Nắm rõ các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), tại Việt Nam có khoảng gần 7 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Trong số đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chiếm phần lớn. 

Vì thế, việc nắm rõ các giai đoạn tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 là điều cần thiết. Không chỉ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn mà còn có các giải pháp chủ động ngăn ngừa bệnh tiến triển và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

Tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất, đảm nhận vai trò chuyển hóa glucose từ thức ăn thành năng lượng cung cấp cho các tế bào hoạt động. Khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu đường huyết không được kiểm soát ổn định.

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý không lây nhiễm nhưng đang gia tăng nhanh về số lượng

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý không lây nhiễm nhưng đang gia tăng nhanh về số lượng

Tiểu đường tuýp 2 được chia thành 2 giai đoạn là:

  • Tiền tiểu đường: Lúc này cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ để sử dụng glucose hiệu quả.
  • Tiểu đường tuýp 2: Tình trạng cơ thể không thể sản xuất insulin, hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.

Yếu tố nguy cơ của bệnh

Theo các chuyên gia, béo phì, thừa cân và “lười” tập thể dục, ít vận động là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 như:

  • Tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người bình thường.
  • Chế độ ăn uống mất cân đối, quá nhiều tinh bột, nhiều đường cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ. Theo các báo cáo, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, từ độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Chế độ dinh dưỡng không cân đối  trong thời gian mang thai, tăng huyết áp hoặc rối loạn lipid máu cũng là những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Xem thêm: Top 10+ dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết sớm

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi insulin không thể sử dụng glucose trong máu để chuyển hóa thành năng lượng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn carbohydrate, protide, lipide. Điều này có thể gây ra nhiều biến chứng tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể.

Biến chứng cấp tính (hạ đường huyết)

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính thường gặp ở bệnh tiểu đường tuýp 2

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính thường gặp ở bệnh tiểu đường tuýp 2

Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3.6 mmol/l. Nguyên nhân được cho là do bệnh nhân dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc luyện tập quá mức. Khi xảy ra biến chứng hạ đường huyết, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường đói cồn cào, mệt mỏi, bủn rủn, run chân tay, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực liên hồi, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hôn mê.

Biến chứng tim mạch

Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đường huyết tăng cao có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tình trạng huyết áp cao, hàm lượng glucose trong máu luôn cao làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Bệnh thần kinh ngoại vi

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây tổn thương khắp cơ thể khi hàm lượng glucose trong máu cao và huyết áp quá cao. Biểu hiện rõ ràng nhất tại các chi với các triệu chứng: Tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, vết thương lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao. 

Bệnh võng mạc mắt

Đường huyết trong máu cao liên tục và huyết áp tăng có thể gây ra các bệnh lý võng mạc, có thể làm giảm thị lực, thậm chí là gây mù lòa cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách kiểm tra mắt thường xuyên, giữ đường huyết và huyết áp luôn ở mức bình thường.

Biến chứng thận

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả, nặng hơn có thể dẫn tới suy thận. Để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng về thận, bệnh nhân cần duy trì lượng glucose máu và huyết áp ở mức bình thường.

Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phân thành 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn tiền tiểu đường

Đây được gọi là tiểu đường giai đoạn đầu hoặc rối loạn đường huyết khi đói. Trong giai đoạn này, hàm lượng đường huyết trong máu đã có hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để kết luận bị tiểu đường tuýp 2. 

Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của tiểu đường tuýp 2

Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của tiểu đường tuýp 2

Giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2

Ở giai đoạn tiền tiểu đường nếu không thực hiện tốt các giải pháp ổn định đường huyết bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Lúc này, tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng cao, vượt ngưỡng cho phép và gây ra một số triệu chứng rõ rệt như: Da khô, ngứa ngáy, tê bì, nóng rát chân tay, luôn cảm thấy khát nước, ăn nhiều nhưng nhanh đói, thường xuyên đi tiểu, vết thương lâu lành,…

Giai đoạn xuất hiện biến chứng

Khoảng thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi xuất hiện biến chứng sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết. Theo các chuyên gia, có đến 50% người bệnh đã gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nếu không thực hiện tốt các giải pháp ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng như: Biến chứng thần kinh, biến chứng ở da, biến chứng mắt, biến chứng tim mạch, biến chứng bàn chân và biến chứng thận kèm tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng cùng lúc với mức độ nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Các giải pháp ngăn ngừa tiến triển nặng thêm ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm khi thực hiện các giải pháp sau:

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.

Kiểm soát lượng bột đường trong khẩu phần ăn hằng ngày

Một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng là do đường huyết trong máu luôn cao. Vì thế, bệnh nhân cần thực hiện các giải pháp ổn định đường huyết. Việc kiểm soát lượng bột đường trong khẩu phần ăn hằng ngày là điều cần thiết. 

Theo các chuyên gia, các thực phẩm giàu chất bột đường mà bệnh nhân ăn hằng ngày như cơm, bún, miến, phở, bánh quy, kẹo,… với số lượng quá nhiều trong một bữa gây ra lượng đường huyết trong máu tăng cao sau ăn. Tuy nhiên, tinh bột là dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

Vì thế, bệnh nhân không nên loại bỏ hoàn toàn mà có thể giảm lượng vừa phải trong khẩu phần ăn, đồng thời ăn kèm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hoặc trái cây tươi, ít ngọt để làm chậm quá trình hấp thu đường.

Bệnh nhân cần kiểm soát lượng bột đường trong khẩu phần ăn để ổn định đường huyết hiệu quả

Bệnh nhân cần kiểm soát lượng bột đường trong khẩu phần ăn để ổn định đường huyết hiệu quả

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bản thân để duy trì sức khỏe tốt.

Từ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến bệnh và sức khỏe

Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích khiến bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn bình thường từ 30% – 40%. Vì thế, bệnh nhân hãy tìm cách từ bỏ các thói quen xấu, nếu cần có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Thường xuyên vận động cơ thể

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục với các bộ môn: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, Thái Cực quyền, yoga,… ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày mỗi tuần, để ổn định đường huyết và lưu ý tránh tập thể dục khi đói. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp với thể trạng. Luôn duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân, béo phì. và giữ cân nặng khỏe mạnh.

Tiểu đường tuýp 2 không phải là bệnh lây nhiễm nhưng lại đang gia tăng với số lượng lớn. Qua những thông tin vừa cung cấp qua bài viết, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về bệnh tiểu đường tuýp 2 và cách phòng ngừa tiến triển các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa mắc “căn bệnh thế kỷ” này nhé!

Ngoài ra, người đái tháo đường cũng nên tham khảo sản phẩm DIAVIT. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người dùng năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Tham khảo chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường” ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi ngay Hotline 0931 888 832 để được tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và vận động cho người tiểu đường từ các chuyên gia DiaB nhé!

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo: 

https://www.nhs.uk/conditions/type-2-diabetes/#:~:text=Type%202%20diabetes%20is%20a,%2C%20feet%2C%20heart%20and%20nerves.

https://www.verywellhealth.com/stages-of-type-2-diabetes-6503545#:~:text=While%20a%20type%202%20diabetes,2%20diabetes%20with%20vascular%20complications.

https://www.healthline.com/health/diabetes/stages-of-diabetes

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn

Contact Me on Zalo