Hiện nay, có rất nhiều người lo lắng “bệnh tiểu đường có trị hết không”, “bệnh tiểu đường có nguy hiểm không”, thì thực sự đây là bệnh mãn tính, cần phải điều trị lâu dài và luôn theo dõi tình trạng bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy bệnh tiểu đường có những biến chứng nguy hiểm nào, cách điều trị và lưu ý ra sao, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh tiểu đường là gì?
- 2 Khám và điều trị bệnh tiểu đường tại Tokyo Family Clinic
- 3 Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
- 4 Tiểu đường có triệu chứng gì?
- 5 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
- 6 Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường
- 7 Cách chữa trị bệnh tiểu đường
- 8 Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường
- 9 Câu hỏi thường gặp
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau có đặc trưng là làm tăng glucose máu mạn tính đi kèm với các loại rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, protein và lipid hoặc do khiếm khuyết về insulin, thậm chí là cả hai yếu tố trên.
Khi mắc phải căn bệnh này nhiều người sẽ băn khoăn rằng “Bệnh tiểu đường có trị hết không?”, thật ra đây vốn dĩ là căn bệnh mãn tính, nhiều khả năng sẽ phải điều trị và kiểm soát bệnh suốt đời nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời và luôn tuân thủ các nguyên tắc điều trị thì người bệnh vẫn sống khỏe mạnh khi tuổi đã cao.
Phân loại
Hiện nay, trong y khoa sẽ chia bệnh tiểu đường thành 2 loại đó chính là tiểu đường type 1 và type 2, dựa trên phân loại này sẽ giúp giải đáp phần nào “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không”:
- Tiểu đường hay đái tháo đường type 1 là loại đái tháo đường lệ thuộc insulin, rất phổ biến ở người trẻ tuổi. Là tình trạng rối loạn chuyển hóa do tuyến tụy không tổng hợp và tiết đủ insulin để điều hòa lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường type 1 là thể bệnh nặng, dễ xuất hiện đột ngột, diễn tiến cấp tính thường sau khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, dễ dẫn đến hôn mê.
- Đái tháo đường type 2 sẽ không phụ thuộc vào insulin. Loại bệnh đái tháo đường này thường do tuyến tụy tiết insulin không đủ hoặc kém chất lượng với thêm lối sống không lành mạnh như ăn nhiều đường, mỡ, tinh bột, bia rượu, ít vận động, thừa cân béo phì làm bệnh phát sinh.
Dịch tễ bệnh học
Với bệnh tiểu đường type 1 thường do yếu tố bẩm sinh, hay gặp ở người trẻ; đối với tiểu đường type 2 thường kết hợp với lối sống, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh dẫn đến bệnh được hình thành, dễ gặp ở nhiều người trong độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc mới bệnh tiểu đường ngày một gia tăng. Năm 2019, tại Việt Nam đã có khoảng 5,7% dân số mắc tiểu đường type 2, tương đương khoảng 3,8 triệu người và đang dần trẻ hóa. Đây cũng là lý do khiến nhiều người lo lắng “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không?”
Khám và điều trị bệnh tiểu đường tại Tokyo Family Clinic
Tokyo Family Clinic – Phòng Khám Gia đình Tokyo là hệ thống phòng khám gia đình chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam, được xây dựng và phát triển với sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đa khoa cho mọi gia đình Việt với nền y tế đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản.
Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh phối hợp với các bác sĩ cố vấn chuyên môn đến từ Nhật Bản như:
- BS. Mamoru Kimura từ 1991 đã đảm nhiệm vai trò giám đốc bệnh viện Kimuara với hơn 30 năm, có nhiều đóng góp cho sức khoẻ cộng đồng tại thành phố Nagoya, Nhật bản.
- BS. Kazue Ota hiện với vai trò là chủ tịch Tổ chức y tế Heiikukai, Nhật Bản.
- BS. Hideo Terashima từng với vai trò giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Y tế Hitachi Naka tại bệnh viện Đại học Tsukuba.
