhận thức sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ để sớm đưa trẻ đi khám và điều trị.
Các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm điều trị trẻ tăng động giảm chú ý
- Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa – 25 năm kinh nghiệm
- Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Mỹ Nhung – 10 năm kinh nghiệm
- Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ – 9 năm kinh nghiệm
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.