Bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào?

Cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine. Bệnh cường giáp có thể nguy hiểm đến tính mạng khi diễn tiến âm thầm và gây nhiều biến chứng đến các hệ cơ quan khác của cơ thể. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh trong bài viết này nhé!  

Bệnh cường giáp là gì ?

Trên thực tế có hai khái niệm tồn tại song song là nhiễm độc hormon tuyến giáp (Thyrotoxicosis) và cường chức năng tuyến giáp (hyperthyroidism). 

Vậy bệnh cường giáp được xem như một trong các thể của nhiễm độc hormon tuyến giáp, là một hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng do hormon giáp tăng cao thường xuyên trong máu, nguyên nhân do tuyến giáp tăng sản xuất hormon. 

Triệu chứng của bệnh cường giáp 

Rối loạn điều nhiệt

  • Gia tăng thân nhiệt, sợ nóng, hay đổ mồ hôi kể cả khi trời lạnh
  • Tăng tiết mồ hôi tay chân. 

Da

  • Tăng sắc tố gặp trong những trường hợp nặng.
  • Ngứa và nổi ban (pruritus and hives) thỉnh thoảng có thể gặp trong bệnh Grave.
  • Vitiligo (giảm sắc tố ở da) và alopecia areata (những đốm không có tóc) có thể gặp trong các bệnh lý tuyến giáp do tự miễn
  • Phù niêm trước xương chày chỉ gặp trong bệnh Grave, vị trí phổ biến là trước vùng cẳng chân, màu cam.

Mắt

  • Mắt long lanh.
  • Viền sẫm màu quanh mắt.
  • Mi nhắm không kín và ít chớp.
  • Lồi mắt chỉ gặp ở bệnh Grave. 

Tim mạch và hô hấp

  • Bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở khi làm việc nặng. Khó thở thường xuyên nếu có cường giáp nặng.

Dấu hiệu bệnh cường giáp trong chuyển hóa

  • Bệnh nhân cường giáp có khuynh hướng thấp cholesterol toàn phần và HDL.
  • Tăng đường huyết dẫn đến rối loạn dung nạp glucose trên bệnh nhân không điều trị.

Tiêu hóa

  • Ăn nhiều nhưng sụt cân
  • Tăng nhu động ruột gây tiêu lỏng, 
  • Tăng số lần đại tiện và số lượng phân, có thể là tiêu chảy không kèm đau bụng. Người bị cường giáp sẽ đại tiện trở lại bình thường, nếu trước đó bị táo bón.

Bướu cổ

  • Bướu cổ lan tỏa và có âm thổi trong bệnh Grave
  • Bướu cổ lớn và đau trong viêm giáp
  • Bướu cổ có một nhân hay nhiều nhân
  • Đôi khi không có tuyến giáp lớn.
benh-cuong-giap
Triệu chứng bướu cổ của bệnh cường giáp

Sinh dục

  • Ở nữ: thiểu kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ở nam: tuyến vú to.

Dấu hiệu bệnh cường giáp ở xương

  • Tăng nguy cơ gãy xương.
  • Loãng xương.

Thần kinh

  • Trạng thái thần kinh không ổn định, dễ bị kích thích, tăng hoạt động.
  • Mệt mỏi nhưng khó ngủ.
  • Cảm giác lo lắng, khó ngủ hay mất ngủ, khó tập trung hay quên.

Triệu chứng bệnh cường giáp ở cơ

  • Run giật ở đầu ngón tay 
  • Yếu cơ, mau mỏi cơ khi vận động.
  • Teo cơ thường rõ cơ thái dương, cơ quanh vai, cơ chi dưới. cơ đùi
  • Liệt hai chân hay tứ chi do hạ Kali máu thường gặp ở người nam bị bệnh Basedow.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Hội chứng cường giáp – bệnh cường giáp có nhiều nguyên nhân, do một số bệnh lý khác nhau nhưng đa số đều xảy ra tại tuyến giáp.

