Những điều bạn cần biết về Cholesterol trong máu

Cholesterol – từ mà chúng ta thường nghe nhắc đến trong các cuộc trò chuyện về sức khỏe. Nhưng thực sự, bạn đã hiểu đúng về nó chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về cholesterol là gì? Từ định nghĩa cơ bản đến những biến chứng có thể gặp phải khi mức cholesterol tăng cao trong máu, cùng với những phương pháp hiệu quả để kiểm soát và giảm lượng cholesterol trong máu.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo (lipid) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Gan là cơ quan chính sản xuất cholesterol, cung cấp đủ nhu cầu sử dụng cho cơ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng nạp thêm cholesterol từ thực phẩm hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt bò, sữa nguyên béo,…

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là dầu nhiệt đới (dầu dừa, dầu hạt cọ,…), có thể khiến gan sản xuất cholesterol vượt mức cần thiết. Chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong máu, di chuyển đến các khắp các cơ quan trong cơ thể, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

cholesterol là gì

Cholesterol máu 

Tham khảo thêm: Rối loạn lipid máu: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Cholesterol được chia thành hai loại chính dựa trên protein vận chuyển trong máu:

  • LDL (cholesterol xấu): LDL vận chuyển cholesterol từ gan đến các mô. Khi dư thừa, LDL tích tụ trong thành mạch, tạo mảng bám, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch.
  • HDL (cholesterol tốt): HDL vận chuyển cholesterol từ các mô về gan để đào thải. Mức HDL cao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mức Cholesterol bao nhiêu là bình thường?

Lipid máu được tính bằng miligam trên decilit (mg/dL). Dưới đây là thông tin chi tiết về mức lipid máu bình thường:

Tổng lượng cholesterol ở người lớn:

  • Bình thường: Dưới 200 mg/dL
  • Giới hạn cao: 200 – 239 mg/dL
  • Cao: ≥ 240 mg/dL

Phạm vi dành cho người lớn đối với Cholesterol LDL (xấu):

  • Tối ưu: Dưới 100 mg/dL (mục tiêu cho người bệnh tiểu đường hoặc tim mạch)
  • Gần tối ưu: 100 – 129 mg/dL
  • Giới hạn cao: 130 – 159 mg/dL
  • Cao: 160 – 189 mg/dL
  • Rất cao: ≥ 190 mg/dL

Cholesterol HDL (tốt):

  • Nên trên 40 mg/dL. Mức HDL càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp.
  • HDL từ 60 mg/dL trở lên được xem là mức bảo vệ khỏi bệnh tim mạch.

Phạm vi dành cho người lớn đối với chất béo trung tính:

  • Bình thường: Dưới 150 mg/dL
  • Giới hạn cao: 150 – 199 mg/dL
  • Cao: 200 – 499 mg/dL
  • Rất cao: ≥ 500 mg/dL

Có một số lưu ý sau:

  • Mức lipid máu bình thường có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
  • Bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố cá nhân để đưa ra mục tiêu lipid máu cụ thể cho mỗi người.
  • Việc theo dõi định kỳ lipid máu và tuân thủ các biện pháp điều trị (nếu cần thiết) là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của tình trạng Cholesterol cao

Cholesterol máu cao sẽ âm thầm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Gồm có: 

  • Xơ vữa động mạch: Cholesterol dư thừa tích tụ thành mảng bám, khiến động mạch hẹp lại, cản trở lưu thông máu, dẫn đến thiếu hụt oxy cho các cơ quan.
  • Tăng huyết áp: Do tắc nghẽn động mạch, tim phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu, dẫn đến tăng huyết áp, gây áp lực lên tim và mạch máu.
  • Đau tim, đột quỵ: Mảng bám bong tróc, di chuyển theo dòng máu, gây tắc nghẽn mạch máu não hoặc tim, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Sỏi mật: Cholesterol dư thừa trong gan có thể kết tinh thành sỏi mật, gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng gan.
  • Bệnh lý nguy hiểm khác: Cholesterol cao còn liên quan đến bệnh gout, rối loạn thần kinh, suy giảm chức năng thận, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh lý tim mạch khác.