- BS. Noriyasu Shirotani là giám đốc chuỗi hệ thống y tế Koukokulai, Yokohama, đồng thời nguyên chủ tịch Hiệp hội Y học Gia đình Nhật Bản.
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiến tiến thì những bệnh nhân khi đến Tokyo Family Clinic sẽ được đáp ứng những dịch vụ y tế chất lượng cao chuyên khoa về bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Khám nội tổng quát đái tháo đường để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Xét nghiệm kiểm tra, tầm soát đái tháo đường.
- Được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, tầm soát và điều trị các bệnh lý chuyển hóa như:
- BS.CKI. Nguyễn Thái Trân được cấp chứng chỉ chăm sóc toàn diện tổng quát bệnh nhân tiểu đường ngoại trú.
- BS.CKI. Nguyễn Viết Thành cũng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú.
Sau đây là những đánh giá tích cực từ phía các bệnh nhân đã trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc y tế tại phòng khám, giúp mọi người an tâm và tự tin hơn khi chọn Tokyo Family Clinic là đích đến chăm sóc sức khoẻ cho bạn và cả gia đình:
- Tôi rất thích cách bác sĩ Trân khám bệnh cho tôi. Vừa nhẹ nhàng vừa chu đáo lại nhiệt tình.
- Dịch vụ ok. Bác sĩ tư vấn tận tình.
- Từ khâu đăng ký đến tư vấn đều diễn ra nhanh và chuyên nghiệp. Gần nhà nên chắc có gì cần khám thì ghé đây cho tiện. Cảm ơn các bạn.
Qua đây có thể đánh giá một cách khách quan rằng phòng khám Tokyo Family Clinic đã dần tạo lòng tin tưởng cũng như đáp ứng được những nhu cầu chăm sóc y tế chất lượng cho người Việt cũng như các gia đình tại Việt Nam, chứng minh là điểm đến chăm sóc sức khoẻ chất lượng cho bạn và người thân trong gia đình.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Ngoài những yếu tố bẩm sinh ảnh hưởng đến sự điều tiết insulin trong máu hay các thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý như ở trên thì cũng có nhiều nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường như:
- Bỏ bữa ăn sáng thường xuyên dễ làm gián đoạn insulin trong cơ thể và việc ăn nhiều sau đó sẽ làm đường huyết tăng đột ngột dễ gây tiểu đường type 2.
- Ngủ không đủ giác sẽ gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, làm tăng cortisol đồng thời mất cân bằng glucose trong cơ thể.
- Lười vận động sẽ ép tuyến tụy sản xuất insulin một thời gian dài khiến tụy suy yếu và mất dần khả năng tiết insulin gây ra tiểu đường type 2.
- Stress nhiều khiến sử dụng nhiều chất kích thích, đồ ăn vặt để giải tỏa vô tình trong thời gian dài khiến glucose máu tăng cao, khó tránh khỏi bệnh đái tháo đường.
- Khói thuốc lá khi hút sẽ làm tăng nồng độ HbA1C, cũng làm tăng khả năng kháng insulin gây mất kiểm soát đường huyết trong máu.
- Thiếu hụt vitamin D khiến tụy suy yếu, không thể tiết đủ và đảm bảo chất lượng của insulin để điều chỉnh đường huyết ổn định trong cơ thể.
Tiểu đường có triệu chứng gì?
Vậy tiểu đường có triệu chứng gì? Để trả lời cho câu hỏi này thì dựa trên lâm sàng, các chuyên gia y tế thấy rằng ban đầu bệnh diễn tiến khá âm thầm, kéo dài nhiều năm và thường không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Về sau các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của tăng đường huyết sẽ biểu hiện rõ như khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, sụt cân nhiều khi nhiều năm không được phát hiện và điều trị.
Khi bệnh đã phát triển nặng và bộc phát ngẫu nhiên sẽ dẫn đến các triệu chứng như hôn mê, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, thính lực giảm hoặc phát hiện khi xét nghiệm máu khám tổng quát định kỳ.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời khi bệnh đã trở nặng thì sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, có thể kể đến:
Biến chứng tim mạch
Đái tháo đường dễ gây các biến chứng trên tim mạch bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phì đại thất trái dễ tiến triển suy tim và bệnh vi mạch máu cụ thể gồm:
- Trên mạch máu lớn, xơ vữa động mạch là hậu quả của tăng insulin máu, tăng đường huyết là những nét đặc trưng của đái tháo đường, biểu hiện qua đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ và các bệnh động mạch ngoại biên.
