Viêm da cơ địa ở trẻ là một dạng bệnh chàm khiến da bị ngứa, ửng đỏ. Đây là bệnh da thường gặp ở trẻ em, có thể tái phát nhiều lần, tồn tại lâu dài không thể trị dứt điểm. Gần 50% số trẻ bị viêm da cơ địa có tình trạng da ổn định ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Vì sao trẻ bị viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là yếu tố di truyền và yếu tố dị ứng. Trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn khi trong gia đình hoặc bản thân trẻ mắc các bệnh dị ứng khác (như hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng). Ngoài ra,
Một số yếu tố nguy cơ cơ thể gây bùng phát hoặc làm nặng lên tình trạng viêm da cơ địa của trẻ, bao gồm:
- Quần áo dầy, sợi vải gây kích ứng, chất vải nóng
- Khí hậu hanh khô
- Sử dụng hóa chất, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh
- Điều kiện vệ sinh kém
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
- Yếu tố thức ăn hay môi trường xung quanh có yếu tố gây dị ứng
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ là gì?
Bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là da đỏ, khô dày sừng, có vết nứt và bị thâm nhiễm. Ở trẻ dưới 2 tuổi, tổn thương hay gặp ở mặt, hiếm khi gặp ở thân mình, cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay.
Ở những trẻ lớn hơn, bệnh hay biểu hiện ở vùng nếp gấp như khuỷu, gối, cổ. Vùng da tổn thương bị ngứa dữ dội, khiến cho trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào da thêm tổn thương, nhiễm trùng. Vì vậy, trẻ có thể ăn kém, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng da có thể trở nên lichen hóa, có nghĩa là da dày lên và cứng và sẫm màu hơn.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ khá đa dạng, mỗi trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau gồm:
- Da nổi mẩn ngứa: Tình trạng ngứa khiến trẻ khó chịu và nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Da khô: Da bé trở nên khô ráp hơn, gây cảm giác khó chịu.
- Da đổi màu: Thông thường khi mới khởi phát, vùng da viêm cơ địa sẽ có màu đỏ, sau đổi sang màu nâu xám.
- Da nứt nẻ, dày hơn: Da trở nên dày hơn, nứt nẻ do khô và viêm da.
- Sưng: Vùng tổn thương sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ, có dịch nhưng chưa có vảy da. Nếu bé gãi, cào và vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến các mụn nước bị viêm, loét và xuất hiện bội nhiễm (có mụn mủ ở da và vảy tiết vàng).
Chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa như thế nào cho đúng?
Bệnh lý viêm da cơ địa ở trẻ hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các liệu pháp điều trị hiện nay chủ yếu là giảm ngứa, ngăn ngừa bệnh tái phát và chăm sóc phòng nhiễm trùng.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa tại nhà
- Cha mẹ cần giảm một phần hoặc loại bỏ tác động của các yếu tố có thể gây ngứa cho trẻ:
- Quần áo dày, chất vải không thấm hút tốt, tắm nước nóng, lò sưởi,…
- Xà phòng tắm và giặt chứa nhiều hóa chất kích ứng da, máy điều hòa làm khô da, thời tiết khô, nóng…
- Tiếp xúc với nhãn mác trên quần áo, lông động vật, cỏ, cát, …
- Virus, Vi khuẩn, bụi bẩn, …
- Yếu tố khác: hóa chất, phấn hoa, mạt kim loại, mạt/ xơ gỗ, …
- Cha mẹ cần kiêng cho bé ăn:
- Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, … dù những loại thịt này có hương vị ngon, giàu dinh dưỡng nhưng chúng chứa chất béo bão hòa có khả năng làm thúc đẩy phản ứng viêm.
- Hải sản: Tôm, cua, ghẹ, ngao, mực… Các loại đạm từ hải sản có thể là dị ứng nguyên gây khởi phát phản ứng dị ứng, khiến các triệu chứng viêm da cơ địa càng nặng hơn.