Cholesterol cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Cholesterol cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Nguyên nhân dẫn đến Cholesterol máu tăng cao

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng cholesterol máu tăng cao, song, phổ biến nhất là:

  • Thừa cân, béo phì: Lượng mỡ thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cholesterol cao.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol, chất béo chuyển hóa, đồ chiên rán, thức ăn nhanh… là “kẻ thù” số 1 của tim mạch.
  • Lười vận động: Khi bạn ít vận động, lượng calo dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, tích tụ trong cơ thể và đẩy cao cholesterol.
  • Yếu tố giới tính và tuổi tác: Phụ nữ sau mãn kinh và người trung niên có nguy cơ cao bị cholesterol cao hơn.
  • Di truyền: Nếu bố mẹ bạn có tiền sử cholesterol cao, bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải vấn đề này.
  • Thói quen có hại: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga… là những tác nhân khiến cholesterol tăng vọt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng cholesterol.
  • Bệnh lý nền: Tiểu đường, huyết áp cao… cũng góp phần làm tăng cholesterol trong máu.

Phương pháp làm giảm lượng Cholesterol trong máu

Khi nghi ngờ cholesterol máu cao, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Dựa trên mức độ cholesterol và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng mỗi người.

Với trường hợp nặng, cần kiểm soát cholesterol trong máu sớm thì phương pháp điều trị thích hợp là dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống hàng ngày:

  • Thuốc Statin: Nhóm thuốc này giúp gan sản xuất ít cholesterol hơn, đồng thời hỗ trợ cơ thể tái hấp thu cholesterol lắng đọng thành mạch tốt hơn. Statin là lựa chọn hàng đầu cho điều trị cholesterol cao và các biến chứng mạch máu.
  • Resin kết nối acid mật: Thuốc này giúp hạ cholesterol gián tiếp bằng cách kết nối với acid mật, khiến gan sử dụng cholesterol nhiều hơn để sản xuất acid mật, từ đó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Loại thuốc này hạn chế quá trình hấp thu cholesterol từ thực phẩm vào máu, giúp giảm cholesterol hiệu quả. Ezetimibe là thuốc ức chế hấp thu thường được sử dụng kết hợp với Statin để tăng cường hiệu quả điều trị. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Vì thế, bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Ngoài ra vitamin E cũng là một trợ thủ đắc lực trong việc ngăn ngừa sự oxy hóa của cholesterol xấu đồng thời tăng cường cholesterol tốt. Bổ sung vitamin E an toàn với ENAT.

Kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp quản lý lượng cholesterol trong máu

Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp quản lý lượng cholesterol trong máu

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế chất béo động vật, ưu tiên sử dụng chất béo thực vật với lượng vừa phải. Hạn chế muối, tăng cường rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế uống rượu bia.
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.

Tham khảo thêm: ‘Dĩa ăn và bàn tay’: Bí quyết kiểm soát đường huyết

Hiểu được nhu cầu của người bệnh, DiaB đã xây dựng chương trình “Thay đổi lối sống” với mục tiêu hỗ trợ người cholesterol cao, người tiểu đường,… xây dựng lối sống khoa học, tự tin “sống khỏe” chỉ sau 12 tuần. 

Tham gia chương trình của DiaB, bạn sẽ nhận được:

  • Hướng dẫn cá nhân hóa từ chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ.
  • Thực đơn mẫu đa dạng, phù hợp với khẩu vị và sở thích.
  • Hỗ trợ theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng định kỳ.
  • Cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, tạo động lực để “sống khỏe” mỗi ngày.

Tham gia ngay tại ĐÂY.

Cholesterol có vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng việc kiểm soát mức độ là cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc cholesterol là gì và biết cách điều chỉnh lượng cholesterol trong máu để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: 

https://www.cdc.gov/cholesterol/index.htm

https://www.cdc.gov/nchs/fastats/cholesterol.htm

https://www.cdc.gov/cholesterol/facts.htm

Contact Me on Zalo