- Trên mạch máu nhỏ, tiếm ẩn các tổn thương phổ biến của đái tháo đường như bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh lý thần kinh.
Biến chứng trên thận
Là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn, đặc trưng bởi sự dày lên của đáy cầu thận, tăng sinh gian mạch và xơ cứng cầu thận. Các thay đổi tính chất thận này đã gây tăng áp lực cầu thận và suy giảm chức năng lọc cầu thận. Khi đã ở giai đoạn muộn đã chuyển sang hội chứng thận hư hoặc suy thận.
Biến chứng trên thần kinh
Biến chứng trên thần kinh do đái tháo đường là kết quả của thiếu máu thần kinh do bệnh mạch máu nhỏ, gây ảnh hưởng trực tiếp trên tế bào thần kinh và thay đổi vận chuyển ion nội bào làm giảm chức năng thần kinh, có nhiều dạng biến chứng thần kinh gồm:
- Bệnh đa dây thần kinh đói xứng gây mất cảm giác, rối loạn cảm giác ở phía xa bàn chân, bàn tay,…
- Bệnh lý thần kinh tự động gây hạ huyết áp thế đứng, tim nhanh, buồn nôn, nôn,…
- Bệnh lý rễ dây thần kinh gây đau, yếu và teo chi dưới.
- Bệnh thần kinh sọ gây nhìn đôi, sụp mi, liệt vận nhãn,…
- Bệnh đau đơn dây thần kinh gây yếu, tê ngón tay hoặc hội chứng ống cổ tay,…
Biến chứng trên mắt
Đây là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở người lớn tuổi bị đái tháo đường. Bệnh đặc trưng bởi phình mao mạch võng mạc sau đó là tân sinh mạch máu và phù hoàng điểm. Không có triệu chứng giai đoạn sớm, khi trở nặng đã bong thủy tinh thể hoặc võng mạc, sau cùng là mất thị lực một phần hay toàn bộ, tỷ lệ tiến triển khá cao.
Các bệnh lý nhiễm trùng
Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm do ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu và tế bào lympho T. Bệnh làm tăng nguy cơ nấm niêm mạc miệng do Candida và viêm loét bàn chân do giảm tưới máu chi dưới cùng với bệnh thần kinh do đái tháo đường. Ngoài ra, tiểu đường cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật, vết thương khó lành,…
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay dựa trên 2 loại xét nghiệm máu:
- Định lượng glucose huyết
- Định lượng HbA1c trong máu
Kết quả xét nghiệm dựa trên thông số tham chiếu giá trị bình thường của xét nghiệm máu:
- HbA1c: 4 – 5,6%
- Glucose huyết:
- Người lớn: 3,9 – 5,5 mmol/l
- Trẻ em: 3,3 – 5,5 mmol/l
- Trẻ sơ sinh: 2,2 – 5,0 mmol/l
Khi đường huyết lúc đói tăng cao, vượt ngưỡng 7 mmol/l khả năng cao bệnh nhân bị đái tháo đường.
Lưu ý: Khi xét nghiệm đường huyết cần phải nhịn ăn ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Cách chữa trị bệnh tiểu đường
Thuốc tiêm insulin
Thuốc tiêm insulin là phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả nếu người bệnh được tiêm đúng cách và đúng chỉ định. Tác dụng chính của insulin là thúc đẩy vận chuyển glucose và dự trữ ở gan dưới dạng glycogen.
Đây cũng là loại hormone được tiết ra liên tục bởi tuyến tụy nhất là sau ăn. Vì bản chất insulin là protein nên bị ảnh hưởng bởi men tiêu hóa nên chỉ dùng dưới dạng tiêm dưới da ở bụng, cánh tay, đùi, da vùng lưng hoặc hông.
