Hạ đường huyết là một tình trạng cấp cứu nội khoa nguy hiểm mức độ có thể từ nhẹ đến nặng, thường liên quan đến những bệnh nhân bị tiểu đường đang dùng insulin hoặc các thuốc kiểm soát đường huyết khác. Người có triệu chứng hạ đường huyết hoặc người có tiền căn đái tháo đường bị hạ đường huyết nặng cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng. Cùng Docosan tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ xuống thấp hơn mức bình thường hay nói cách khác là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong máu. Tình trạng nặng được xem là một ca cấp cứu nội khoa nguy hiểm cần được xử lý kịp thời để phòng tránh biến chứng.
Đối với nhiều người, đường huyết lúc đói là 70 miligam mỗi decilit (mg/dL) hoặc 3,9 milimol mỗi lít (mmol/L), nếu thấp hơn sẽ là một cảnh báo về tình trạng hạ đường huyết. Mỗi người sẽ có một chỉ số đường huyết khác nhau, nhưng đây là chỉ số chung của người Việt Nam.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu giảm xuống tới mức quá thấp do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu một trong các bước của quá trình điều hòa đường huyết gặp trục trặc sẽ có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc bị tác động bởi nhiều yếu tố khác. Chúng ta tạm chia nguyên nhân hạ đường huyết ra làm 2 nhóm chính:
- Nguyên nhân liên quan tới bệnh tiểu đường: nếu người bệnh bị tiểu đường, họ có thể không tạo ra đủ insulin (bệnh tiểu đường loại 1) hoặc có thể kém phản ứng với insulin (bệnh tiểu đường loại 2).
Ở người bệnh tiểu đường, glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt mức cao gây nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, ta có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu. Nhưng quá liều insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, gây hạ đường huyết.
Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu chúng ta ăn ít hơn bình thường sau khi uống thuốc tiểu đường, hoặc nếu tập thể dục nhiều hơn bình thường.
- Các nguyên nhân có thể xảy ra không liên quan tới bệnh tiểu đường: hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn nhiều. Nguyên nhân có thể bao gồm những điều sau:
- Thuốc men: vô tình uống phải thuốc tiểu đường của người khác là nguyên nhân có thể gây đường huyết thấp. Ngoài ra còn có các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết như qualaquin (thuốc điều trị sốt rét), các loại thuốc điều trị suy thận,…
- Uống rượu quá mức: uống nhiều mà không ăn có thể ngăn gan giải phóng glucose dự trữ vào máu, gây hạ đường huyết.
- Một số tình trạng bệnh lý: các bệnh gan nghiêm trọng như viêm gan nặng hoặc xơ gan có thể gây đường huyết thấp. Suy thận, có thể khiến cơ thể bạn không bài tiết thuốc đúng cách, từ đó ảnh hưởng đến mức đường huyết do sự tích tụ của các loại thuốc.
- Tình trạng đói trong thời gian dài: có thể xảy ra trong chứng rối loạn ăn uống, biếng ăn tâm thần, dẫn đến có quá ít chất mà cơ thể cần để tạo ra glucose.
- Sản xuất thừa insulin: một khối u hiếm gặp của tuyến tụy (insulinoma) có thể khiến bạn sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết.
- Sự thiếu hụt hormone: trẻ có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng.
- Hạ đường huyết sau bữa ăn: tình trạng này thường xảy ra khi bạn chưa ăn, nhưng đôi khi các triệu chứng hạ đường huyết lại xảy ra sau một số bữa ăn có nhiều đường vì khi đó cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn mức bạn cần.
Loại hạ đường huyết này, được gọi là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau ăn, có thể xảy ra ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Triệu chứng hạ đường huyết
Nếu lượng đường trong máu trở nên quá thấp, các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp bao gồm:
- Nhịp tim thay đổi: không đều hoặc nhanh hơn mức bình thường.
- Mệt mỏi.
- Da nhợt nhạt.
- Run rẩy, đổ mồ hôi.
- Tâm trạng lo lắng hồi hộp.
- Cảm giác đói bụng
- Cáu gắt
- Ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má
Khi nào người bị hạ dường huyết cần cấp cứu?
Khi tình trạng hạ đường huyết trở nên trầm trọng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Nhìn mờ.
- Co giật.
- Lú lẫn, có hành vi bất thường.
- Hôn mê, mất ý thức.
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Các bác sĩ theo dõi điều trị bệnh nhân hạ đường huyết
Khi phát hiện bản thân thường xuyên bị hạ đường huyết, tốt nhất bạn nên nhờ một bác sĩ chuyên khoa nội tiết theo dõi và điều trị lâu dài, Docosan gợi ý các bác sĩ sau có thể điều trị cho bạn:
- BSCKII Hà Thị Kim Hồng – Q. Bình Tân
- ThS BS Võ Tuấn Khoa – Q. 10
- BSCKII Phạm Xuân Hậu – Q. Bình Thạnh
Điều trị hạ đường huyết
Xử trí cấp cứu ban đầu rất quan trọng, chúng ta có thể xử trí tại nhà theo các bước sau đối với các trường hợp hạ đường huyết đột ngột:
- Xác định ngay tình trạng hạ đường huyết qua các dấu hiệu và triệu chứng trên. Đặc biệt nên nghĩ đến hạ đường huyết nếu như trước đó bệnh nhân nhịn đói, làm việc thời gian dài, có bệnh tiểu đường từ trước.
- Ngừng ngay các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin mà người bệnh đang dùng để điều trị đái tháo đường.
- Ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính: Khi người bệnh có dấu hiệu tốt hơn sau khi bổ sung đường thì có thể ăn một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính để giúp ổn định nó và bổ sung lượng glycogen dự trữ của cơ thể.
- Bổ sung 15 đến 20 gam carbohydrate hấp thu nhanh. Đây là những thực phẩm có đường mà không có protein hoặc chất béo dễ chuyển hóa thành đường trong cơ thể. Thử dùng thuốc viên hoặc gel glucose, nước hoa quả, nước ngọt thông thường, mật ong và kẹo có đường.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân bất tỉnh không cố ý cho bệnh nhân ăn bất cứ thứ gì.
Đối với các trường hợp hạ đường huyết nặng, người bệnh hôn mê hoặc sau khi bổ sung đường qua các cách trên mà tình trạng vẫn chưa cải thiện cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:
- Truyền glucose: bằng đường tĩnh mạch trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết nặng, không tỉnh táo , không ăn uống bằng miệng được. Giữ đường truyền để duy trì đường huyết cho đến khi lượng đường trong máu đạt đến mức ổn định.
- Tiêm glucagon: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da đối với những bệnh nhân không thể ăn được hoặc chưa thể đặt đường truyền tĩnh mạch ngay được.
- Kiểm tra đường huyết mỗi 4 giờ.
Sau khi tình trạng của người bệnh ổn định, bác sĩ cần tìm nguyên nhân của tình trạng hạ đường huyết để có hướng xử trí phù hợp, tránh việc hạ đường huyết tái đi tái lại nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Kết luận
Hạ đường huyết là một tình trạng cấp cứu nội khoa, cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng đem lại cho người bệnh. Mọi người cần hiểu hơn về căn bệnh này để có cách xử trí phù hợp cho cá nhân cũng như người thân của mình nếu gặp phải.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về hạ đường huyết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm DIAVIT. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.
Hypoglycemia – Mayo Clinic