Những điều cần biết về tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng sức khỏe phổ biến nhưng nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ và suy thận. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp để giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt.

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp và máu lưu thông, được đo bằng mmHg.

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên thành mạch cao hơn bình thường, với chỉ số đo được bằng hoặc vượt mức 140/90 mmHg (so với mức bình thường dưới 120/80 mmHg).

AD 4nXc779d9ac NT jAy0A82CRTBPpylPWseTUPfjFNu3NvB5GgqktmLEFqXOArALXAieo3Ky9KSxxv k8rOoUUkpWd9ucb2E tDuqcvsHcbXTJERZnA8A0xyVLQjaOJl3cuBQexWpZYZ1STslzmfjTc4K8mFGm?key=HAD2 GBR3ZuPsjt 2EdzaA

Chỉ số đo được bằng hoặc vượt mức 140/90 mmHg gọi là cao huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý rất phổ biến, tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao và trẻ hóa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện đã có khoảng 1,5 tỉ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp và mỗi năm có khoảng 9,4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Tại Việt Nam, có khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp, cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp (Số liệu cập nhật vào ngày 22/5/2024).

Nhiều người bị cao huyết áp không nhận thấy triệu chứng, khiến bệnh tiến triển âm thầm và gây biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại hệ lụy nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân tăng huyết áp

Đa phần bệnh thường gặp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát); khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn): Chiếm khoảng 90% trường hợp tăng huyết áp.

Thường không xác định được nguyên nhân cụ thể. Bệnh có tính gia đình, nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng này, đặc biệt khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, một số yếu tố khác tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như: 

  • Chế độ ăn uống nhiều muối, thiếu kali.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Ít vận động.
  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Căng thẳng, stress.

Tăng huyết áp thứ phát: Chiếm khoảng 10% trường hợp tăng huyết áp.

Khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi. Các nguyên nhân phổ biến là:

  • Bệnh lý về thận: Viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mãn tính, hẹp động mạch thận,…
  • Bệnh lý tuyến thượng thận: U tuyến thượng thận.
  • Rối loạn nội tiết: Cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing,…
  • Sử dụng một số loại thuốc: Corticoides, thuốc kháng viêm, giảm đau, hormone thay thế, thuốc tránh thai,…
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Hẹp eo động mạch chủ: Gặp ở trẻ em và người trẻ.

Tham khảo thêm: Top 5 nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột cần lưu ý ngay!

3. Triệu chứng tăng huyết áp

Nhiều người bị tăng huyết áp không hề có triệu chứng rõ ràng, điều này khiến bệnh tiến triển thầm lặng. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Đau đầu: Đặc biệt là ở vùng sau gáy.
  • Chóng mặt và mệt mỏi: Cảm giác choáng váng và kiệt sức.
  • Khó thở: Cảm thấy khó khăn khi hít thở sâu.
  • Đau ngực: Cảm giác căng thẳng hoặc đau nhói ở ngực.
  • Mờ mắt: Rối loạn thị lực do áp lực máu cao.
Khó thở là một triệu chứng của tình trạng tăng huyết áp

Khó thở là một triệu chứng của tình trạng tăng huyết áp

Khoảng 1/3 trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện khi tình cờ đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi đã xuất hiện các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng người lớn trên 50 tuổi nên thực hiện khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ, bởi huyết áp có xu hướng tăng theo độ tuổi.

Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp đo được ≥ 180/120 mmHg kèm theo các triệu chứng như co giật, lờ đờ, nhìn mờ, nôn mửa, hôn mê, khó thở, đau tức ngực dữ dội. Khi gặp những dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

4. Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

Biến chứng tim mạch:

  • Nhồi máu cơ tim: Do thiếu máu cơ tim cấp, dẫn đến tổn thương hoặc hoại tử cơ tim, có thể gây tử vong.
  • Suy tim mất bù: Tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, khó thở, phù nề,…
  • Rung nhĩ: Rối loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ.
AD 4nXdxtDbYr TEtI65kACASkNOq blUwkoexngDxNBawuaYCgv3b O94c8NHOHRE3f4keTN4vNxtEIIYjkqA9L7yk4ppjeYlMepDOfP4Lr4ydiAhgN3OCzqvlxEEcne9KceZxZz1ugFmsVV5xqbhAAiYk4pHYm?key=HAD2 GBR3ZuPsjt 2EdzaA