Thuốc uống tăng nhạy cảm với insulin
Metformin
Giúp giảm lượng glucose mà gan sản xuất, cải thiện cách hoạt động của insulin trong cơ thể và làm chậm chuyển đổi cacbohydrat thành đường.
Thiazolidinedione
Nhóm này sẽ gồm các loại thuốc Rosiglitazone, Pioglitazone với tác dụng cũng giảm glucose trong gan, ngoài ra giúp các tế bào mỡ sử dụng insulin tốt hơn.
Thuốc uống tăng tiết insulin
Sulfonylureas
Bao gồm các loại thuốc Glimepiride, Glipizide và Glyburide có vai trò kích thích tụy tiết insulin, ngăn gan giải phóng glucose và tăng tổng hợp glycogen.
Meglitinides
Thuốc có công dụng giống Sulfonylureas nhưng tác dụng nhanh hơn, giúp cơ thể tạo nhiều insulin hơn, khuyến cáo dùng ngay trước bữa ăn.
Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1
Nhóm thuốc này có cấu trúc khá giống insulin có tên là incretin, làm tăng sự phát triển tế bào B và lượng insulin cần cho cơ thể. Ngoài ra thuốc còn làm giảm sự thèm ăn, giảm glucagon cơ thể sử dụng, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm lượng đường trong máu, bao gồm các loại Liraglutide, Semaglutide, Exenatide,…
Thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4
Thuốc ức chế men DPP-4 làm GLP-1 không bị phá hủy, kéo dài hoạt động của incretin, giúp giảm lượng đường trong máu, bao gồm Sitagliptin, Saxagliptin, Vidagliptin và Linagliptin.
Thuốc làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột
Những thuốc thuộc nhóm này như Acarbose, Miglitol làm giảm glucose huyết bằng cách làm chậm tiêu hóa cacbohydrat và giảm hấp thu glucose ở ruột non. Chúng cũng ngăn chặn hoạt tính enzyme alpha – glucosidase để làm chậm tiêu hóa tinh bột. Nên dùng thuốc trước ăn để tăng hiệu quả.
Thuốc ức chế SGLT2
Nhóm thuốc này bao gồm các loại Canagliflozin, Dapagliflozin, Empagliflozin,… giảm tái hấp thu glucose ở ống thận, tăng loại bỏ glucose nên giúp giảm đường huyết và kiểm soát cân nặng tốt hơn. Thuốc còn làm chậm tiến triển bệnh thận, nguy cơ suy thận và tử vong ở người có biến chứng trên thận.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì thay đổi, điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt những lo lắng rằng “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không”, cụ thể như:
- Bổ sung đầy đủ cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ về số lượng và chất lượng.
- Ổn định lượng tinh bột mỗi bữa ăn phù hợp với hoạt động hàng ngày và lượng thuốc đang uống.
- Duy trị hoạt động thể lực hàng ngày.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp.
- Lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp và cùng nhóm để thay đổi thực đơn phù hợp và không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn cũng như không làm hạ đường huyết lúc xa bữa ăn.
- Kiểm soát tốt sức khỏe, tránh các bệnh chuyển hóa khác như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và suy thận.
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường
Đối với nhiều người khi mắc bệnh đái đường có thể xem là một trong những bệnh nan y nên không khỏi sẽ suy nghĩ “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không” bởi nỗi sợ bệnh gây tử vong cao. Mặc dù vậy, nếu biết cách kiểm soát, lưu ý tránh những mối nguy tiềm tàng thì vẫn có khả năng sống khỏe bình thường, có thể gồm các yếu tố:
Chế độ tập luyện
- Tập thể dục đều đặn khi huyết áp bình thường vào buổi sáng.
- Kết hợp đi bộ vào buổi sáng và tối sau ăn vài tiếng, đi bộ tối thiểu 20 phút mỗi lần.
- Cố gắng vận động nhẹ mỗi khi rỗi thay vì ngồi một chỗ.