Bệnh Basedow 

Còn gọi là bệnh Grave, là nguyên nhân thường gặp nhất củabệnh cường giáp. Đây là bệnh tự miễn, giới nữ nhiều hơn nam.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hội chứng bệnh cường giáp kèm bướu giáp to lan tỏa và bướu mạch, lồi mắt và phù niêm trước xương chày.

benh-cuong-giap
Bệnh Basedow là nguyên nhân hàng đầu của cường giáp

Bướu giáp đa nhân hóa độc 

Bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, bướu giáp kích thước to diễn tiến lâu ngày mới xuất hiện hội chứng cường giáp. 

Người bệnh cường giáp sẽ biểu hiện bướu giáp to, nhiều nhân. Hội chứng cường giáp nổi bật là các triệu chứng tim mạch như rung nhĩ, suy tim, rối loạn nhịp tim, ….

Nhân độc tuyến giáp 

Khi khám bướu giáp sẽ có một nhân to. Hội chứng cường giáp nổi bật là triệu chứng ở hệ tim mạch. 

Viêm tuyến giáp 

Thông thường chỉ xảy ra cường giáp thoáng qua và có khả năng tự khỏi bệnh. 

Cường giáp do thuốc hay quá tải iod

Người bệnh cường giáp có tiền sử sử dụng thuốc hormone tuyến giáp hay những loại thuốc chứa iod trong thời gian kéo dài.

Nguyên nhân khác 

Đây là các bệnh lý xảy ra ở ngoài tuyến giáp và rất hiếm gặp. Nguyên nhân bao gồm U tuyến yên, Thai trứng, Carcinoma tế bào nuôi, …

Khi nào cần tìm đến gặp bác sĩ 

benh-cuong-giap
Cường giáp khi nào cần tìm đến bác sĩ

Nếu người bệnh cường giáp phát hiện các dấu hiệu sau đây

  • Bị sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy hồi hộp hay tim đập mạnh nhanh
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Sưng đau tấy đỏ của vùng cổ
  • Các triệu chứng khác  liên quan đến cường giáp. 

Điều quan trọng là người bệnh cần mô tả lại cho bác sĩ nắm rõ những thay đổi mà bạn đã phát hiện được, vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp sẽ giúp gợi ý đến các bệnh lý nguyên nhân. 

Ngoài ra nếu bạn đã và đang điều trị bệnh cường giáp thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa thường xuyên để nhận các lời khuyên hợp lý và được theo dõi tình trạng của mình.

Bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào ?

Cơn bão giáp 

Cơn bão giáp là một cấp cứu nội khoa, có tỉ lệ tử vong rất cao thường xảy ra ở người cường giáp chưa điều trị hay chưa ổn định có thêm stress cấp ví dụ phẫu thuật, điều trị iod đồng vị phóng xạ, sanh con, đái tháo đường kiểm soát kém, chấn thương, nhiễm trùng cấp, …  

Triệu chứng báo hiệu bao gồm: 

  • Tăng chuyển hoá và tăng đáp ứng giao cảm: sốt cao, đổ mồ hôi, mạch nhanh, rung nhĩ, suy tim sung huyết.
  • Triệu chứng thần kinh trung ương: lo âu, bồn chồn, sảng, mê. 
  • Triệu chứng tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, vàng da. 

Bệnh cơ tim nhiễm độc giáp

  • Thường nặng ở người có tuổi hay có bệnh tim mạch trước.
  • Thường rối loạn nhịp: rung nhĩ, ngoại tâm thu thất.
  • Gây suy tim toàn bộ ưu thế suy tim phải có lẽ do tăng áp phổi.

Phòng khám bệnh cường giáp

Kết luận 

Bệnh cường giáp đang ngày càng phổ biến, do điều kiện ăn nhiều muối iot và các bệnh lý tự miễn ngày càng tăng. Vì vậy nếu khi phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng chức năng tuyến giáp và kịp thời điều trị hiệu quả bệnh. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về vấn đề người bị bướu cổ kiêng ăn gì và nên ăn gì tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.