Người tiểu đường đo đường huyết bao nhiêu lần/ngày?

Bệnh nhân cần biết cách đo đường huyết tại nhà nhằm kiểm soát tốt bệnh và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Người tiểu đường đo đường huyết bao nhiêu lần/ngày?

Người bệnh tự đo đường huyết thường xuyên tại nhà để điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, giúp duy trì mức glucose ổn định trong máu. Việc này giúp ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường như tổn thương mắt, tim, thận, thần kinh và nguy cơ hôn mê đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (GI) , là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ đường trong máu, được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục biến động theo thời gian và ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nói cách khác, GI cho biết mức độ gia tăng đường huyết sau khi tiêu thụ một loại thực phẩm cụ thể. 

Đường huyết là nồng độ đường glucose trong máu của một người

Đường huyết là nồng độ đường glucose trong máu của một người

Điều quan trọng là duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu. Nếu nồng độ đường luôn cao, có thể gây ra bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan đến nhiều cơ quan, đặc biệt là thận và mạch máu.

Chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại bao gồm

  • Đường huyết lúc đói
  • Đường huyết lúc ăn
  • Đường huyết sau ăn
  • HbA1c

Tham khảo thêm: 4 chỉ số người đái tháo đường cần lưu ý ngoài chỉ số đường huyết. 

Ai cần đo đường huyết tại nhà?

Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, bạn cần thường xuyên thực hiện việc đo đường huyết tại nhà:

  • Người bệnh tiểu đường: Đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Người nghi ngờ bị tiểu đường: Có các triệu chứng của bệnh tiểu đường khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không lý do, mệt mỏi,…
  • Có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao như: tiền sử gia đình mắc bệnh, béo phì, ít vận động,…
  • Người có ceton do lượng đường trong máu cao
  • Người có biến chứng do đái tháo đường như: bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh võng mạc,…
Người bị tiểu đường type 2 nên thực hiện theo dõi đo đường huyết tại nhà

Người bị tiểu đường type 2 nên thực hiện theo dõi đo đường huyết tại nhà

Tại sao nên đo đường huyết tại nhà

Việc đo đường huyết tại nhà mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người bệnh tiểu đường không chỉ phòng ngừa tốt các biến chứng do đái tháo đường mà còn xử lý kịp thời các tình huyết khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra. 

Các lợi ích của việc đo đường huyết tại nhà bao gồm:

  • Theo dõi và kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Người bệnh biết được mức độ đường huyết của bản thân ở từng thời điểm, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc phù hợp để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Nâng cao hiệu quả điều trị: Cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác về tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân, giúp bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
  • Phòng ngừa biến chứng: Duy trì lượng đường huyết ổn định giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Tập thể dục và thức ăn đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Người bệnh có cần thay đổi món ăn hay duy trì chế độ ăn như cũ.

Tham khảo thêm: Nguyên tắc vận động cho người tiểu đường để kiểm soát đường huyết tốt.

Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết

Người bệnh nên thực hiện đầy đủ các bước sau để sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đúng cách:

  • Chuẩn bị: kim lấy máu và bút lấy máu, que thử đường huyết, máy đo đường huyết.
  • Rửa sạch tay và lau khô.
  • Lắp kim vào bút lấy máu để sẵn sàng cho việc lấy máu.
  • Lắp một que thử mới vào máy đo đường huyết.
  • Dùng bút lấy máu ấn vào đầu ngón tay để lấy máu.
  • Cẩn thận đặt giọt máu lên que thừ và chờ kết quả.
  • Ghi nhận và lưu lại kết quả.
Các bước đo đường huyết tại nhà

Các bước đo đường huyết tại nhà

Chỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường so với người khỏe mạnh

Chỉ số đường huyết mao mạch bình thường ở từng nhóm người cụ thể như sau:

  1. Người khỏe mạnh
  • Trước khi ăn: Dưới 5,5 mmol/L (khoảng dưới 100 mg/dL)
  • Sau ăn 1 – 2 giờ: Dưới 7,7 mmol/L (khoảng dưới 140 mg/dL)
  1. Phụ nữ có thai
  • Trước khi ăn: Dưới 5,3 mmol/L (khoảng dưới 95 mg/dL)
  • 1 giờ sau ăn: Dưới hoặc bằng 7,8 mmol/L (khoảng dưới 140 mg/dL)
  • 2 giờ sau ăn: Dưới hoặc bằng 6,7 mmol/L (khoảng dưới 120 mg/dL)
  1. Người bệnh tiểu đường
  • Nhịn ăn sau 8 tiếng:
  • Trên 7mmol/L (khoảng trên 126 mg/dL): Cần theo dõi thêm.
  • Nếu chỉ số đường huyết ở những lần đo liên tục tiếp theo xuống dưới 6,1 mmol/L (khoảng dưới 110 mg/dL), người bệnh cần thăm khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường.
  • 2 giờ sau ăn: Dưới 10 mmol/L (khoảng dưới 180 mg/dL)
  • Lúc đói:
  • Từ 6,1 – 7 mmol/L (khoảng từ 110 – 126 mg/dL): Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và theo dõi sát.
  • Trên 7mmol/L (khoảng trên 126mg/dL): Cần can thiệp y tế.
nên ghi lại kết quả đo đường huyết cùng thời điểm đo để theo dõi thuận lợi