Xét nghiệm đường huyết định kỳ
Điều này giúp theo dõi tình trạng đường huyết thường xuyên giúp bác sĩ đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh của bệnh nhân tốt hay không. Qua đó, có thể kịp thời điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện khi chỉ số đường huyết có vấn đề bất thường.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp để giúp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn và làm chậm nguy cơ biến chứng tránh tạo nỗi lo “bệnh tiểu đường có nguy hiểm không” mà kiêng ăn một cách tiêu cực dẫn đến hạ đường huyết:
- Nhóm tinh bột nên dùng các loại gạo nguyên cám, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
- Nhóm đạm nên chọn protein từ thực vật như các loại đậu (đậu lăng, đậu gà, đậu xanh, đậu nành,…), đậu phụ, sữa ngũ cốc, hạt bí, hạt dẻ,…
- Nếu dùng đạm động vật thì nên chọn thịt lợn, bò, cá, gia cầm loại bỏ mỡ và da, tăng cường hải sản như tôm, cua,…
- Sử dụng các loại dầu thực vật ít bão hòa để nấu ăn như dầu mè, dầu oliu, dầu hạnh nhân,…
- Ăn đa dạng các loại rau xanh nhiều chất xơ và vitamin C như xà lách, cà chua, rau dền, cần tây,…
- Sử dụng các hoa quả ít đường hoặc trung bình như bưởi, ổi, cam, bơ, dâu tây, mận,…
- Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất giúp điều hòa đường huyết và tăng cường miễn dịch như kẽm, selen, vitamin C, D, E,… Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm DIAVIT giúp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
- Sử dụng các loại sữa chuyên biệt cho người tiểu đường.
- Tránh các món ăn cũng như phương pháp chế biến chiên, xào, hầm nhừ, chè, tẩm đường, muối,…
- Không nên ăn các thực phẩm từ mỡ, nội tạng động vật như gan, óc, lòng,…
- Cũng như tránh các loại mứt, hoa quả ngọt sấy khô, nước ép cô đặc, nước ngọt hay các đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê,…
Câu hỏi thường gặp
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
– Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám, rau củ,… được chế biến như hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa chiên, xào,…
– Các loại thịt cá cần loại bỏ da, mỡ và chỉ được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo để hạn chế mỡ
– Ưu tiên các loại dầu thực vật chứa chất béo không no tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, dầu mè, dầu olive, dầu cá,…
– Bổ sung nhiều rau xanh các loại, nên ăn sống, hấp, luộc, trộn và không nên dùng nhiều sốt gia vị, chất béo no
– Tăng cường ăn nhiều trái cây tươi, không nên cho thêm các loại kem, sữa, mật, syrup và tránh các hoa quả nhiều đường như sầu riêng, mít, hồng chín, xoài chín, nhãn,…
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, gần như phải chữa trị suốt đời nhưng phát hiện sớm và kiểm soát tốt có thể hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh tiểu đường không lây nhiễm vì nguyên nhân gây bệnh do rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Nếu như bệnh được kiểm soát tốt và tránh các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ thì bệnh nhân vẫn có tuổi thọ cao nhưng sẽ giảm đi từ 10 – 20 năm tùy tiểu đường type 1 hay 2.
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có thể di truyền, tuy nhiên nếu chỉ dựa trên di truyền vẫn chưa đủ khả năng mắc bệnh.
Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?
Kiến bu nước tiểu có thể do bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm khác như thận bị tổn thương, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…
Mong rằng thông qua bài viết này, Docosan đã giúp cho mọi người hiểu hơn về bệnh học, nguyên nhân cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường. Qua đó, có thể giúp trả lời cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có nguy hiểm không”. Bên cạnh đó cũng giúp cho mọi người biết được những cách chữa trị và lưu ý để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- https://trungtamytemongcai.vn/trang-chu/kien-thuc-phong-benh/benh-thuong-gap/cham-soc-nguoi-mac-benh-tieu-duong.html
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tiet/nguyen-nhan-gay-ra-benh-tieu-duong-la-gi
- https://www.msdmanuals.com/vi-vn/
- https://vienhuyethoc.vn/nen-an-gi-de-giam-chi-so-duong-huyet/
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com