- Kiểm soát cơn ngứa cho trẻ:
- Cho bé uống thuốc và thoa kem đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, một cách đều đặn.
- Kiểm soát cơn ngứa cho bé bằng cách: Dùng phương pháp đắp ẩm (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở mục bên dưới); Giữ cho bàn tay bé sạch, móng tay cắt ngắn để bé không cào xước vùng da bệnh;
- Giữ ẩm cho da:
- Dưỡng ẩm toàn thân cho trẻ bằng các loại kem/ gel có nguồn gốc từ thiên nhiên (có vitamin E, lô hội), … Lớp kem dưỡng này nên được phủ lên trên lớp kem thuốc được bác sĩ chỉ định.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm khoảng 30 độ C, dùng các sữa tắm dành riêng cho da em bé
- Nếu trẻ bị viêm da quanh miệng thì vùng da quanh miệng cần được vệ sinh sạch bằng khăn mềm và ướt, sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm.
Bổ sung vitamin E an toàn với ENAT, sử dụng sau ăn để đạt hiệu quả tốt nhất
Hướng dẫn đắp ẩm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ
Phương pháp đắp ẩm cần được tiến hành nếu bệnh viêm da cơ địa không được kiểm soát trong vòng 24-48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng cortisone. Băng ướt rất hiệu quả và thường chỉ cần sử dụng từ ba đến năm ngày. Có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da theo chỉ định của bác sỹ để việc đắp ẩm cho da hiệu quả hơn. Có thể thực hiện đáp ẩm cho trẻ vài lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ viêm của da. Thực hiện băng ướt theo các bước sau:
- Bước 1: Làm ướt khăn (hoặc băng dạng ống hoặc quần áo) trong chậu nước ấm có pha dung dịch làm ẩm cho da (theo chỉ định của bác sĩ).
- Bước 2: Bôi cortisone hoặc các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ vào những vùng da khô, sẩn đỏ.
- Bước 3: Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân
- Bước 4: Băng ướt hoặc đắp ẩm tùy theo vị trí tổn thương da:
- Vùng mặt: Làm ướt khăm mềm với nước đã pha sau đó áp vào mặt vùng da khô và sẩn đỏ trong 5-10 phút.
- Vùng đầu: Làm ướt một chiếc khăn tam giác hoặc mũ cotton mềm với nước đã pha, rồi trùm lên đầu trẻ trong vòng 5-10 phút.
- Tay, chân: Dùng băng dạng ống mềm (giống như một chiếc tất được hở 2 đầu) hoặc khăn mềm được làm ướt bằng nước mát sau đó đeo (quấn) vào vùng da khô, sẩn đỏ ở tay, chân. Sau đó đeo một lớp băng dạng ống khô (hoặc quấn khăn khô) phía bên ngoài. Khi nào băng (khăn) khô thì tháo ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ lại cho trẻ như bình thường.
- Lưng, ngực, bụng: Dùng một chiếc áo cotton mềm được làm ướt với nước đã pha, sau đó mặc lên người cho trẻ và mặc một lớp áo khô phía bên ngoài cho trẻ. Khi nào áo khô (thường khoảng 1- 2 giờ) thì cởi ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ lại cho trẻ.
Trên đây là các thông tin cần thiết cho cha mẹ giúp việc chăm trẻ bị viêm da cơ địa đạt hiệu quả cao. Nếu như việc áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà không làm giảm sự khó chịu ở bé, cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa gần nhất để nhận lời khuyên phù hợp với tình trạng của bé.
Địa chỉ phòng khám nhi khoa điều trị viêm da cơ địa ở trẻ
- Bác sĩ Lưu Hồng Vân có hơn 13 năm kinh nghiệm Nhi khoa tổng quát
- Bác sĩ Trần Văn Công – 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nhi Khoa
- Tiến sĩ – Bác sĩ Nhi Khoa Lê Thị Thu Hương – 20 năm kinh nghiệm tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Tham khảo: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Vụ sức khỏe bà mẹ-trẻ em