Biến chứng nhồi máu cơ tim ở người cao huyết áp

Biến chứng não bộ:

  • Đột quỵ: Tắc hoặc chảy máu mạch máu não, gây tổn thương não bộ, dẫn đến liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ,…
  • Suy giảm trí nhớ: Do tổn thương mạch máu não, ảnh hưởng đến lưu thông máu lên não.

Biến chứng thận: Suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận (ghép thận hoặc chạy thận định kỳ)

Biến chứng mắt: Do tăng áp lực máu, gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Biến chứng mạch máu ngoại biên: Xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch, dẫn đến đau chân khi đi lại, loét, hoại tử, thậm chí phải cắt chi.

Rối loạn cương dương: Thường gặp ở nam giới, đặc biệt khi kèm theo đái tháo đường, hút thuốc lá.

5. Giải pháp phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, phòng ngừa tăng huyết áp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những bí quyết vàng giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này:

  • Thay đổi lối sống, duy trì lối sống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Ưu tiên thực phẩm ít muối, natri. Bổ sung kali từ chuối, khoai lang, rau bina,… Hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,… Duy trì vận động thể lực, chơi thể thao.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì. Duy trì cân nặng lý tưởng bằng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích: Hạn chế hoặc cai rượu bia hoàn toàn, tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.
  • Quản lý căng thẳng: Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan. Áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền,…
  • Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn.
AD 4nXfKpRRe0btyQ tX RwyDY3uIf5W31VhCLwhc0JKLAhEenVYKckokKcOMckk12hP98LH8yA8Q7x8iTXun44agLxSS FgCogIGGKQtLl5J ENDpM43BCIWkWV0dd Ke YNDiibiU1gu3ZCYlRY2Rdic4mIlmb?key=HAD2 GBR3ZuPsjt 2EdzaA

Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp

Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người tăng huyết áp

6. Những đối tượng có nguy cơ tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể gặp ở mọi đối tượng nam và nữ, nhưng một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, bạn cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe và kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác.

Người lạm dụng rượu bia: Uống nhiều rượu bia vượt quá mức cho phép (khuyến cáo: nam giới dưới 2 ly/ngày, nữ giới dưới 1 ly/ngày) là nguyên nhân trực tiếp khiến huyết áp tăng cao. Rượu bia ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm tăng nhịp tim và co thắt mạch máu, dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định.

Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng huyết áp. Chất nicotine trong thuốc lá có tác dụng kích thích hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim và co thắt mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp gấp 2,5 lần so với người không hút thuốc.

AD 4nXfROi mIHiXP01A0w4e458VetWwyOdYkJV6ZGr4VTMYBQFvtxEqMJla67FIxzFvpwJwXI0oYYZfbtMChAoYB13LmR3jWiv4q4rV5RHg0DGQEMc e5yQYXKPpQxiNHe51dzOf49UAeXFdEutdK3I4t9i8Kw?key=HAD2 GBR3ZuPsjt 2EdzaA

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp

Người ít vận động: Lối sống ít vận động khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa, dẫn đến béo phì, tăng áp lực lên tim và hệ mạch, từ đó gây tăng huyết áp. Ít vận động còn khiến lưu thông máu kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn nhiều muối, chất béo bão hòa, cholesterol và thiếu kali là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và gây tăng huyết áp. Ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người thừa cân, béo phì: Khi thừa cân, béo phì, cơ thể cần nhiều máu lưu thông hơn để cung cấp oxy và dinh dưỡng cho các mô, dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch máu và gây tăng huyết áp. Lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến chức năng tim và hệ mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể được kiểm soát và phòng ngừa bằng các biện pháp đúng đắn. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp phòng ngừa tăng huyết áp là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy luôn duy trì một lối sống lành mạnh và thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt huyết áp của mình.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Contact Me on Zalo