Bệnh nhân nên ghi lại kết quả đo đường huyết cùng thời điểm đo để theo dõi thuận lợi

Lưu ý: 

  • Mức đường huyết mao mạch bình thường có thể dao động nhẹ tùy thuộc vào phương pháp đo, máy đo, thời điểm đo và các yếu tố khác.
  • Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kết quả chính xác và phù hợp nhất.

Tần suất đo đường huyết tại nhà đối với bệnh nhân đái tháo đường

Tần suất và thời điểm đo đường huyết tại nhà nên được cá nhân hóa tùy vào từng người bệnh và theo lời khuyên của bác sĩ. 

  • Đối với người bệnh tiểu đường loại 1: Nên thử tiểu đường ít nhất 3 lần mỗi ngày để đảm bảo theo dõi chặt chẽ mức độ đường trong máu và điều chỉnh chế độ ăn uống và insulin nếu cần.
  • Đối với người bệnh tiểu đường loại 2: Khuyến nghị kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa ăn 1-2 giờ. Ngoài ra, cần kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ và khi có nghi ngờ về việc có hạ đường huyết.
  • Người có tiền tiểu đường hoặc có nghi ngờ về các triệu chứng của bệnh tiểu đường: Nên thực hiện kiểm tra đường huyết tại nhà để đánh giá rủi ro và sớm phát hiện bất kỳ biến động không bình thường nào.
Bệnh nhân tiểu đường type 1 nên thực hiện đo đường huyết 3 lần/ngày

Bệnh nhân tiểu đường type 1 nên thực hiện đo đường huyết 3 lần/ngày

Lưu ý khi đo đường huyết tại nhà

Để kết quả kiểm tra đường máu tại nhà an toàn và chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi đường huyết, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy đo trước khi sử dụng: để hiểu rõ cách thức sử dụng máy đo đúng cách và đảm bảo kết quả chính xác.
  • Rửa tay và lau khô, khử trùng vùng da trước khi lấy mẫu máu: giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bụi bẩn từ tay hoặc da gây nhiễm trùng khi lấy mẫu máu
  • Rửa dụng cụ và xử lý mẫu máu đúng quy trình, an toàn và hợp vệ sinh.
  • Ghi lại kết quả kiểm tra đường huyết cùng với thời điểm kiểm tra.
  • Bảo quản máy đo và que thử đường huyết đúng chỉ dẫn.

Tham khảo thêm: 5 giải pháp giúp kiểm soát tốt trong mùa nắng nóng.

Máy đo đường huyết –  Accu-Chek® Instant

Việc theo dõi đường huyết tại nhà sẽ dễ dàng hơn với máy đo đường huyết Accu Chek® Instant.Máy đo đường huyết Accu-Chek Instant kết nối Bluetooth có nhiều ưu điểm, dễ dàng sử dụng, phù hợp với người cao tuổi, mang đến một giải pháp thông minh vượt trội giúp việc kiểm tra đường huyết tại nhà trở nên dễ dàng hơn.

Máy đo đường huyết Accu Chek® Instant

Máy đo đường huyết Accu Chek® Instant

Với các tính năng nổi bật như:

  •  Độ chính xác cao
  • Tích hợp Bluetooth
  • Hạn chế đau khi lấy máu
  • Dễ sử dụng
  • Dễ dàng đọc kết quả nhờ màn hình LCD rộng
  • Dễ dàng xác định ngưỡng đường huyết của mình nhờ dải màu sắc chỉ thị khoảng đường huyết trên màn hình
  • Nhận ngay kết quả kiểm tra trong thời gian ít hơn 4 giây
  • Bộ nhớ lớn
  • Dễ dàng loại bỏ que thử đảm bảo hợp vệ sinh nhờ nút đẩy que

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/diabetes/how-test-blood-glucose

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317224#how-to-test-for-diabetes-at-home

https://www.healthline.com/health/diabetes/home-tests

DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người đái tháo đường. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.