Ngày cập nhật: 06/11/24
Tóm tắt nội dung
Giới thiệu tổng quát về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng đường trong máu cao, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không phản ứng đúng với insulin. Insulin là “chìa khóa” giúp glucose di chuyển vào các tế bào để tạo năng lượng. Khi thiếu insulin hoặc cơ thể không sử dụng đúng cách, glucose tích tụ trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết. Lâu dài, đường huyết cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng thần kinh,… Bệnh tiểu đường có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là:- Tiểu đường loại 1: Là một bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Loại này chiếm khoảng 10% các ca tiểu đường và thường được chẩn đoán ở trẻ em, thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
- Tiểu đường loại 2: Cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không phản ứng tốt với insulin (kháng insulin). Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường gặp ở người lớn, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
- Tiểu đường thai kỳ: Xảy ra trong lúc mang thai và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, người mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường loại 2 sau này.
- Tiểu đường loại 3c: Do tổn thương tuyến tụy (không phải do tự miễn) ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin. Các bệnh như viêm tụy, ung thư tụy, xơ nang hoặc cắt bỏ tụy đều có thể dẫn đến tiểu đường loại này.
- Tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA): Tương tự tiểu đường loại 1 nhưng phát triển chậm hơn, thường được chẩn đoán ở người trên 30 tuổi.
- Tiểu đường khởi phát ở tuổi trẻ (MODY): Còn gọi là tiểu đường đơn gen, do đột biến gen di truyền ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin. MODY chiếm khoảng 5% các ca tiểu đường và thường có tính di truyền trong gia đình.
- Tiểu đường sơ sinh: Là loại hiếm, xuất hiện trong sáu tháng đầu của trẻ sơ sinh. Khoảng một nửa trường hợp này kéo dài suốt đời (gọi là tiểu đường sơ sinh vĩnh viễn), còn lại có thể biến mất sau vài tháng nhưng có thể tái phát sau này (gọi là tiểu đường sơ sinh tạm thời).
- Tiểu đường không ổn định: Là dạng tiểu đường loại 1 nghiêm trọng, với các biến động đường huyết đột ngột và thường xuyên, có thể cần nhập viện. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể buộc phải cấy ghép tuyến tụy.
Nước mía là gì?
Nước mía là nước ép từ cây mía, thường có vị ngọt tự nhiên do hàm lượng đường cao. Đây là thức uống phổ biến ở nhiều nước, được ưa chuộng vì tính giải khát và hương vị độc đáo. Nước mía không phải là đường nguyên chất. Thành phần dinh dưỡng bao gồm khoảng 70 – 75% nước, 10 – 15% chất xơ và 13–15% đường ở dạng sucrose, tương tự như đường ăn. Mía là nguyên liệu chính của phần lớn lượng đường ăn trên thế giới.Hàm lượng đường trong nước mía
Mặc dù cung cấp một số chất dinh dưỡng, nước mía vẫn chứa nhiều đường và carbohydrate. Một cốc nước mía (248ml) có chứa những chất sau:- Calo: 184.
- Protein: 0 gram.
- Chất béo: 0 gram.
- Đường: 50 gram.
- Carbohydrate: 50 gram.
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Thành phần dinh dưỡng chính trong nước mía:- Đường: Đây là thành phần chính và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nước mía. Đường trong nước mía chủ yếu là sucrose, một loại đường đơn giản dễ hấp thu và làm tăng đường huyết nhanh chóng.
- Vitamin và khoáng chất: Nước mía chứa một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất như kali, canxi, magie. Tuy nhiên, hàm lượng này khá thấp so với các loại trái cây.
- Chất chống oxy hóa: Một số nghiên cứu cho thấy nước mía cũng chứa một lượng nhỏ chất chống oxy hóa có thể có lợi cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường uống nước mía được không?
Câu trả lời là KHÔNG. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa việc uống nước mía vì hàm lượng đường cao trong nước mía sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ thế, nước mía còn có nhiều calo, có thể gây tăng cân cho bệnh nhân nếu tiêu thụ nhiều, điều này cũng là một yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Mặc dù một số nghiên cứu trong ống nghiệm về chiết xuất từ mía cho thấy rằng chất chống oxy hóa polyphenol trong nước mía có thể kích thích các tế bào tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chỉ ở giai đoạn sơ bộ và không được khuyến khích cho những người bị tiểu đường. Nếu bạn thích đồ uống ngọt, hãy cân nhắc sử dụng trái cây tươi để tạo vị ngọt tự nhiên.Nước mía có hại cho người bị tiểu đường không?
Nước mía là loại thức uống chưa qua tinh chế, được ép trực tiếp từ cây mía. Mặc dù không hẳn nước mía có hại tuyệt đối cho người bị tiểu đường, nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề do hàm lượng đường tự nhiên trong mía rất cao. Cụ thể, nước mía có thể gây nên các vấn đề sau:- Tăng đường huyết nhanh chóng: Nước mía chứa nhiều sucrose, là loại đường dễ hấp thụ, làm đường huyết tăng đột biến sau khi uống. Đối với người bị tiểu đường, điều này có thể làm việc điều trị bệnh gặp khó khăn.
- Gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh: Việc kiểm soát lượng đường huyết là cực kỳ quan trọng để tránh biến chứng nghiêm trọng ở người tiểu đường, như các vấn đề về tim mạch, mắt, thận và thần kinh. Uống nước mía thường xuyên hoặc với lượng lớn có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các biến chứng này.
- Ảnh hưởng đến cân nặng: Nước mía chứa nhiều calo, do đó uống thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân. Tăng cân không chỉ làm tăng kháng insulin mà còn gây khó khăn hơn trong việc kiểm soát đường huyết.
Nước ép nào tốt cho người mắc bệnh tiểu đường?
Người mắc tiểu đường được khuyên nên ăn rau và trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị, có thể lựa chọn một số loại nước ép trái cây có chứa ít carbohydrate và đường dưới đây:- Nước ép bưởi giúp giảm cholesterol toàn phần, triglycerides và LDL trong máu, ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thực phẩm.
- Nước ép cam với chỉ số glycemic (GI) là 43, ít làm tăng lượng đường trong máu hơn so với các loại trái cây có GI cao. Nó chứa naringenin, giúp điều hòa đường huyết và tăng độ nhạy insulin.
- Nước ép táo giàu quercetin, bảo vệ thận và làm chậm tổn thương thận ở người mắc bệnh tiểu đường.
- Nước ép lê chứa anthocyanin, cải thiện độ nhạy insulin và khả năng hấp thụ glucose ở các mô.
- Nước ép lựu có nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng oxy hóa và hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2.
- Nước ép ổi giàu vitamin C, giúp giảm đường huyết lúc đói, triglycerides và cholesterol, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
- Nước ép cà chua chứa lycopene, giúp giảm đường huyết và tăng insulin, ngăn ngừa tổn thương oxy hóa.
- Nước ép quả mọng (như dâu tây, việt quất) có GI thấp, giúp làm chậm tiêu hóa carbohydrate và hấp thu glucose, đồng thời điều chỉnh sự giải phóng glucose và giảm kháng insulin.
- Ăn gì để tăng insulin? 15 loại thực phẩm tăng insulin dễ tìm
- Tiền tiểu đường là gì? 12 nguyên nhân gây bệnh tiền tiểu đường
- Các loại dầu ăn cho người tiểu đường tốt cho sức khoẻ nhất
- 4 loại nhiễm trùng tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/sugarcane-juice-diabetes
- Ngày tham khảo: 29/10/2024
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7104-diabetes
- Ngày tham khảo: 29/10/2024